09:27
Họ làm giàu...
"trên đầu, trên cổ" nông dân!
Kết quả kiểm toán năm 2011 của Kiểm toán Nhà nước nêu rõ
thu nhập của lãnh đạo Vinafood 2 gần 80 triệu đồng/tháng còn Vinafood 1 xấp
xỉ 56,5 triệu đồng/tháng
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố kết quả kiểm toán
năm 2011 tại 271 doanh nghiệp (DN) thuộc 27 tập đoàn, tổng công ty, công ty
Nhà nước gửi các đại biểu Quốc hội. Theo đó, một số đơn vị thuộc các tập
đoàn, tổng công ty chưa xây dựng đơn giá tiền lương hoặc xây dựng nhưng chưa
phù hợp, việc giao đơn giá tiền lương và phân phối quỹ tiền lương chưa hợp
lý, chưa tương xứng với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó, đáng chú ý là
2 tổng công ty lương thực lớn nhất nước.
Phản cảm
Cụ thể, tại Tổng Công ty Lương thực
Miền Bắc (Vinafood 1) thu nhập bình quân của lãnh đạo là 56,5 triệu
đồng/người/tháng; ở khối văn phòng cao nhất là 28,4 triệu đồng/người/tháng. Ở
Công ty CP Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà (đơn vị trực thuộc), thu
nhập cao nhất trong tổng công ty này là 6,5 triệu đồng/người/tháng. Tại Tổng
Công ty Lương thực Miền
Nông dân ĐBSCL
dù được mùa vẫn khó có lãi từ 30% trở lên do việc thu mua tạm trữ
của các
DN luôn có vấn đề. Ảnh: CA LINH
Điều đáng nói, theo KTNN, việc thực hiện chính sách hỗ
trợ nông dân trồng lúa thông qua thu mua lúa gạo tạm trữ của các DN
chưa hiệu quả và nông dân không được hưởng lợi trực tiếp dẫn đến không có cơ
sở để đánh giá được mục tiêu bảo đảm cho nông dân có lãi từ 30% trở lên.
Trong khi đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ
100% lãi suất tiền vay để thu mua tạm trữ nhưng không quy định rõ ràng dẫn
đến các DN có thể lợi dụng sơ hở. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ lãi suất cho cả
lúa và gạo tạm trữ chưa hợp lý nên nguồn hỗ trợ lãi suất có thể không đến
được với nông dân; một số DN trong thời gian được hưởng hỗ trợ lãi suất đều
có tiền chưa sử dụng gửi ngân hàng trong khi vẫn đi vay ngân hàng để thu mua
lúa gạo.
Nông dân ĐBSCL
dù được mùa vẫn khó có lãi từ 30% trở lên do việc thu mua tạm
trữ của
các doanh nghiệp luôn có vấn đề. Ảnh: THỐT NỐT
Cũng theo KTNN, việc quản lý hoạt động xuất khẩu lúa gạo,
quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa lúa gạo, nhà máy xay xát của 2
tổng công ty lương thực xuất khẩu lúa gạo tại ĐBSCL còn nhiều hạn chế
dẫn đến việc kinh doanh chủ yếu qua trung gian, sản lượng thóc mua trực tiếp của
người dân rất ít.
Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM Nguyễn Văn
Phụng cho rằng thu nhập của lãnh đạo DN xuất khẩu lúa gạo cao là rất phản
cảm, đáng lý phải chủ động chia sẻ với nông dân vì nông dân làm lúa chẳng thể
làm nghề khác, dù lỗ cũng phải làm. Quan điểm của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh
tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên thì trước hết cần làm rõ trách nhiệm cơ quan
chủ quản các DN này khi duyệt mức lương từ đầu năm. “Vai trò chủ sở hữu đối
với DN Nhà nước của các bộ, ngành ở đâu, không thể vô cảm với bà con như vậy”
- ông Kiên bày tỏ.
Thu nhập chứ không phải lương?
Giải thích về mức thu nhập “khủng”, Chủ tịch HĐTV Vinafood
1 Trần Bá Hoàn cho biết tổng giám đốc Vinafood 1 đã báo cáo bằng văn bản cho
bộ trưởng Bộ NN-PTNT về vấn đề này. Ông Hoàn phân trần rằng lương thực tế của
lãnh đạo DN gần 32 triệu đồng/tháng nhưng do năm 2011, lợi nhuận của tổng
công ty là 1.700 tỉ đồng nên có thưởng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thứ hai
là hết nhiệm kỳ của HĐTV nên được Bộ Tài chính đồng ý thưởng cho HĐTV và ban
giám đốc số tiền này trong cả một nhiệm kỳ. Do vậy, ông Nguyễn Như Lai, chủ
tịch cũ và 2 lãnh đạo khác được chia khoản này. Thêm nữa, năm 2010 quỹ tiền
lương gác lại gần 6 tỉ đồng, chuyển sang 2011, thì chia ra. Cộng cả lại thì
thu nhập cao nhất mới là 56 triệu đồng/người/tháng.
Còn Chủ tịch HĐTV Vinafood 2 Phạm Hoàng Hà cho biết đã
phân công Tổng Giám đốc Trương Thanh Phong, chủ tịch hội đồng tiền lương của
tổng công ty, trả lời báo chí. Tuy nhiên, đến chiều 21-5, chúng tôi không thể
liên hệ được với ông Phong qua số điện thoại di động và cơ quan.
(Theo Người Lao động) THẾ DŨNG
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét