17:00
Obama sẽ bị luận tội?
Nhiều nghị sĩ bảo thủ thuộc Đảng Cộng
hòa đã lên tiếng về khả năng họ sẽ đề nghị Quốc hội bỏ phiếu luận tội Tổng
thống Barack Obama về những bê bối liên quan tới trách nhiệm hành pháp và các
hành vi vi phạm luật pháp.
Một loạt bê bối Phát biểu với báo chí ngày 20/5, nghị sĩ Cộng hòa Jason Chaffetz cho rằng việc cố tình lừa gạt người Mỹ trong vụ người biểu tình Libya tấn công sát hại đại sứ Christopher Stevens ngày 11/9/2012 là không thể chấp nhận được. Nghị sĩ Chaffetz khẳng định việc đại sứ Stevens cùng ba nhân viên ngoại giao Mỹ tử vong trong cuộc tấn công đẫm máu ở thành phố Benghazi là do tòa lãnh sự ở đây "thiếu chuẩn bị". Theo ông, chính quyền Obama vẫn còn che giấu thông tin liên quan vụ tấn công này.
"Chính quyền Obama bị lôi kéo vào một bê bối do chính
họ tạo ra. Tôi cho rằng luận tội là một khả năng, đặc biệt nếu họ tiếp tục
không hỗ trợ chúng tôi tiếp cận thông tin nhiều hơn", trích lời ông
Chaffetz.
Hiện nay, Tổng thống Obama cũng đang là tâm điểm của dư luận xoay quanh những bê bối liên quan Tổng cục Thuế (IRS) và Bộ Tư pháp Mỹ.
Cụ thể, IRS được cho là có các hành vi phân biệt đối xử
khi giám sát chặt chẽ nguồn tài chính của một số nhóm bảo thủ thân đảng Cộng
hòa. Trong khi đó, có tin nói rằng Bộ Tư pháp Mỹ đã bí mật tịch thu hồ sơ các
cuộc gọi điện thoại của hơn 100 phóng viên hãng tin AP.
Trước ông Chaffetz cũng đã có một số chính khách như Chủ tịch Ủy ban toàn quốc đảng Cộng hòa Reince Priebus, Thượng nghị sỹ Rand Paul và Hạ nghị sỹ Michele Bachmann lên tiếng về khả năng đề nghị luận tội Tổng thống nhằm phế truất ông Obama khỏi cương vị người đứng đầu cơ quan hành pháp của nước Mỹ. Phản ứng của Obama Đối đầu với những chỉ trích liên tiếp, Tổng thống Obama vẫn ra sức bảo vệ chính sách của Nhà Trắng. Phát biểu tại Trường Đại học Morehouse ở thành phố Atlanta, ông khẳng định: "Nhiệm vụ của tôi là thực hiện các chính sách để tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người, tăng cường sức mạnh của tầng lớp trung lưu và người nghèo". Trước đó, để "biện minh" về cách xử lý vụ việc Benghazi, chính quyền Obama đã công bố 100 trang email nhằm bác bỏ cáo buộc "che giấu thông tin" của phe Cộng hòa. Nội dung các email cho thấy chính CIA chứ không phải các quan chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao đi đầu trong quá trình bàn bạc và bỏ đi những thông tin quan trọng về khả năng có sự liên quan của những kẻ cực đoan ở Libya.
Về bê bối liên quan đến IRS, Tổng thống Obama đã cách chức
quyền Giám đốc IRS Steven T. Miller sau khi lên án cơ quan này áp dụng sai
trái những biện pháp kiểm tra gắt gao hơn đối với các nhóm bảo thủ, đồng thời
cam kết hợp tác với quốc hội để điều tra vụ việc. Một cuộc điều tra hình sự
nhằm vào cáo buộc trên cũng đã được tiến hành với sự tham gia của Bộ Tư pháp
và Cục Điều tra Liên bang Mỹ.
Trong động thái nhằm làm giảm chỉ trích về vụ việc của Bộ
Tư pháp, ngày 15/5, Nhà Trắng cũng tìm cách khôi phục lại dự luật bảo vệ
truyền thông được Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Charles Schumer đưa ra vào năm
2009. Dự luật này sẽ dành sự bảo vệ về mặt pháp lý cho phóng viên nào từ chối
tiết lộ nguồn tin của họ, trừ những trường hợp liên quan đến an ninh quốc
gia.
Dân Mỹ vẫn ủng hộ Obama
Bất chấp những chỉ trích gay gắt mà đảng Cộng hòa nhằm vào
Tổng thống, hiện vẫn có tới 53% người dân Mỹ tán thành các chính sách của Nhà
Trắng, cao hơn mức 51% hồi tháng 4, theo khảo sát của CNN/ORC International.
Theo điều 2
Hiến pháp Mỹ, cơ quan lập pháp có thể bỏ phiếu luận tội để truy tố và phế
truất những quan chức cấp cao bị cho là có hành động phạm pháp nghiêm trọng
khi tại chức.
Trong lịch sử nước Mỹ đã có 3 tổng thống bị Quốc hội bỏ phiếu luận tội là Andrew Johnson năm 1868, Richard Nixon năm 1974 và Bill Clinton năm 1998. Cả 3 trường hợp này đều diễn ra khi đảng đối lập với tổng thống nắm giữ quyền kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện.
Theo VNN
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét