07:19
Tiếp tục
tranh luận về hai dự án bôxit
TT
- Xung quanh hai dự án bôxit Nhân Cơ và Tân Rai, cuộc tranh luận vẫn tiếp tục
nóng, và Diễn đàn chủ nhật kỳ này xin dành “đất” cho vấn đề bôxit...
Khu nhà máy quặng bôxit tại dự án Nhà
máy alumin Nhân Cơ - Ảnh: B.D
GS.TSKH Nguyễn
Quang Thái (phó chủ tịch Hội Khoa học kinh tế VN):
Không nên lẫn lộn hiệu quả đất nước và
hiệu quả của doanh nghiệp
TKV (Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng
sản VN) khẳng định dự án hiệu quả. Tôi cho rằng TKV có thể đã lẫn lộn giữa
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế tổng hợp của toàn bộ
dự án đối với đất nước. Nếu là hiệu quả với đất nước thì phải tính đủ mọi loại
chi phí và kết quả để so sánh, như vận tải (không chỉ cước thuê vận chuyển vì
làm gì đã có đường đạt tiêu chuẩn để vận chuyển cả triệu tấn đi xa hàng trăm
kilômet), tăng giảm thuế xuất khẩu tài nguyên, hoàn thổ đất dùng sau dự án...
Nếu giảm thuế xuất khẩu quặng bôxit (từ 15-40% hiện nay) xuống 0% thì dự án
bôxit có thể có hiệu quả hơn một chút. Nhưng hiệu quả đối với đất nước thực
tế đã giảm, bởi đóng góp ngân sách sẽ ít đi nhiều (có chuyên gia tính rằng
giảm đến 60 triệu USD/năm).
TKV nói khó dừng dự án Nhân Cơ nên cố
làm dù hiệu quả giảm. Vậy TKV phải tự tính toán các phương án khác nhau, đó
là trách nhiệm của TKV. Và trên cơ sở đó, TKV nên mời các chuyên gia cùng
tính toán, so sánh công khai minh bạch. Chi phí đã rất lớn với hai dự án như TKV
công bố, nên cân nhắc lúc này là rất cần thiết. Lãnh đạo TKV không thể nói tự
mình chịu trách nhiệm vì đây là tài sản của cả nước, có thể có nhiều cách sử
dụng. Không nên cố gắng triển khai thêm nhiều hạng mục khi hiệu quả chưa
chắc. Để tình trạng thiếu thông tin minh bạch, dư luận lo lắng như hiện nay
thì đúng là lãnh đạo TKV phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và toàn dân.
"Nếu mỗi năm một nhà máy alumin
chỉ đóng thuế 400 tỉ đồng, theo tôi, là thấp. Bởi một dự án cỡ trăm triệu
USD, không cần khai thác tài nguyên họ đã có thể đóng góp mức ấy, chưa nói
đến nhà máy phải đầu tư gần tỉ USD như Tân Rai. Đó là chưa kể con số 400 tỉ
nếu chưa loại trừ thuế môi trường, thuế VAT... thì lợi ích thật sự đem lại
không nhiều"
Bà Phạm Chi Lan
(nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)
* Ông
Phạm Quang Tú (viện phó Viện Tư vấn phát triển, Liên hiệp Các
hội khoa học kỹ thuật VN):
Cẩn trọng việc đền bù cho dân
Việc có hai luồng thông tin khác nhau
về hiệu quả các dự án bôxit, theo tôi, phần lớn là do lỗi của TKV, đó là vì
các thông tin, số liệu TKV cung cấp không đủ, không cụ thể và thiếu thống
nhất. Như dự án Tân Rai, tại hội thảo ngày 9-4-2009, TKV công bố tổng vốn đầu
tư là 628 triệu USD, nhưng cũng thời điểm đó, tại tọa đàm do Văn phòng T.Ư
Đảng tổ chức, chủ tịch HĐQT của TKV báo cáo tổng mức đầu tư là 740 triệu USD.
Nhưng trong công văn gửi đoàn công tác của Liên hiệp Các hội khoa học kỹ
thuật VN, ban quản lý dự án Tân Rai lại thông báo tổng mức đầu tư là 800
triệu USD!
Về vấn đề thu hồi đất đai và đơn giá
đền bù, cá nhân tôi đồng tình việc TKV chỉ thuê đất để khai thác mỏ trong một
thời gian rồi phục hồi môi trường và trả đất lại cho dân, bởi như thế người
dân sẽ không mất đất. Nhưng vấn đề là cơ sở nào để TKV đưa ra con số đền bù 250
triệu đồng/ha? Bởi theo lý thuyết, giá đền bù phải bao gồm ba yếu tố: Thứ
nhất là đền bù cho vật nuôi, cây trồng và các công trình dân sinh trên đất
(theo giá thị trường). Thứ hai phải bao gồm những nguồn lợi, lợi nhuận mà
người dân đáng lẽ có nếu không bị thu hồi đất và họ cũng cần một thời gian
sau khi được trả đất để cây trồng có thể có thu hoạch, đạt năng suất như
trước đây. Thứ ba là chi phí để hoàn thổ, đảm bảo đất có thể phục hồi sức sản
xuất. Bởi nhiều nhà khoa học chuyên ngành về thổ nhưỡng đã bày tỏ lo ngại về
khả năng sản xuất của đất sau khai thác bôxit, vì đặc thù mùa mưa của Tây
nguyên với cường độ lớn sẽ dễ dàng rửa trôi các lớp đất mặt.
Trước đây, chúng tôi từng đề nghị TKV
thực hiện các dự án thí điểm hoàn thổ, phục hồi sức sản xuất của đất để xem
liệu việc đó có thể thực hiện được hay không, nếu thực hiện được thì phải cần
thời gian bao lâu và chi phí bao nhiêu? Rất tiếc là đến nay sau bốn năm trôi qua
TKV vẫn chưa thực hiện công việc này một cách cẩn trọng. Không cẩn thận, đất
đai sau khai thác và trả lại cho người dân chỉ là “cục xương”, trơ lại đất
sét bazan. Như thế người dân sẽ thiệt thòi và gặp khó khăn lớn trong việc sử
dụng đất trả lại sau khai thác.
Sáng 18-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông
Nguyễn Tiến Chỉnh khẳng định lại tính chung cả giai đoạn, mỗi dự án bôxit một
năm sẽ đóng góp cho ngân sách khoảng 400 tỉ đồng. Ông Chỉnh đánh giá con số
trên là lớn, trong đó gồm nhiều sắc thuế. Có thể thời gian đầu thuế thu nhập
doanh nghiệp khó khăn do dự án lỗ, nhưng thời điểm nhà máy đi vào hoạt động
sẽ đóng thuế VAT và các loại thuế phí khác...
Theo ông Chỉnh, không chỉ các dự án mới
đầu tư và đi vào vận hành thời điểm kinh tế hiện nay mà cả dự án đang vận
hành trong thời điểm hiện tại cũng gặp khó khăn chứ không riêng gì dự án
bôxit của TKV. “Nếu nhà máy vận hành ở thời điểm cách đây mấy năm, khi giá
khoáng sản ở mức cao thì chắc không có vấn đề gì, không mấy ai lo ngại” - ông
Chỉnh nói.
Ông Nguyễn Tiến Chỉnh tiếp tục khẳng
định: “Những năm đầu, dự án lỗ vì một số nguyên nhân như chi phí khấu hao
phải tính đủ, phải trả lãi vay thời kỳ đầu, nền kinh tế đang suy giảm, xuất
phát điểm giá bán thấp... Nhưng sau này khi giá tăng lên thì dự án sẽ có lãi.
Xu thế là với nguyên liệu, tài nguyên không tái tạo thì giá sẽ tăng.
Còn giá bán ở cảng hay cổng nhà máy,
xin thông cảm vì đây là bí mật kinh doanh. Việc công bố có thể gây bất lợi
cho doanh nghiệp khi đàm phán. Là doanh nghiệp, nếu làm thua thiệt, TKV sẽ
chịu trách nhiệm. Nếu phải chịu trách nhiệm thì lãnh đạo cao nhất của TKV sẽ chịu.
Còn có tính toán khác cho thấy dự án không hiệu quả, tôi không biết họ đưa
con số như thế nào. Nếu tính toán phải trên cùng thông số, cơ sở dữ liệu. Giá
thành cũng xin phép không công bố. Chúng tôi công bố giá thành với cơ quan có
thẩm quyền, như với các bộ, nhưng không công khai trên phương tiện thông tin
đại chúng”.
Lãnh đạo TKV sẽ chịu trách nhiệm nhưng mà phải chờ
12-13 năm nữa (khi đó mới nói được rằng dự án có hiệu quả hay không). Không hiểu
lãnh đạo TKV có làm lãnh đạo thêm hơn hai nhiệm kỳ nữa, và có ai cho họ làm
tiếp mấy nhiệm kỳ nữa để “chịu trách nhiệm”? Tài sản riêng của các lãnh đạo
này có đủ để đền bù thiệt hại của Nhà nước? TKV có biết hiện hàng đống hàng
quặng các loại đang tồn kho ở Thái Nguyên với lý do bị Trung Quốc ép giảm giá
tới 40% (VTV1). Phải chăng cần bí mật giá thành bô xít để “đánh úp” đối tác?
Thương
Giang
|
Bạn có biết 18 ngàn tỷ đem gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng hiện sẽ được bao nhiêu tiền lãi mỗi năm? Là 1.350 tỷ. Gần gấp 3 lợi nhuận mà TKV đầu tư.
Trả lờiXóa