Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Trung Quốc trong vòng vây của láng giềng gần


Cập nhật lúc 08:33    

Trung Quốc luôn hô hào về sự nổi lên hòa bình của mình trong suốt một thập kỷ qua, và họ đã cố gắng thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng họ là một nước lớn có trách nhiệm và tuân thủ luật pháp.
Đáng ngạc nhiên là Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người thường được xem là một lãnh đạo mang thiên hướng dân tộc chủ nghĩa, đã đưa ra một ví dụ đáng khích lệ về việc một nước lớn nên phản ứng thế nào trước một kết quả bất lợi cho mình trước một nước láng giềng nhỏ hơn tại tòa trọng tài của UNCLOS.
Bất chấp thực tế là các yêu sách của Ấn Độ chống lại Bangladesh về quyền tài phán tại vịnh Bengal đã không được chứng minh là chính đáng, ông Modi vẫn bình tĩnh chấp nhận phán quyết tháng 7/2014 thay vì kích động các cuộc biểu tình bài ngoại trong dân chúng chống lại những cái mà họ cho là bất công ấy. Ông Modi nhấn mạnh rằng bằng cách đặt các vấn đề mang tính chia rẽ ra phía sau các bên tranh chấp, tòa trọng tài đã thiết lập nền tảng cho sự hợp tác trong tương lai.
Những “người chơi” khác tại Biển Đông nên noi gương Philippines và đưa các tranh chấp ra tòa UNCLOS, không chỉ chống lại Trung Quốc mà chống lại nước khác nếu cần, để khuyến khích và hình thành các cuộc thương lượng thành công. Sau khi đe dọa kiện Trung Quốc trong một vài trường hợp, Việt Nam đã quyết định rằng việc chờ kết quả vụ kiện của Philippines sẽ an toàn hơn về đối sách. Các sự kiện gần đây cho thấy có thể Malaysia và thậm chí Indonesia cũng có ý định giải quyết tranh chấp bằng tòa UNCLOS nếu có thông tin rằng Trung Quốc tiếp tục khiêu khích.
Lựa chọn của Nhật Bản là đáng chờ đợi nhất. Nếu phán quyết của tòa không chấp nhận “đường 9 đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông, thì Nhật Bản, với vai trò là một thành viên UNCLOS ủng hộ tự do hàng hải, có thể khởi kiện chống Trung Quốc tại Biển Đông. Điều này đúng ngay cả khi Nhật Bản không phải là một nước ven biển ở Biển Đông.
Biển Đông, Trung Quốc tham vọng bá quyền, cưỡng chiếm Biển Đông, Phillipnes kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
Các chuyên gia từ nhiều nước đưa ra các khuyến nghị với ASEAN trong bối cảnh Mỹ - Trung cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực. Ảnh: vnexpress
Nhưng cũng như các nước bị ảnh hưởng khác, Nhật Bản cũng đang thận trọng chờ phán quyết của tòa trong vụ kiện của Philippines. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Shinzo Abe gần đây tuyên bố nếu các cuộc đàm phán của Tokyo với Trung Quốc về các vấn đề biển tại biển Hoa Đông tiếp tục không đi đến đâu, thì Nhật Bản sẽ cân nhắc dùng đến quyết định của bên thứ ba.
Việc xét xử vụ kiện của Philippines cũng cho thấy một thách thức về luật pháp quốc tế đối với Mỹ.
Hơn 3 thập kỷ từ khi công ước UNCLOS được hoàn tất, Washington vẫn chưa phê chuẩn văn bản này, dù trên thực tế Mỹ tuân thủ hầu hết các điều khoản trong thỏa thuận như mọi văn bản luật pháp quốc tế thông thường. Dù các Tổng thống Mỹ tiền nhiệm, Tổng tham mưu trưởng liên quân, các quan chức Nội các, các nhà ngoại giao và chuyên gia hàng đầu từ lưỡng đảng đều ủng hộ mạnh mẽ việc phê chuẩn văn bản này, nhưng Tổng thống Barack Obama đã quyết định không khởi động một chiến dịch lớn để có được sự phê chuẩn của Thượng viện vốn đang thuộc về phe Cộng hòa.
Nhưng an ninh quốc gia của Mỹ ngày càng liên quan đến luật về các vấn đề biển, và Mỹ ủng hộ việc dùng tòa án phân xử các vụ tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước khác. Đáng buồn là, do không phê chuẩn UNCLOS nên Washington bị đứng ở trí rất thảm thương, kiểu “hãy làm theo những gì tôi nói, đừng làm theo những gì tôi làm”.
Việc từ chối phê chuẩn khiến Mỹ mất cơ hội tận dụng UNCLOS để giải quyết tranh chấp của mình, vì các tranh chấp ấy liên quan đến Trung Quốc và các nước khác vốn không chấp nhận các yêu sách biển của Mỹ. Điều này tạo ra một cảm giác sai lầm rằng tại Biển Đông, nguy cơ sử dụng quân sự - vốn có thể là cần thiết nhưng không đủ đẻ giải quyết khủng hoảng – là lựa chọn duy nhất của Mỹ để đáp lại luật của Trung Quốc về các thách thức biển.
Đài Loan, một hòn đảo tự trị 23 triệu dân, ở trong tình huống nhạy cảm nhất, vì Trung Quốc đại lục coi Đài Loan là một phần không thể tách rời, trong khi Đài Loan dường như cũng ngụ ý nói thay cho toàn Trung Quốc. Một mặt, dù không tin tưởng Đại lục, chính quyền mới của bà Thái Anh Văn, sẽ nhậm chức hôm 20/5, không có ý định từ bỏ các yêu sách mà Đài Loan đã đưa ra tại Biển Đông dưới cái tên “Trung Quốc”.
Mặt khác, Đài Loan, hăm hở loại bỏ các rào cản đối với sự tham gia chính thức của mình trên trường quốc tế - vốn bị ngăn cản bởi quy chế gần như một nhà nước - đang ngày càng cẩn thận mô tả mình là một người ủng hộ trung thành hệ thống UNCLOS, công ước mà họ bị không được tham gia. Đài Loan sẽ xử lý thế nào trước thế tiến thoái lưỡng nan này còn tùy vào nội dung phán quyết của tòa PAC. Nếu tòa quyết định đảo Đài Trung, bị Đài Loan chiếm đóng và là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thì Đài Loan có thể vui vẻ chấp thuận và thậm chí công khai dựa vào các quan điểm này của tòa.
Chắc chắn có nhiều khả năng đạt những thỏa hiệp nhạy cảm sau các cuộc đàm phán chân thành dựa trên cách hiểu có căn cứ về UNCLOS, hơn là đơn phương đàn áp. Thỏa thuận ấn tượng về đánh bắt cá năm 2013 giữa Nhật Bản và Đài Loan, cũng như thỏa thuận Vịnh Bắc Bộ năm 2000 giữa Việt Nam với Trung Quốc, đã chứng minh giá trị của thỏa hiệp.
Kiên trì bền bỉ và nhạy bén sáng tạo, dựa trên các quyết định của luật pháp quốc tế, có thể giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, phân định các đường biên giới biển, chia sẻ các nguồn lực kinh tế, và thậm chí chuyển sang sử dụng hòa bình các quần đảo nhân tạo mà trên đó Bắc Kinh và các cường quốc khác đã xây dựng các cơ sở quân sự tiềm năng. Các cuộc đàm phán khôn khéo có thể giúp Trung Quốc không bị mất mặt, hơn là giải quyết công khai tại tòa án trọng tài, cơ quan sẽ giải quyết mọi tranh chấp với Philippines và các nước khác.
Trung Quốc luôn hô hào về sự nổi lên hòa bình của mình trong suốt một thập kỷ qua, và họ đã cố gắng thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng họ là một nước lớn có trách nhiệm và tuân thủ luật pháp. Trong bối cảnh này, Bắc Kinh sẽ là một láng giềng tốt thực sự và có thể giúp xây dựng hòa bình châu Á nếu họ chấp nhận phán quyết của tòa PCA và coi phán quyết này là một nền tảng cho các cuộc đàm phán để tìm kiếm một sự thỏa hiệp nhạy cảm.
Còn các nước liên quan khác dễ tuân thủ luật pháp quốc tế về biển hơn. Điều này có thể sẽ khuyến khích Trung Quốc và Mỹ cân nhắc lại các phản ứng và hành động của mình nhằm củng cố - chứ không làm yếu đi – hệ thống UNCLOS. Vì mức độ nhạy cảm của các vùng biển quanh Trung Quốc, hòa bình thế giới phụ thuộc vào điều đó./.
(Theo TuanVietNam) Thảo Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét