Vụ Nguyễn Khắc Thủy dâm ô trẻ em: Cần
bãi bỏ những tình tiết giảm nhẹ vô lý
Cập
nhật lúc 14:21
Diễn
biến mới vụ Nguyễn Khắc Thủy dâm ô trẻ em được hưởng án treo, TAND cấp cao
tại TP.HCM đã ký quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án hình sự
phúc thẩm dành cho bị cáo này, đề nghị đình
chỉ chủ tọa phiên tòa và yêu
cầu các thẩm phán giải trình.
Bị cáo Nguyễn Khắc Thủy tại phiên tòa phúc thẩm
Kháng nghị giám đốc thẩm nêu rõ bản án mà TAND tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu xử Nguyễn
Khắc Thủy dâm ô trẻ em chưa
nghiêm minh, chưa đúng tính chất và mức độ, hành vi phạm tội gây phản ứng dư
luận.
Dư luận đánh giá cao động thái kịp
thời, quyết liệt của cơ quan tư pháp đối với một phiên tòa mà bản án dành cho
bị cáo từng là cán bộ có chức có quyền áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ, bị
cáo được hưởng mức án nhẹ dưới khung. Dẫn đến nhiều ý kiến cho rằng hội đồng
xét xử có mờ ám, khuất tất, nương nhẹ với tội phạm. Đây là hệ lụy không thể
xem thường, có thể làm cho người dân mất niềm tin vào cơ quan tư pháp.
Nhận định về các tình tiết giảm nhẹ tòa
phúc thẩm áp dụng đối với bị cáo Nguyễn Khắc Thủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp
Quốc hội Lê Thị Nga nói: "Chúng tôi đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao,
Chánh án TAND tối cao xem xét lại để có hướng xử lý thoả đáng. Tại sao tình
tiết giảm nhẹ lại lý giải rằng bị cáo đã từng là cán bộ ngân hàng, là đảng
viên, như vậy là không đúng".
Nhiều ý kiến đồng tình với bà Lê Thị
Nga, cho rằng không thể áp dụng tình tiết giảm nhẹ “từng là đảng viên, cán bộ
ngân hàng” đối với bị cáo Nguyễn Khắc Thủy, bởi không liên quan đến động cơ,
tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội. Mặt khác, nếu xem xét, đúng
ra đó là những tình tiết tăng nặng.
Bởi vì người đã có trình độ, được đào
tạo bài bản, làm việc trong môi trường nhà nước thì ý thức tuân thủ pháp luật
phải cao, mà vẫn phạm tội nghĩa là cố ý, bất chấp, vì vậy cần tăng mức hình
phạt để răn đe.
Khoản 1, Điều 16 Hiến pháp Việt Nam
2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Vì vậy, trong thực
tiễn thi hành luật hình sự, nếu chúng ta áp dụng nhiều biện pháp giảm nhẹ
liên quan đến quá trình công tác, thành tích, quan hệ thân nhân…thì rất nhiều
cán bộ công chức, viên chức…được hưởng. Trong khi đây là nhóm đối tượng có sự
hiểu biết về pháp luật, thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục.
Còn người dân, những người làm việc tự
do, hiểu biết và nhận thức về pháp luật thấp hơn, lại phải đối mặt với những
mức trừng phạt nặng nề, do không có các tình tiết giảm nhẹ như cán bộ, viên
chức.
Từ thực tế trên, thiết nghĩ cơ quan lập
pháp cần rà soát, bổ sung quy định về áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trong
xét xử vụ án hình sự, tránh vận dụng tùy tiện, tiêu cực, cố ý làm trái.
|
Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét