Máy bay Nga chở hơn 220 người rơi ở Ai Cập, tìm thấy 100 thi thể
Cập nhật lúc 19:14
Một máy bay chở khách của Nga với hơn 220 người đã biến mất khỏi màn hình
radar, theo các nguồn tin của kiểm soát viên không lưu Nga và Ai Cập.
Có tin tức cho
hay máy bay đã rơi trên bán đảo Sinai.
Tuy nhiên, trong một báo cáo khác, người đứng đầu
cơ quan tai nạn hàng không Ai Cập cho biết, máy bay Nga đã rời khỏi không
phận Ai Cập một cách an toàn và đã liên lạc được với kiểm soát không lưu của
Thổ Nhĩ Kỳ.
Một nguồn tin của kiểm soát viên không lưu Nga
nói với hãng tin RIA rằng chiếc máy bay này bị rơi gần đảo Síp hơn là rơi ở
Sinai. Tuy nhiên một số hãng truyền thông Ai Cập cho rằng điểm rơi đã được
phát hiện ở Ai Cập.
Theo RIA, máy bay Airbus nói trên đang bay từ khu
nghỉ mát Sharm El-Sheikh của Ai Cập đến Saint Petersburg. Máy bay thuộc hãng
hàng không Kogalymavia – một hãng hàng không nhỏ có trụ sở ở Tây Siberia.
Các nguồn tin của
hãng Reuters cho rằng có 212 người trên máy bay khi nó bị rơi trong khi các
con số của Nga là 224. Đa số hành khách là du khách Nga./.
* Đến 19h, giờ VN đã tìm thấy 100 thi
thể, trong đó 5 trẻ em.
Trung
Hiếu/VOV.VN (Theo RT)
|
Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015
Việt Nam lên tiếng vụ Philippines
kiện Trung Quốc
Cập nhật lúc 15:20
Việt Nam sẽ theo dõi sát tiến trình vụ kiện Trung Quốc của
Philippines và bảo lưu quyền sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp, cần
thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông.
Ngày 31-10, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định như vậy khi trả lời câu
hỏi của phóng viên liên quan đến việc Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ở The
Hague, Hà Lan đưa ra phán quyết vào ngày 29-10 rằng họ có đủ thẩm quyền
xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới Biển Đông.
Đơn kiện của
Philippines nói yêu sách "đường chín đoạn" hay "đường
lưỡi bò" mà Trung Quốc dùng để khoanh vùng chủ quyền của mình ở
Biển Đông là trái với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (1982) mà
cả Trung Quốc và Philippines đều là thành viên ký kết.
PCA bác bỏ luận điểm
của Trung Quốc cho rằng đây là tranh chấp về chủ quyền và vượt ra ngoài thẩm
quyền của tòa và sẽ bắt đầu xem xét các bằng chứng của
Liên quan đến vụ kiện
của Philippines, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam đã nhiều lần
thể hiện quan điểm của mình, đặc biệt là trong Tuyên bố của Bộ Ngoại giao
Việt Nam gửi Tòa trọng tài ngày 5-12-2014.
Ông Bình tóm tắt các
quan điểm chính của Việt
- Việt Nam ủng hộ
việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của Công ước
Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp có liên
quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các biện pháp
hòa bình.
- Việt Nam bảo lưu
các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó có chủ quyền
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền và lợi ích tại các
vùng biển được xác định theo Công ước.
- Việt Nam mong rằng
Tòa giải thích và áp dụng các quy định liên quan của Công ước trong vụ kiện
để đưa ra phán quyết công bằng và khách quan.
- Việt Nam đề nghị
Toà đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt
Một ngày sau khi PCA
đưa ra phán quyết rằng họ có đủ thẩm quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung
Quốc liên quan tới Biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố bác bỏ
phán quyết trên, trong đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối
với các quần đảo tại Biển Đông cũng như các quyền lợi của Trung Quốc hình
thành trong lịch sử tại Biển Đông.
Phản ứng về tuyên bố
của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu
rõ: “Tôi xin khẳng định một lần nữa chủ quyền không thể tranh cãi của Việt
(Theo Tuổi trẻ) QUỲNH TRUNG
Cám ơn Philipin. Nếu Tòa án
QT bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò thì đương nhiên VN cũng hưởng lợi. Tranh
chấp giữa VN và PLP là không lớn.
Thương Giang
|
Hot girl - đằng sau giấc
mơ là trái đắng
Cập nhật lúc 14:46
Không ít vụ án đau
lòng chúng ta gặp hằng ngày trên báo, các em hot girl xinh đẹp bị những kẻ
giả danh giàu có bảnh chọe lừa tình trên mạng, rồi tạo lòng tin gặp gỡ ngoài
đời, lợi dụng thể xác xong còn cướp tiền, cướp xe. Tệ hơn, có em còn bị giết.
Những kết cục đó không chỉ cha mẹ các em, mà cả xã hội đau lòng.
Từ khi có mạng xã hội, phong trào show ảnh, show hình lên
cao chất ngất, rất nhiều hệ lụy kéo theo. Rồi danh xưng hot girl, hot boy
thời thượng để tôn vinh những cậu ấm cô chiêu có ngoại hình đẹp cũng xuất
hiện.
Giờ đây, với rất nhiều em gái mới lớn, hot girl đã thành
một thương hiệu, một giấc mơ để theo đuổi. Cái đích cuối cùng của các em là
muốn được nổi tiếng, muốn có nhiều tiền, có các thiếu gia, đại gia vây quanh.
Câu chuyện lình xình mới nhất tràn ngập các trang báo mạng giải
trí là cuộc tình của
thiếu gia Phan Thành với hot girl Midu có nguy cơ tan vỡ bởi một hotgirl khác
mới 17 tuổi ở Cà Mau có tên Thúy Vi. Phan Thành là con một đại gia có tiếng,
sở hữu dàn xe khủng, còn Midu là diễn viên trẻ, họ đã đính hôn với nhau từ
cuối năm 2014.
Nhưng sự xuất hiện của hot girl 17 tuổi Thúy Vi, với những
thông tin được chính Thúy Vi chia sẻ qua việc công khai tin nhắn của thiếu
gia bày tỏ tình cảm và sẵn sàng chu cấp tiền cho cô, đã làm cho tình yêu sắp
đơm hoa kết trái của cặp đôi có nguy cơ tan vỡ.
Thúy Vi 17 tuổi, còn đang lứa tuổi ngồi ghế nhà trường, nhưng
cô đã trải qua một vài cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nâng tầm nhan sắc. Cô cũng
thường xuyên mặc những bộ trang phục rất táo bạo, có mặt ở không ít quán bar,
nhà hàng nổi tiếng.
Trang Facebook cá nhân của cô gái trẻ này, giống như nhiều
hot girl khác, dày đặc ảnh khoe vẻ đẹp hình thể, chẳng mấy khi thấy cô bàn
chuyện học hành, đọc sách hay trình bày những quan điểm về cuộc sống. Niềm
đam mê của cô gái là thời trang, túi hàng hiệu, giày hàng hiệu...
Những cô gái tuổi 17 có cách bộc lộ mình như Thúy Vi không
hiếm. Chúng ta có thể gặp nhan nhản trên mạng xã hội. Ở lứa tuổi bắt đầu ý
thức về mình, các em rất dễ chạy theo trào lưu, dễ bị tác động bởi môi trường
sống xung quanh.
Cách đây không lâu, trong một bài báo đề cập về cái gọi là giấc
mơ hot girl, có một nhà báo kể lại, tại một cuộc giao lưu của một diễn viên
trẻ khi về thăm trường cũ, người diễn viên hỏi một bạn gái rằng ước mơ của
bạn là gì, câu trả lời là: Em muốn trở
thành hot girl.
Hot girl, trong hình dung của phần lớn các em gái mới lớn
hôm nay, là có một thân hình đẹp, bốc lửa, có những bộ quần áo đẹp, thực hiện
những set ảnh đẹp, được tung hô tán tụng, ngưỡng mộ, được nhiều thiếu gia vây
quanh, được tặng quà, được chiều chuộng và được nổi tiếng.
Không ít vụ án đau lòng chúng ta gặp hằng ngày trên báo,
các em hot girl xinh đẹp bị những kẻ giả danh giàu có bảnh chọe lừa tình trên
mạng, rồi tạo lòng tin gặp gỡ ngoài đời, lợi dụng thể xác xong còn cướp tiền,
cướp xe. Tệ hơn, có em còn bị giết. Những kết cục đó không chỉ cha mẹ các em,
mà cả xã hội đau lòng.
Bản thân giấc mơ hot girl không có gì xấu. Các cô gái muốn
mình trở nên xinh đẹp, quyến rũ, hấp dẫn, muốn được nổi tiếng… là một nhu cầu
lành mạnh. Nhưng điều đáng nói ở đây là, vì đuổi theo giấc mơ hot girl, các
em thường chỉ tập trung vào chuyện áo quần, tu sửa nhan sắc, chú ý chăm chút
hình thức bề ngoài.
Chuyện phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi, nâng ngực, sửa sang
nhan sắc đối với nhiều em gái bây giờ không còn là chuyện xa lạ. Nhiều em bố mẹ
không đồng ý cho đi phẫu thuật thẩm mỹ còn dọa tự tử, bỏ ăn, gây sức ép buộc
cha mẹ phải bằng lòng.
Chú trọng hình thức, nhiều em bỏ bê việc học hành, không
đoái hoài chuyện trau dồi kỹ năng sống, đạo đức tác phong cho nghiêm ngắn.
Thiếu kỹ năng, lại ảo tưởng về bản thân, đuổi theo lối sống thực dụng, sớm sa
đà vào việc tiêu tiền, chưng diện đồ dùng, áo quần hàng hiệu, nhiều em đã tự
biến mình thành "món mồi" cho không ít kẻ lừa đảo.
Để đến khi ngộ ra thì tiền mất tật mang, nổi tiếng chưa
thấy đâu, chỉ thấy tâm hồn và thể xác phải mang những vết thương mà nhiều năm
tháng về sau chưa chắc đã chữa lành.
Vấn đề ở đây là các bậc cha mẹ cần uốn nắn dạy dỗ con mình,
đặc biệt là con gái những chuẩn mực cần thiết. Để làm gương cho con, bản thân
họ cũng phải sống sao cho chuẩn mực, giữ gìn nền nếp gia đình, ngay từ nhỏ
phải hướng cho con sống hòa nhã, bình thường với các giá trị thật, đừng chạy
theo hư danh, ảo vọng.
Nói không quá, là lối sống thực dụng thiên về vật chất hiện
nay là một căn bệnh của xã hội, mà ngay cả những người cha người mẹ cũng sống
theo lối đó. Và con cái họ nhiễm cách sống của cha mẹ một cách tự nhiên.
Thêm vào đó, mạng xã hội, với sức mạnh trùm lấp của nó,
luôn tạo ra những giá trị ảo khiến bạn trẻ dễ sa đà. Cha mẹ ngày hôm nay
không chỉ khó khăn trong việc dạy con tại nhà, mà còn làm sao kiểm soát, hạn
chế khi con mê mải trên mạng xã hội.
Giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường cần phải có một sự
phối hợp tốt, ăn ý và chặt chẽ hơn nữa, để giúp các bạn trẻ nhận diện những
giá trị thực của cuộc đời, tránh lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, dễ
dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.
Theo
Cảnh sát toàn cầu
|
Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ
tháng 11/2015
Cập nhật lúc 14:39
Kinh doanh bất động sản, đầu tư công, đăng ký doanh nghiệp, giám sát
dự án đầu tư, miễn thị thực...
Nghị định quy định chi tiết Luật Kinh doanh
bất động sản bao gồm các nội dung về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh
doanh bất động sản; về các loại hợp đồng mẫu trong kinh doanh bất động sản;
về chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn.
Nghị định về kinh doanh bất động sản, về đầu tư công, đăng ký
doanh nghiệp, giám sát dự án đầu tư, miễn thị thực… là những chính sách mới
sẽ có hiệu lực từ tháng 11/2015.
Quy định chi tiết Luật Kinh doanh bất động sản Có hiệu lực từ 1/11/2015, Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/09/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản. Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Kinh doanh bất động sản, bao gồm các nội dung về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản; về các loại hợp đồng mẫu trong kinh doanh bất động sản; về chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn; về chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và về thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản. Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm Nghị định 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm có hiệu lực từ 1/11/2015. Nghị định này quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia, bộ, ngành trung ương và địa phương. Quy định mới về đăng ký doanh nghiệp Có hiệu lực từ ngày 1/11/2015, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 quy định về đăng ký doanh nghiệp, thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 và Nghị định số 5/2013/NĐ-CP ngày 9/1/2013. Nghị định được ban hành để hướng dẫn chi tiết các điều, khoản liên quan đến đăng ký doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014; sửa đổi, bổ sung những hạn chế tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Nghị định số 05/2013/NĐ-CP; cụ thể hóa những đổi mới, cải cách trong công tác đăng ký doanh nghiệp đã được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong khâu gia nhập, hoạt động và rút khỏi thị trường. Vi phạm trong lĩnh vực dạy nghề, phạt tới 150 triệu Có hiệu lực từ ngày 1/11/2015, Nghị định số 79/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/09/2015 quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75 triệu đồng, đối với tổ chức là 150 triệu đồng. Công bố định kỳ thông tin của doanh nghiệp nhà nước Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015 của Chính phủ về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực thi hành 05/11/2015. Nghị định quy định về yêu cầu thực hiện công bố thông tin; phương tiện và hình thức công bố thông tin; ngôn ngữ công bố thông tin; tạm hoãn công bố thông tin; điều chỉnh nội dung công bố thông tin; bảo quản, lưu giữ thông tin; công bố thông tin định kỳ của doanh nghiệp; công bố thông tin bất thường của doanh nghiệp; tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành. Miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài Theo Nghị định số 82/2015/NĐ-CP ngày 24/9/2015 quy định miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam có hiệu lực từ 15/11/2015, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam muốn được miễn thị thực sẽ được cơ quan chức năng chấp thuận. Tuy nhiên phải đảm bảo các điều kiện: Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 1 năm; có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam; không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Giám sát và đánh giá đầu tư Có hiệu lực từ 20/11/2015, Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư quy định cụ thể các nội dung về: các chủ thể thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư; nguyên tắc giám sát, đánh giá đầu tư; giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước; giám sát và đánh giá dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư;... Nhiều chính sách cho lao động nữ Có hiệu lực từ ngày 15/11/2015, Nghị định 85/2015/NĐ-CP ngày 01/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ gồm: Đại diện của lao động nữ; quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ; quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai; giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động trong việc xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo; tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ và chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động. Bổ sung quy định xử phạt trong lĩnh vực lao động Ngày 7/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực từ 25/11/2015. Trong đó, Nghị định bổ sung một số quy định nhằm xử lý vi phạm về tuyển, quản lý lao động, sử dụng lao động... Gia cố tàu bọc vỏ thép được vay 70% giá trị nâng cấp Theo Nghị định 89/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực từ ngày 25/11/2015, đối với trường hợp gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, máy móc trang thiết bị bảo quản sản phẩm, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị nâng cấp với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm. Được mua hàng miễn thuế trên chuyến bay đến Việt Nam Có hiệu lực từ 1/11/2015, Quyết định 39/2015/QĐ-TTg ngày 11/9/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/2/2009 và Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg ngày 19/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, hành khách trên tàu bay đang thực hiện các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam ngoài được mua hàng miễn thuế trên tàu bay khi xuất cảnh, theo quy định mới còn được mua hàng miễn thuế trên tàu bay đang thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam. Ngoài ra, một số quy định, chính sách về bảo vệ rừng, chế độ bồi dưỡng đối với trợ giúp viên pháp lý, đối với công an; hỗ trợ đào tạo sơ cấp, xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động...cũng sẽ có hiệu lực từ tháng 11 tới.
(Theo VnEconomy) BẢO QUYÊN
|
EU bất ngờ "dội gáo nước
lạnh" vào Trung Quốc về biển Đông
Cập nhật lúc 14:32
Liên minh châu Âu (EU) ngày 30-10 lên tiếng ủng hộ
|
Trung
tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An:
“Ăn chặn” hơn 700 triệu đồng của người tâm thần, già neo đơn
Cập nhật lúc 08:01
Hình ảnh đối tượng
"ăn bốc, ở truồng" Lan Đàm tung lên mạng làm chấn động dư luận
Trong thời
gian từ 2011 – 2015, bằng nhiều thủ đoạn, một lãnh đạo của Trung tâm Bảo trợ
xã hội (BTXH) Nghệ An đã “ăn chặn”, bớt xén chế độ của người tâm thần nặng,
già cả cô đơn với số tiền lên tới hơn 700 triệu đồng.
Theo nguồn tin của Lao Động, chiều 30.10, Thanh tra Sở
LĐTBXH Nghệ An đã thông qua kết luận tố cáo đối với một số sai phạm tại Trung
tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An, theo đơn của nhà từ thiện Đàm Thị Lan Anh (còn
gọi là Lan Đàm, trú TP.Vinh).
Theo đó, các nội dung tố cáo của Lan Đàm: thiếu sự quan tâm, chăm sóc đối tượng, bớt xén chế độ ăn, vật dụng của đối tượng... là có cơ sở. Theo kết quả mà Thanh tra Sở LĐTBXH Nghệ An công bố, trong thời gian từ 2011 – 2015, một lãnh đạo của Trung tâm BTXH Nghệ An đã cùng một số người có hành vi “bớt xén” số tiền 779.851.443 đồng. Được biết, các thủ đoạn để “bớt xén” gồm: Mua số thực phẩm, lương thực cung cấp cho đối tượng ít hơn so với định mức; khai khống giá cả, không cấp phát quần áo, vật dụng cho đối tượng theo qui định... và một số hành vi khác. Hậu quả của hành vi nói trên hết sức nghiêm trọng: Nhiều đối tượng tâm thần phải sống trong cảnh thiếu thốn, đói khát, bẩn thỉu, “ăn bốc, ở truồng”, đối tượng già cả cô đơn thiếu thốn, cơ cực. Theo chị Lan Đàm, đã có không ít đối tượng chết vì suy kiệt. Được biết, trước đó, một cán bộ Trung tâm BTXH Nghệ An đã đến nhà chị Lan Đàm để “xin lỗi”, mong chị “bỏ qua” và hứa sẽ “hậu tạ”. Nhưng chị Lan Đàm cho biết đối với chị thì cán bộ Trung tâm không có lỗi, mà là các đối tượng BTXH. Vào tuần tới, sẽ có kết luận thanh tra chính thức được công bố và báo cáo UBND tỉnh. Chị Lan Đàm cho biết quan điểm của chị là cần khởi tố hình sự nếu xét thấy có hành vi phạm tội. Từ năm 2002, Lan Đàm đến Trung tâm BTXH Nghệ An làm từ thiện, và rất đau lòng khi được chứng kiến cuộc sống khốn cùng của những con người “dưới đáy”. Quá trình tiếp xúc với đối tượng, chị phát hiện những hành vi khuất tất của cán bộ Trung tâm. Sau nhiều lần kiến nghị trực tiếp không được tiếp thu, Lan Đàm đã quyết định tung các hình ảnh lên mạng và thu thập các bằng chứng, tố cáo sự việc lên lãnh đạo tỉnh Nghệ An.
Chị Lan Đàm đã có sáng kiến tổ chức đá bóng cho các đối
tượng tâm thần, vận động mua tivi 42 inch cho các đối tượng giải trí, mua bàn
ghế, đồ ăn, quần áo tặng các đối tượng xã hội.
(Theo
Lao động) Quang Đại
|
Tiền dân, xe quan
Cập nhật lúc 07:47
Cải cách hành chính cần được đánh thức,
vì một nền quản trị quốc gia văn minh, khoa học là không thể thiếu. Để góp
phần giúp nước Việt sớm … chia tay với những đồng tiền “đực” phải đi vay
(không sinh lời), và gắn bó mặn nồng với đồng tiền “cái” (sinh lợi?).
Ngẫu nhiên, có một vụ việc trong tuần bỗng thu hút sự chú
ý của dư luận xã hội. Nó không chỉ khiến người đọc tự nhiên có triết lý về
sức khỏe con người, mà quan trọng hơn, chính cái “dư âm” của nó buộc các nhà
quản lý cần tính đến các chính sách công bằng, công tâm hơn với lao động của
con người. Có thế mới tạo được sự bình an, và lành mạnh trong XH.
Bộ phận nào khỏe nhất?
Xin thưa, đó là đôi vai của người dân lao động. Đôi vai…
gánh thuế và phí
Nói điều này, bởi trong tuần, dư luận XH hết sức lo ngại
khi bất ngờ nghe thông tin của Bộ trưởng KH & ĐT Bùi Quang Vinh trong
phiên họp tổ QH sáng 22/10 tiết lộ “sốc” về tình hình ngân sách năm 2016 (Dân
trí, ngày 22/10), cho biết, mặc dù thu ngân sách năm 2016 sẽ tăng cao hơn
dự toán năm 2015 gần 61.000 tỷ đồng song tình hình năm tới vẫn rất căngthẳng
vì áp lực chi. Trong khi đó, con số thực để phân bổ hiện vỏn vẹn còn 45.000
tỷ đồng. 45.000 tỷ đồng này không biết phải làm gì, chưa nói đến phải trả
nợ. Trả nợ xong gần như không có tiền để làm gì cả! Thông tin đó
khiến Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng phải đặt câu hỏi, với ngân sách cân
đối như trên làm sao “phát triển bền vững” như mục tiêu đặt ra cho giai đoạn
2016 – 2020?
Một câu hỏi rất khó có lời giải.
Bởi cũng theo báo này, trước đó, ông Bùi Đức Thụ (Ủy viên
Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách QH) cho biết, mặc dù tỷ lệ nợ công vẫn
trong giới hạn an toàn nhưng bội chi đang có xu hướng tăng dẫn đến áp lực
tăng nợ công. Và mới đây, được biết CP đã trình QH đề nghị cho phép phát hành
03 tỉ đô la Mỹ trái phiếu CP ra thị trường vốn quốc tế để đảo nợ trong nước
giai đoạn 2015-2016. Do tình hình phát hành trái phiếu CP trong nước hết sức
khó khăn, 09 tháng qua mới chỉ đạt được 51% (của kế hoạch 226.000 tỷ đồng bù
đắp bội chi). Đại biểu QH Du Lịch phải hóm hỉnh mà có một phát ngôn ấn tượng:
“Đi vay là phải vay tiền “cái”(tiền để đầu tư, đẻ ra tiền), còn ta vay
toàn tiền “đực” (tiền để trả nợ).
Điều đáng nói, tính đến ngày 14/10, theo Đồng hồ nợ công
toàn cầu của tạp chí The Economist, nợ công của VN là 84,6 tỷ đôla, có khả
năng đạt suýt soát 64% GDP vào cuối năm 2015. Trong khi quy định của CP là nợ
công không được vượt quá 65% GDP. Đi ngược lại thời gian, nợ công của VN có
đôi chân… tịnh tiến.
Nếu biết rằng, năm 2010, nợ công của VN là 56,6%, năm 2011
có xuống một chút 55,4%, năm 2012: 55,7%, năm 2013: 54,2%, năm 2014 vọt lên
60,3%, năm 2015: dự kiến 61,3%, nhưng đến nay, con số đó đã vượt và dự kiến
gần 64% vào cuối năm. Đáng chú ý nữa, thống kê nợ công theo cách tính hiện
nay của nước Việt là không bao gồm nợ từ… DNNN.
Chính vì thế, trả lời Dân trí, ông Bùi Đức Thụ cho biết CP
đang trình QH rà soát một loạt các chính sách thuế, trong đó nhiều loại thuế
sẽ tăng nhằm bù đắp hụt thu, bảo đảm ngân sách nhà nước.
Ai cũng biết, thuế là một trong những nguồn thu chính và
ổn định của quốc gia, được đóng góp từ dân, từ các DNNN, doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Đó đồng thời cũng là nghĩa
vụ công dân, nghĩa vụ DN. Tuy nhiên mức đóng thuế ra sao, để người dân, các
DN còn có thể tái hồi sức sản xuất, mà không cạn kiệt, lại là một điều kiện
rất quan trọng và cần thiết, để họ có bột mới gột nên hồ. Thế nhưng,
cách đây ít lâu, dư luận XH đã phải lên tiếng bởi mức đóng thuế và phí của
người dân Việt quá cao. Lịch sử đôi khi vẫn có những bước đi lặp lại, trớ
trêu, bất kể thời quá khứ hay hiện tại.
Nếu như thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của
con người (thể nhân, pháp nhân) với nhà nước, không mang tính đối giá hoàn
trả trực tiếp, thì phí, lệ phí là khoản tiền mà con người phải trả khi được
một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được nhà nước quy định. Chưa tính
đến các loại thuế, chỉ riêng phí, người nông dân đã cõng hơn 1000 loại phí, và
con gà cũng phải cõng tới 14 loại phí, khiến tại phiên họp thứ 40 của UB
Thường vụ QH, ông Chủ tịch QH đã phải “kêu trời”.
Trời có thể chưa thấu, nhưng người dân đã rất…. thấu.
Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân năm nay 2015, các chuyên gia
kinh tế cho biết, VN thu thuế và phí hiện nay ở mức rất cao. Mỗi người
dân gánh chịu tỷ lệ thuế phí/ GDP cao gấp từ 1,4 đến 03 lần so với các nước
khác trong khu vực. Cụ thể, năm 2007-2012, tỷ lệ này ở Việt Nam là 21,6% GDP,
Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia là 15,5%, Indonesia là 12,1%, còn
Ấn Độ chỉ là 7,8%.
Cũng không phải chỉ có người dân, điều lo ngại là ngân
sách cạn kiệt đã khiến cho các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, thậm chí cả
kinh tế hộ gia đình, giờ đây cũng phải …. “chia đắng sẻ cay” với nhà nước.
Mặt khác, với một môi trường kinh tế cạnh tranh thiếu lành
mạnh, xu hướng giao thương với các quốc gia càng mở ra, sự tràn ngập của hàng
hóa ngoại, nhất là TQ và các nước khu vực, khiến cho các doanh nghiệp tư nhân
vừa và nhỏ rất khó chống đỡ. Mặc dù năm 2014 được xem là năm có dấu
hiệu phục hồi của nền kinh tế, nhưng con số 60-70.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ
bị phá sản, tăng hơn năm trước 10%, nâng thêm số người lao động thất nghiệp,
và gánh nặng an sinh XH, sẽ trút lên vai ai, nếu không phải là người dân lại
phải tiếp tục đóng thuế?
Cái vòng luẩn quẩn của chuyện thuế, phí, khiến cho đôi vai
khỏe và chai sạn vì gánh của người dân cũng biết …. đau. Quan trọng hơn, nói
như một chuyên gia kinh tế cao cấp, là đi ngược lại với sự phát triển bền
vững!
Chợt nhớ một câu nhận xét, đại ý: VN giỏi chiến trận
mà chưa giỏi làm ăn.
Cái “dớp” ấy chẳng lẽ cứ lẽo đẽo theo nước Việt từ thời
bao cấp cho đến thời kinh tế thị trường và thời hội nhập?
Bộ phận nào yếu nhất?
Xin nói ngay, đó là đôi chân …quan chức!
Không yếu sao được, nếu vấn đề xe công lãng phí đã từng
được báo chí xới xáo lên cách đây gần chục năm, với QĐ 59 (ban hành năm 2007)
khoán xe công vào lương cho cấp thứ trưởng (ở cấp tỉnh là từ Phó Chủ tịch
HĐND và UBND trở xuống). Nhưng theo báo Dân trí, ngày 26/10, chỉ có duy nhất
một quan chức nghiêm túc thực hiện- đó là ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó
CNVPQH.
Đáng nói nữa, tác giả của kiến nghị này là Bộ Tài chính,
cũng không hề có một quan chức nào thực hiện. Ngạc nhiên chưa?
Đúng là nói zậy, hổng làm zậy!
Gần chục năm qua, nay, vào đúng lúc ngân sách eo hẹp, còn
nợ công như diều no gió, vấn đề xe công lãng phí lại tiếp tục được
đưa ra. Đủ biết, chủ trương, chính sách từ văn bản giấy tờ, qua gần chục năm
cũng chưa đi vào đời sống thực tiễn. Đủ biết, đôi chân quan chức, khác hẳn
với đôi vai người dân rất khỏe, lại rất… không khỏe.
Thông tin bất ngờ từ Bộ Tài chính cho biết, trong bối cảnh
ngân sách nhiều khó khăn, trong khi một xe công trung bình mỗi năm tốn khoảng
320 triệu đồng. Ước tính mỗi năm, 40.000 xe công tiêu tốn khoản tiền ngân
sách lên tới 12.800 tỷ đồng, một số tiền khá lớn. Con số này cũng chưa tính
xe tại các đơn vị vũ trang nhân dân, và DNNN.
Con số này làm “choáng váng” một giám đốc một đơn vị kinh
doanh vận tải lớn tại Hà Nội. Không “choáng” sao được khi ông này cho biết,
con số chi 320 triệu là quá cao so với mức chi trung bình mỗi đơn vị xe.
Doanh nghiệp của ông đang cung cấp dịch vụ thuê xe 4 - 7 chỗ đưa đón cán bộ
cho khoảng 100 công ty (đa phần trong đó là công ty nước ngoài) với mức chi
phí trung bình hàng tháng dao động chỉ khoảng 20 - 25 triệu đồng/tháng, trong
khi nhu cầu đi lại của các đơn vị này cũng rất lớn.
Cũng báo Dân trí cho biết, TS Đinh Minh Tuấn, chuyên gia
lĩnh vực kinh tế công, người từng tham gia Nhóm Tư vấn Chính sách, Bộ Tài
chính cho rằng, trung bình mỗi năm, 01 xe công tiêu tốn hết 320 triệu đồng
cho thấy việc sử dụng xe công không hiệu quả. Ngân sách phải “nuôi” rất nhiều
khoản chi phí, trong khi nhu cầu sử dụng thì chỉ có “sáng đưa chiều đón”.
Tuy nhiên, chỉ có chuyện sáng đưa chiều đón, mà cũng lắm
cách nhìn.
Bênh vực cho việc sử dụng xe công, là ông Nguyễn Đức Kiên,
Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế QH khi cho rằng, không nên đặt vấn đề về số lượng
40.000 xe công tiêu tốn gần 13.000 tỷ đồng ngân sách mỗi năm là lớn hay nhỏ.
Cũng không nên cực đoan hóa việc phải cắt bỏ chính sách cấp xe công vì tiêu
chuẩn này phổ biến khắp các nước trên thế giới. Ở những nước khác còn có máy
bay công: Tổng thống, thậm chí có những nước, Bộ trưởng Ngoại giao cũng có
máy bay riêng! Vấn đề quan trọng nhất cần bàn bạc chính là hiệu quả của người
sử dụng xe công đối với nền kinh tế - xã hội. Liệu với chế độ được hưởng,
người đó có đem lại sự đột phá nào trong phát triển hay không? (Dân trí, ngày
26/10).
Khác hẳn với quan niệm này, TS Lê Đăng Doanh cho rằng,
ngay cả các quốc gia giàu có như Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ cũng không có chế độ xe
công đưa đón như Việt Nam. Trong khi đó, tại Việt Nam, ngay chủ tịch liên
minh hợp tác xã của tỉnh hay ông giám đốc sở cũng có xe công đưa đón riêng.
Số lượng xe công hiện tại của Việt Nam quá lớn và bị lạm dụng nhiều. Đã đến
lúc cần xem xét lại toàn bộ chính sách, không chỉ xe công mà còn các chính
sách khác (Dân trí, ngày 25/10)
Còn người viết bài cho rằng, hiện tượng có những quốc gia
lãnh đạo có máy bay công, là chuyện của những đất nước phát triển, tài lực
dồi dào và chính sách quản lý minh bạch, khó có thể so sánh với nước Việt
ngân sách eo hẹp, nợ công tăng nhanh, và quản lý rất thiếu công khai minh
bạch. Còn việc đánh giá hiệu quả đóng góp của những quan chức đi xe công với
sự phát triển kinh tế- XH ra sao, quả là khó như “đếm sao trên trời”. Bởi đến
bây giờ, Bộ Nội vụ- ngành quản lý công chức vẫn còn phải “bói hoa” về chất
lượng công chức 1% ...30%...1%....30%...1% …30% không làm được việc kia
mà!
Nhưng ông Nguyễn Đức Kiên có lý khi nhận xét, yếu tố
quyết định lớn nhất đến việc chi tiêu, chính là tổ chức bộ máy - đây là mới
là bản chất cốt lõi của vấn đề. Cần nhìn câu chuyện theo hướng, vì sao nền
kinh tế Mỹ có 16.000 tỷ USD nhưng sao lại chỉ có 11 Bộ? Do đó, đừng nói về
vấn đề xe công mà hãy đi vào cốt lõi, bản chất là tổ chức bộ máy!
Điều này cũng rất phù hợp với câu chuyện tăng nhiều loại
thuế để bù đắp ngân sách nói trên. Muốn xem xét ngân sách, cần đi vào cái
gốc, cái lâu dài- cải cách hành chính, tổ chức lại bộ máy cồng kềnh, không
hiệu quả, chứ không chỉ đi vào cái ngọn, cái trước mắt- tăng truy thu thuế
người dân và các doanh nghiệp.
Cải cách hành chính, tổ chức bộ máy rõ ràng là cốt lõi của
cải cách nền quản trị quốc gia, là cốt lõi của vấn đề ngân sách khi mà TPP
đã… sáp gần.
Trong khi cải cách hành chính còn “ngủ đông” đâu đó, thì
được biết mới đây, Bộ Tài chính đã nghiên cứu trình Thủ tướng ban hành Quyết
định 32 quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô
trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty TNHH MTV do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, với 06 nội dung chính, trong đó nguyên tắc
không tăng số lượng xe công và siết chặt điều kiện sử dụng. Theo tính toán,
có thể sẽ giảm được khoảng 7.000 xe công từ con số 24.460 xe hiện tại và tiết
giảm cho ngân sách khoảng 500 tỷ đồng tiền mua xe thay thế, chưa kể phí vận
hành trong quá trình sử dụng (Dân trí, ngày 23/10)
Chả biết QĐ số 32 này số phận có may mắn và đi nhanh vào
thực tiễn hơn QĐ số 59 trước đây?
Nhưng chắc chắn, cải cách hành chính cần được đánh thức,
vì một nền quản trị quốc gia văn minh, khoa học là không thể thiếu.
Để góp phần giúp nước Việt sớm … chia tay với những đồng
tiền “đực” phải đi vay (không sinh lời), và gắn bó mặn nồng với đồng tiền
“cái” (sinh lợi)?
(Theo
TuanVietNam) Kỳ Duyên
|
Một giáo viên tiểu học chiếm đoạt của ‘game thủ’ trên 5
tỉ đồng
Cập nhật lúc 07:40
Ngày 30.10,
tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố
bị can đối với bà Lê Thị Tân, giáo viên Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, TP.Kon
Tum về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo thông tin ban đầu, từ tháng 1.2015
đến tháng 6.1015, bà Tân đã dùng các thủ đoạn lôi kéo 30 người ở Kon Tum tham
gia trò chơi game trực tuyến và các nạn nhân đã giao cho bà Tân 7,1 tỉ đồng
(tiền mặt và chuyển khoản qua ngân hàng). Sau đó, bà Tân đã chuyển trả lại
cho các nạn nhân 2,1 tỉ đồng và chiếm đoạt 5,4 tỉ đồng.
Để làm rõ hành vi này, các điều tra
viên của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum đã thực hiện 16 chuyến đi trong và
ngoài tỉnh. Lãnh đạo Công an tỉnh Kon Tum còn chỉ đạo các điều tra viên phối
hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - Bộ Công an nhanh
chóng vào cuộc điều tra.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum đã
xác minh, bà Tân không có tư cách đại diện cho một công ty nào để nhận tiền
đầu tư của người chơi game theo hình thức đầu tư game trực tuyến. Ngoài ra,
khi thu tiền các nạn nhân, bà Tân chỉ thỏa thuận miệng chứ không có giấy tờ
chứng minh bà Tân là người đại diện của Công ty sản xuất game Beautiful Word.
(Theo
Thanh niên) Phạm Anh
|
PepsiCo thừa nhận Aquafina làm từ nước máy,
người dùng có nhầm?
Cập nhật lúc 07:11
PepsiCo thừa nhận Aquafina làm từ nước máy,
sắp tới nhãn hiệu Aquafina sẽ phải bổ sung thêm thông tin là nguồn
nước công cộng. Chuyên gia và người dùng nói gì?
Tập đoàn PepsiCo vừa chính thức thừa nhận nguồn nước được
sử dụng cho nhãn hiệu nước đóng chai Aquafina của họ là nước máy thông thường
nhưng đã qua xử lý.
Theo Russia Today, dưới áp lực của dư luận phàn nàn về
việc tiếp thị gây hiểu lầm, sắp tới đây, nhãn hiệu Aquafina sẽ phải bổ sung
thêm thông tin P. W. S, tức “pulic water source” (nguồn nước công cộng) để
thừa nhận về nguồn gốc nước sử dụng trong các sản phẩm này.
Nhiều bạn đọc tỏ ra không hề bất ngờ trước thông tin
PepsiCo thừa nhận Aquafina làm từ nước máy.
Tuy vậy nhiều người vẫn yêu cầu phải ghi rõ trên bao bì
nguồn nước được sử dụng để lọc thành sản phẩm.
Nước
tinh khiết làm từ nước máy, người tiêu dùng có hiểu nhầm?
Theo Thông tư 34/2010 của Bộ Y tế ban hành về Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai, thuật
ngữ “nước uống đóng chai” được sử dụng để chỉ các sản phẩm nước đóng chai có thể
uống trực tiếp nhưng không phải là nước khoáng thiên nhiên.
Còn “nước khoáng thiên nhiên đóng chai” là sản phẩm được
phân biệt rõ ràng với các loại nước uống thông thường khác do được khai thác
trực tiếp từ nguồn thiên nhiên và có hàm lượng một số muối khoáng nhất định.
Trong thông tư này cũng không đề cập đến quy chuẩn của
“nước tinh khiết”.
Việc ghi nhãn nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải tuân
theo các quy định như phải có dòng chữ “Nước khoáng thiên nhiên”, phải ghi rõ
nước khoáng thiên nhiên có ga tự nhiên, không ga, ít ga tự nhiên hay bổ sung
ga từ nguồn.
Ngoài ra, tên nguồn nước khoáng, khu vực có nguồn nước
khoáng và thành phần hóa học của sản phẩm cũng phải được ghi rõ trên nhãn của
sản phẩm.
Bên cạnh đó còn quy định rõ việc nghiêm cấm ghi nhãn về
tác dụng chữa bệnh của sản phẩm cũng như nghiêm cấm quảng cáo gây sự hiểu
nhầm về bản chất, xuất xứ, thành phần và tính chất của nước khoáng thiên
nhiên đóng chai khi lưu hành trên thị trường.
Nhầm
lẫn khái niệm nước tinh khiết
Nước tinh khiết được dùng trong phòng thí nghiệm và y tế
PGS.TS.BS Nguyễn Duy Phong ( giảng viên khoa bác sĩ
gia đình Trường ĐH Y dược TP.HCM) cho rằng các nước có sự phân biệt rất kỹ
giữa các định nghĩa nước suối, nước khoáng và nước tinh khiết. Tuy nhiên ở VN
còn có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm này.
“Trước đây chỉ có nước khoáng hay nước suối mới đóng chai,
còn nước dùng để uống thì thường dùng nước đun sôi để nguội. Đời sống phát
triển, nước uống bình thường cũng được khử khuẩn, đóng chai rồi gọi là nước tinh
khiết. Bởi vậy mới có sự nhầm lẫn, cho rằng nước đóng chai phải là nước suối
hay nước khoáng”, BS Nguyễn Duy Phong lý giải.
BS Trần Ngọc Lưu Phương (giảng viên ĐH Y Phạm Ngọc Thạch)
thì cho rằng nước tinh khiết chỉ là H2O đơn thuần và thường được dùng trong phòng
thí nghiệm hoặc trong y tế.
Còn loại nước uống đóng chai mà nhiều người gọi là nước
tinh khiết thật ra là nước được lọc sạch và không có các chất hòa tan, không
chứa hoặc chứa các vi sinh vật (bao gồm vi trùng và vi nấm) dưới ngưỡng cho phép
và không phải là nước nặng.
PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa học, ĐH Khoa học tự nhiên,
ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho rằng nước tinh khiết được sử dụng chủ yếu trong
kỹ thuật và trong phòng thí nghiệm. Nếu được dùng để uống thì chỉ có nhiệm vụ
cung cấp nước cho cơ thể.
“Nhưng cơ thể con người cũng cần các loại vi chất, muối
khoáng và các chất cần thiết khác ở trong nước. Tuy vậy việc dùng nhiều nước
khoáng quá cũng không nên vì có thể có hại cho ruột hoặc gan”, ông Côn giải
thích.
Nước
nào cũng không nên quá lạm dụng?
BS Lê Quang Hào - Viện Dinh dưỡng quốc gia còn cho biết
nước khoáng có chứa các chất ion, canxi, maggie, sắt, kẽm,… rất tốt cho người
sử dụng, đặc biệt là trẻ em.
“Tuy vậy, việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể là chủ yếu
thông qua lương thực thực phẩm, sử dụng các loại nước khoáng để tăng cường
các chất thật ra cũng không quan trọng lắm”, BS Hào cho biết thêm.
Theo BS Nguyễn Duy Phong, riêng người bị sỏi thận
không nên uống nhiều nước khoáng vì khoáng chất có trong nước có thể làm tăng
kích thước sỏi.
“Trường hợp người bị viêm bao tử, loét dạ dày cũng không
nên uống nước khoáng vì một vài vi chất trong nước khoáng có thể gây kích
thích dạ dày”, ông Phong cho biết.
Ông Côn cho rằng nước đun sôi để nguội có thể còn chứa một
vài chất độc, kim loại nặng không thể khử được vì đun sôi chỉ diệt vi khuẩn. “Người
sử dụng có thể dùng các loại máy lọc nước giữ nguyên khoáng”, ông Côn đề xuất.
Về băn khoăn của các bà mẹ là nên pha sữa cho con bằng
nước nào là tốt nhất, BS Lê Quang Hào cho biết chỉ cần đun sôi các loại nước
máy hoặc nước uống đóng chai, sau đó để nguội đến dưới 70 độ là có thể pha sữa
cho trẻ.
TS Trần Hồng Côn cũng cho rằng không nên dùng nước khoáng
pha sữa cho con vì điều đó có thể làm thay đổi các thành phần hóa học có
trong sữa.
“Các loại sữa đã được bổ sung đầy đủ khoáng chất cho trẻ
em, nếu được pha bằng nước khoáng nữa thì có thể khiến trẻ bị cường khoáng,
rất có hại cho sức khỏe của trẻ”, ông Côn lý giải.
(Theo Tuổi trẻ) VÕ HƯƠNG
- AN NHIÊN - MAI NGUYỄN
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)