23:10
Những lắt léo của chính trị Trung Quốc
Việc dùng tiền chạy chức chạy quyền có chiều hướng ngày càng phổ biến,
quan chức chơi trò "đấu giá" chức vụ, một nghiên cứu gửi Quốc hội Mỹ về
hệ thống chính trị nhận định.
Tuần Việt Nam giới thiệu phần tiếp của tài liệu này để bạn đọc tham khảo, có cái nhìn sâu về chính trị Trung Quốc.
Cơ quan lập pháp: Mạnh trên giấy tờ, yếu trong thực tiễn
Hiến pháp 1982 của Trung Quốc nêu rõ, cơ quan lập pháp duy nhất của
nước này, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (tương đương với Quốc hội ở
các nước khác), là "cơ quan quyền lực nhà nước tối cao".
Hiến pháp trao cho quốc hội quyền được sửa đổi hiến pháp; giám sát
việc thi hành hiến pháp; ban hành và sửa đổi luật, phê chuẩn và bãi bỏ
điều ước; phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước và các kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội quốc gia; bầu và buộc tội các quan chức cấp cao
trong nhà nước và cơ quan tư pháp; và giám sát công tác của Quốc vụ
viện, Hội đồng quân sự trung ương, Tòa án Nhân dân tối cao, và Viện Kiểm
sát Nhân dân tối cao.
Tuy nhiên, trên thực tế, NPC chỉ nắm nhiều quyền này trên danh nghĩa.
Trong khi hiến pháp trao cho NPC quyền "bầu ra" những quan chức nhà
nước cấp cao nhất như Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Ủy ban
Quân sự trung ương, thì trên thực tế, chính đảng mới là người sẽ quyết
định ai sẽ vào những vị trí này. Vai trò của NPC chỉ đơn giản là phê
chuẩn các quyết định của đảng.
Quyền lực của chính quyền cấp tỉnh
Lãnh đạo cấp tỉnh là những người nhiều ảnh hưởng trong hệ thống chính
trị Trung Quốc. Sáu trong số họ, đều là các Bí thư, là thành viên Bộ
Chính trị của đảng, thuộc nhóm 25 quan chức quyền lực nhất nước này. Tất
cả các lãnh đạo cấp tỉnh đều có cấp bậc hành chính ngang hàng với bộ
trưởng trong chính phủ.
Việc phân cấp về tài chính là một nguyên nhân lớn tạo nên sức mạnh
của các chính quyền cấp tỉnh. Các tỉnh có nguồn thu riêng, và chính
quyền cấp tỉnh và địa phương là những người chiếm phần lớn chi tiêu công
của cả nước, bao gồm gần như toàn bộ đầu tư công cho giáo dục, y tế,,
bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Các tỉnh cũng
có quyền ban hành các luật và quy định riêng, dựa trên các luật và quy
định chung của cả nước, miễn sao không xung đột với các văn kiện này.
Bắc Kinh trao cho các tỉnh khá nhiều quyền tự quyết trong việc xây
dựng các chính sách phát triển kinh tế, đồng thời khuyến khích các tỉnh
thực hiện thử nghiêm các chính sách đã được phê duyệt.
Ở Trung Quốc cũng có tình trạng "trên bảo dưới không nghe", khi Bắc
Kinh muốn áp đặt ý chí lên các tỉnh. Các bộ ngành trung ương đều có văn
phòng ở các tỉnh, nhưng các văn phòng này vừa chịu trách nhiệm trước bộ
quản lý ở Bắc Kinh và vừa trước lãnh đạo tỉnh.
Khi các ưu tiên bị xung đột, lãnh đạo những văn phòng như vậy thường
có xu hướng đặt lợi ích của lãnh đạo tỉnh lên trên, ít nhất là vì lãnh
đạo tỉnh kiểm soát việc bổ nhiệm nhân sự của họ.
Văn hóa văn bản
Trong hệ thống Trung Quốc, tuyên bố của cá nhân lãnh đạo gần như luôn
có giá trị thấp hơn so với các văn bản được phê duyệt bởi tập thể lãnh
đạo, với các văn bản có thẩm quyền cao nhất là các văn bản được Ban chấp
hành Trung ương đảng phê duyệt.
Hệ quả là, các phát biểu được phê chuẩn và đăng tải chính thức gần
như luôn có thẩm quyền cao hơn những lời lẽ được trình bầy ban đầu, và
việc công bố đó đóng vai trò như một con dấu quan trọng chứng tỏ sự chấp
thuận của đảng.
Một ví dụ là, cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo thường sử dụng các cuộc phỏng
vấn với truyền thông nước ngoài để thảo luận ý kiến của ông về cải cách
chính trị, nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc không bao giờ đưa tin
về bản chất của các cuộc phỏng vấn đó tại Trung Quốc.
Văn hóa văn bản của Trung Quốc cũng phải kể đến việc dựa nhiều vào
văn bản giấy tờ, ngay cả trong thời đại số, với việc lưu hành các giấy
tờ văn bản.
Vai trò của ý thức hệ
Ý thức hệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống chính trị Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng thích nghi với những thay đổi của
thế giới, họ phải đánh giá lại tư tưởng cầm quyền của mình để cho phép
thực hiện những thay đổi cần thiết cho sự tồn tại của họ, mà không làm
thay đổi vai trò cầm quyền của mình.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện thành công cuộc cách mạng và
thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với cam kết sẽ giúp công
nhân, nông dân lật đổ "kẻ bóc lột", địa chủ, nhà tư bản và xây dựng Chủ
nghĩa Xã hội và tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản, nơi mà mọi tài sản sẽ thuộc
sở hữu toàn dân và không còn tồn tại các tầng lớp xã hội. Hiến pháp
Trung Quốc nêu rõ, "hiện thực hóa Chủ nghĩa Cộng sản" là "mục tiêu lý
tưởng cuối cùng vào cao nhất".
Đãi ngộ nhân tài
Một yếu tố quan trọng trong tư duy lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung
Quốc là quan niệm cho rằng mỗi cá nhân phảt triển trong đảng và nhà nước
phải đảm bảo "tài đức vẹn toàn" và "theo thành tích". Đảng, cơ quan
quản lý việc bổ nhiệm nhân sự trong toàn hệ thống chính trị, quân đội và
tất cả các tổ chức công cộng, cho rằng cách thức bố trí này giúp hệ
thống chính trị Trung Quốc ưu việt hơn so với hệ thống chính trị khác.
Tuy vậy, việc Trung Quốc thực hiện chế độ nhân tài của mình đến đâu
là điều còn tranh cãi. Một nghiên cứu chi tiết năm 2012 do các học giả
Mỹ và Trung Quốc tiến hành cho thấy, không có mối tương quan giữa cấp
bậc trong đảng với thành công của cá nhân trong việc đảm bảo "tăng
trưởng kinh tế cao" - một chỉ số chính về năng lực công tác.
Trong khi đó, các tác giả lại phát hiện, đảng trao cơ hội thăng tiến
dựa trên các quan hệ phe phái, gia đình với nhà lãnh đạo cấp cao và bằng
cấp giáo dục. Trong khi đó, các vụ bê bối tham nhũng và tình dục cũng
ảnh hưởng nghiêm trọng đến lời khẳng định bổ nhiệm các nhà lãnh đạo "có
đức" của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngoài ra, việc dùng tiền chạy chức chạy quyền có chiều hướng ngày càng phổ biến, quan chức chơi trò "đấu giá" chức vụ.
Giới hạn độ tuổi và nhiệm kỳ đối với các chức vụ chính thức
Mặc dù vừa có những đổi mới tương đối gần đây, vào đầu năm 1997, việc
thực hiện giới hạn tuổi và nhiệm kỳ đối với các chức vụ trong đảng và
nhà nước khiến việc dự đoán chính trị cao cấp ở Trung Quốc có phần dễ
dàng hơn.
Tại 3 kỳ đại hội gần đây nhất, vào các năm 2002, 2007 và 2012, không
cá nhân nào trên 67 được đề bạt hay tái đề bạt vào Ban Thường vụ Bộ
Chính trị hay Bộ Chính trị.
Năm 2012, đảng mở rộng quy định tuổi này sang tất cả các thành viên
Quân ủy Trung ương. Trừ khi phục vụ đồng thời tại các cơ quan cao hơn,
các bộ trưởng, bí thư tỉnh ủy, và chủ tịch tỉnh không thể quá 62 tuổi
khi được bổ nhiệm nhiệm kỳ mới và có tuổi nghỉ hưu là 65, mặc dù những
người đang trong nhiệm kỳ thường được phép tại vị thêm một thời gian
ngắn nữa.
Trong khi đó, tất cả các quan chức cấp cao chỉ được giữ một chức vụ
nhiều nhất 2 nhiệm kỳ. Giới hạn tuổi đối với 5/7 thành viên Ban thường
vụ mới hiện nay có nghĩa họ sẽ chỉ phục vụ trong 1 nhiệm kỳ; chỉ trừ Tập
Cận Bình và Lý Khắc Cường đủ tiêu chuẩn về tuổi để làm tiếp nhiệm kỳ
thứ hai.
Theo độ tuổi, có hai thành viên trẻ nhất trong Bộ Chính trị 25 thành
viên vừa được bầu, nổi lên với triển vọng trở thành các nhà lãnh đạo
trong tương lai, đó là Hồ Xuân Hoa, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, và Tôn
Chính Tài, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, cả hai đều mới 49 tuổi.
Thiên hướng kế hoạch dài hạn
Như một di sản trong hệ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung của
những năm 1950 và 1960, hệ thống chính trị Trung Quốc đặt nặng vấn đề
quy hoạch dài hạn. Trong một khoảng thời gian 5 năm, Tổng Bí thư đảng
Cộng sản Trung Quốc trình bầy một báo cáo trước Đại hội đảng khái quát
những ưu tiên của đảng đối với đất nước. Đó là một trong những văn bản
có thẩm quyền cao nhất trong hệ thống chính trị Trung Quốc.
Trung Quốc cũng chuẩn bị các "kế hoạch 5 năm" đặt ra các mục tiêu
kinh tế, nhân khẩu và xã hội, đồng thời xác định các ngành nghề ưu tiên
phát triển. Các kế hoạch chính thức khác thì vẽ ra lộ trình phát triển
trong nhiều lĩnh vực với khung thời gian dài hơn. Ví dụ, lộ trình phát
triển khoa học kéo dài trong giai đoạn tới tận năm 2050. Những kế hoạch
như vậy không trình bầy quá chi tiết, nhưng có một vai trò to lớn trong
định hướng chính sách.
Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng áp dụng cách tiếp cận hoạch định dài
hạn để chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo chính trị tương lai. Ví dụ điển
hình nhất là khi một quan chức có thời gian dài chuẩn bị lên hàm ngũ cấp
cao là nguyên Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào, người được bầu vào cơ quan quyết
định chính sách cấp cao của Trung Quốc như một người thừa kế tất yếu của
Tổng Bí thư khi đó là Giang Trạch Dân vào năm 1992, tròn một thập niên
trước khi ông lên giữ cương vị cao nhất, và giữ nó đúng 10 năm nữa. Hai
nhà lãnh đạo đảng hiện nay, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, có thời gian
"tập sự" ngắn hơn, chỉ 5 năm.
Coi trọng ổn định chính trị
Năm 1989, đảng Cộng sản Trung Quốc đối diện với thách thức từ các
cuộc biểu tình quy mô lớn ở Quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh) và ở
hơn 100 thành phố lớn khác trên khắp cả nước. Những bất đồng về biện
pháp phản ứng đã gây chia rẽ giới lãnh đạo của đảng và buộc Tổng Bí thư
khi đó, Triệu Tử Dương, phải mất việc.
Như đề cập trước đó, quyết định của Đặng Tiểu Bình, khi ấy là lãnh tụ
tối cao, đã ra lệnh đưa quân đội vào để dẹp yên những người biểu tình ở
Bắc Kinh bằng vũ lực đã khiến cho uy tín của đảng bị ảnh hưởng sâu sắc
và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế xấu đi nghiêm trọng. Từ khi
đó, đảng đã coi việc duy trì ổn định xã hội là một trong những ưu tiên
hàng đầu, triển khai bộ máy công an khổng lồ để ngăn ngừa các cuộc biểu
tình, hoặc nếu biểu tình đã nổ ra, thì ngăn cho chúng không lan rộng.
Bộ máy an ninh nội địa bao gồm một lực lượng cảnh sát mạnh với
800.000 người thuộc Bộ Công an và lực lượng bán quân sự gồm 1,5 triệu
người, tức Công an Vũ trang Nhân dân, cơ quan này vừa phải báo cáo lên
Quân ủy trung ương, và thông qua Bộ Công an, lên Quốc vụ viện.
Lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân 2,25 triệu người cũng có sứ
mệnh duy trì ổn định trong nước, đặt trên cả nhiệm vụ quốc phòng.
Các cơ quan khác tham gia bảo vệ an ninh trong nước bao gồm Ban Tuyên
giáo trung ương, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm duyệt
truyền thông để ngăn chặn việc thảo luận các chủ đề có thể nuôi dưỡng
các phong trào đòi thay đổi; Bộ An toàn Quốc gia (MSS), tập trung vào
các mối đe dọa an ninh quốc gia, đồng thời tiến hành thu thập thông tin
tình báo ở nước ngoài; Bộ Tư pháp, cơ quan điều hành hệ thống trại giam.
Từ năm 2010, chi tiêu cho các cơ quan an ninh quốc gia như cảnh sát,
Cảnh sát vũ trang nhân dân, tòa án, và hệ thống trại giao đã cao hơn chi
tiêu cho quân sự. Ngân sách nhà nước năm 2013 dự toán đầu tư 123,7 tỷ
USD cho đảm bảo an ninh nội địa (không kể chi tiêu cho PLA), so với 119
tỷ USD cho quốc phòng.
Trâm Anh theo Fas.org
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét