Vì sao không chất vấn Công an, Thanh tra Chính phủ dù tham
nhũng đang rất nóng?
Cập nhật lúc 14:51
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã
thông báo chính thức 4 nhóm vấn đề được chọn chất
vấn, bao gồm: giao thông vận tải, giáo dục - đào tạo, tài
nguyên - môi trường và lao động - thương binh - xã hội.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời báo
chí trưa 28.5. ẢNH V.H
Trưa nay 28.5, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã có cuộc
trao đổi ngắn với báo chí về nội dung chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp
này.
Theo đó, trong tổng số 473 phiếu lấy ý kiến thu về, số phiếu lựa
chọn của các đại biểu cho các lĩnh vực lần lượt là: giao thông vận tải 93,23%; tài
nguyên - môi trường 89,2%; giáo dục - đào tạo 85,84%; lao động - thương binh
- xã hội 68,29%.
Như Thanh
Niên đã đưa tin, theo đề
xuất ban đầu, Chủ tịch UBND 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh cũng sẽ giải trình thêm về vấn đề giao thông vận tải, đặc biệt là việc
đầu tư và quản lý các dự án BOT; Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai giải trình thêm
về nhóm vấn đề liên quan đến đất đai, nhưng tại cuộc trao đổi hôm nay, ông
Nguyễn Hạnh Phúc cho biết “Quốc hội không mời các chủ tịch ủy ban, vì Quốc
hội chỉ chất vấn các thành viên Chính phủ”.
Lý giải nguyên nhân thay đổi này, trong khi các địa phương hiện
nổi lên rất nhiều bức xúc liên quan đến quản lý đất đai, ông Nguyễn Hạnh Phúc
cho biết, chủ tịch UBND sẽ trả lời chất vấn trước HĐND địa phương.
“Hiện giờ chúng ta thấy 95% nguyên nhân khiếu kiện là về vấn đề
đất đai, có 27 tỉnh nổi lên vấn đề này, nếu chúng ta mời 27 địa phương về để
chất vấn thì khó. Chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ nội dung này, từ trước đến nay
chưa bao giờ Quốc hội mời chủ tịch UBND tỉnh giải trình cả”, ông Phúc giải
thích thêm.
Thông tin thêm về việc trả lời chất vấn của Thủ tướng, ông Nguyễn
Hạnh Phúc cho biết, vào ngày 6.6, theo lịch trình chất vấn, chắc chắn Thủ
tướng sẽ không có mặt, do bận dự Hội nghị G7, nên sẽ ủy quyền cho một Phó thủ
tướng như thông lệ. Tuy nhiên, hiện Văn phòng Quốc hội chưa nhận được văn bản
nào của Chính phủ về việc phân công ai trả lời.
Lý giải việc vòng xin ý kiến rộng rãi đại biểu đã không còn nội
dung chất vấn lãnh đạo Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ, trong khi
vấn đề phòng, chống tham nhũng đang rất nóng bỏng, Tổng thư ký Quốc
hội cho biết, đây là kết quả xin ý kiến Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của
Quốc hội.
“Ý kiến của các thành viên Thường vụ Quốc hội cũng khác nhau, và
qua tổng hợp trên cơ sở đảm bảo dân chủ, lựa chọn từ cao xuống thấp, 5 nhóm
đã không còn thanh tra Chính phủ và công an nữa”, Tổng thư ký lý giải.
Trả lời về việc Thường vụ Quốc hội đã chọn trước 5 nhóm vấn đề có
hạn chế quyền tự do lựa chọn của các đại biểu hay không, ông Phúc cho biết,
phiếu xin ý kiến bao giờ cũng có nội dung “Ý kiến khác...” để các đại biểu tự
đề xuất vấn đề mình quan tâm, nhưng qua tổng hợp thấy ý kiến rất tản mát,
không tập trung vào vấn đề nào.
Về việc các thành viên Chính phủ đã trả lời chất vấn nhưng vẫn
không giải quyết các vấn đề tồn tại thì Quốc hội có giải pháp gì không, Tổng
thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đến kỳ họp thứ 6 vào cuối năm nay
sẽ có chất vấn tất cả các thành viện Chính phủ, lúc đó họ sẽ có trách nhiệm
trả lời tất cả các nội dung ghi trong nghị quyết chất vấn và trả lời chất
vấn, cái gì làm được, cái gì chưa làm được, và nguyên nhân vì sao?
Đây cũng là lần đầu tiên Quốc hội đổi mới chất vấn, thực hiện quy
định trả lời chất vấn ngay, sau khi được thí điểm tại Thường vụ Quốc
hội.
(Theo Thanh Niên) Vũ Hân
|
Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét