14:26
Phong
bì trăm triệu phải nằm ở cửa quan!'
"Phong
bì hàng trăm triệu, vài trăm triệu lại là ở những cửa quan. Ở những chỗ đấu
thầu, đề bạt chỗ đó mới nhiều tiền, còn ở bệnh viện thì tiền không nhiều
nhưng lại phổ biến" - nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - văn
hoa trung ương cho biết.
Phong bì là trá
hình của hối lộ
PV: Thưa ông,
xã hội đang phải đối mặt với vấn nạn phong bì phổ biến như một bệnh dịch ở
hầu hết các ngành, các lĩnh vực. Theo ông, thứ bệnh dịch này xuất hiện do
nguyên nhân nào và từ bao giờ?
Nhà báo Hữu
Thọ: - Trước hết phải nói rằng phong bì là một truyền thống tốt đẹp, có từ
lâu đời. Con mừng tuổi cha, cháu mừng tuổi ông, trò mừng tuổi thầy đều có
phong bì.
Phong bao dịp
Tết cũng là một hình thức khác của phong bì. Nghĩa là phong bì cũng là một
hình thức tốt đẹp của truyền thống xã hội.
Nhưng rồi ngày
càng bị biến tướng thành một tệ nạn hối lộ mà không ai khẳng định được nó
xuất hiện từ bao giờ. Nhưng theo tôi được biết, trong một cuốn sách "Trai
nước Nam làm gì" của Hoàng Đạo Thúy viết trước Cách Mạng tháng 8, bác đã
có nói đến phong bì. Nghĩa là nạn phong bì nó có trước khi cách mạng thành
công, từ thời quan lại phong kiến cũng có rồi.
Rồi đến ngày
nay, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới nó đã trở nên phổ biến. Trong một lần
tôi đi Châu Âu, trong một cuốn sách hướng dẫn kinh doanh bằng tiếng Pháp, của
nước ngoài đã có hướng dẫn cụ thể về cả định lượng, số lượng phong bì cho
từng đối tượng khi muốn gặp quan chức Việt Nam.
Nó cụ thể đến
mức khi gặp được quan chức thì phải qua bao nhiêu cửa, đưa bao nhiêu phong
bì, số tiền là bao nhiêu. Từ anh lính gác, tới anh thư ký, rồi tới anh sếp.
Khi đó, tôi chỉ coi đó là vấn đề sơ bộ.
Nhưng gần đây
nó trở thành phổ biến mà người ta hay gọi đó là "văn hóa phong bì",
thứ văn hóa đó không có thì không đi được, không lọt được. Văn hóa đó nó xuất
hiện từ cửa quan tới bệnh viện, từ công đường tới nhà trường... Thực chất nó
là sự trá hình của hối lộ.
Quà biếu thì có
nhiều dạng chứ không phải chỉ có phong bì. Một chai rượu đắt tiền, căn hộ,
miếng đất là dạng những quà biếu tính chất hối lộ.
Và nạn hối lộ
này cũng không phải chỉ có ở thời hiện tại mà nó cũng đã xuất hiện từ lâu,
đến nỗi cụ Đặng Huy Trứ đã đúc kết 103 trường hợp được và không được nhận
phong bì trong cuốn sách "Từ thụ yếu quy".
Trong 103
trường hợp đó chỉ có 5 trường hợp được nhận: Trò biếu thầy, con biếu bố mẹ
(người thân biếu nhau, con biếu cha, cháu biếu ông, bạn bè thủa hàn vi biếu
nhau) đầy tình nghĩa; những người đã từng giúp mình thành đạt, có thể là công
việc, giúp để có một vị trí xã hội thì cũng phải tri ân đó là những cái cho
nhận, những mối quan hệ đầy tình nghĩa, tri ân.
PV: - Ông cũng
từng nói tới vấn nạn "chạy chọt" là nói đến đi cửa sau, không đàng
hoàng nhưng ai không "chạy" lại bị xem là kẻ hâm, kẻ không thức
thời, bị thiệt thòi cho nên đua nhau "chạy". Đến thời điểm này ông
còn bảo lưu nhận định đó nữa không, vì sao vậy thưa ông?
Nhà báo Hữu
Thọ:- "Chạy" là một hình thức không đàng hoàng. "Chạy
chọt" có nhiều cách "chạy" chứ không phải chỉ có phong bì. Khi
là phong bì, khi là dự án, khi là suất học bổng, một chỗ làm, một cái nhà, ô
tô, nữ trang.... tất cả đều là "chạy". Vật liệu đi chạy là rất đa
dạng chứ không phải chỉ có tiền, mà chạy lại có nhiều cách chạy "đánh
thẳng thì dễ đỡ, đánh vòng thì khó tránh", chạy qua con, qua vợ, qua cấp
dưới...
Vậy, chạy chức,
chạy quyền, chạy học hàm học vị, chạy nhiều cửa thì cái gốc nằm ở đâu? Cửa
chạy phải là người có chức có quyền. Nếu muốn bịt phải bịt người có quyền ví
dụ trong trong hệ thống tổ chức thì cơ quan tham mưu. Hệ thống dự án, thì
phải bộ nào đó, sở nào đó có quyền đề bạt tới các cơ quan có quyền quyêt định.
"Chạy"
ai cũng biết là xấu, là không đàng hoàng nhưng nó lại nguy hiểm là nó lại
"chạy" được, mà "chạy" được thì người không
"chạy" lại thấy bị thua thiệt nên người ta đua nhau
"chạy". Nên mới có chuyện "chạy" trở thành phổ biến, mà
khi phổ biến thì nó lại có sự cạnh tranh chạy. Đã có cạnh tranh thì sự chạy
lại có sự cao giá, tăng giá, làm giá với nhau.
Hà Nội bôi
không trơn vì phong bì chưa đủ nặng
PV:- Liên quan
tới việc nhận phong bì, phát biểu mới đây của Bộ trưởng Y tế, cho nhận phong
bì sau điều trị đã được cấp dưới mau mắn ủng hộ. Thưa ông, có thể đồng tình rằng
vì lương bác sĩ thấp mà coi nhận phong bì cảm ơn của bệnh nhân là một điều gì
hợp lý và thuận với nguyện vọng của bệnh nhân không?
Nhà báo Hữu
Thọ: -Tôi cũng biết Bộ trưởng y tế rất kiên quyết trong việc nhận phong bì,
nhưng gần đây lại cho nhận phong bì sau khi điều trị. Tôi cho Bộ trưởng đúng.
Tôi kể chuyện thật
của bản thân tôi, khi tôi bị ốm nằm bệnh viện, tất cả các bác sĩ khi đó cũng
rất tốt nhưng tôi quan tâm tới một chị y tá, chị ấy rất nghèo, lại tận tụy
chăm sóc bệnh nhân. Hàng ngày chị lóc cóc chiếc xe đạp đi làm nuôi hai đứa con.
Khi tôi ra viện tôi đã bàn với anh Vũ Kỳ (thư ký của Bác Hồ cũng nằm viện
cùng với tôi) là phải giúp chị cái gì đó. Nếu tặng hoa thì chị cũng không có
chỗ mà cắm vì nhà chị quá nghèo.
Để cảm ơn người
đã giúp mình, chúng tôi đã làm hai phong bì, và mua mỗi người 1 bông hoa. Đó
là tiền tri ân chứ không phải tiền hối lộ.
Nhưng đừng nên
coi đó là bù đắp lương, nhất là trong xã hội hiện nay. Lương không đủ sống
thì phải điều chỉnh thang bảng lương. Cái lý bù đắp lương chỉ là mang tính
chất tạm thời.
Ở đây có hai việc,
một đã là tiền tri ân thì không nhiều. Nghĩa là tiền ít nhưng lòng nhiều, nó
gói lại một tình cảm lớn lắm, ý nghĩa lắm. Thứ hai, một vấn đề phức tạp hơn
là đưa lúc này tôi chưa đòi hỏi nhưng tôi sẽ ghi một món nợ để một lúc nào tôi
sẽ đòi lại.
Nghĩa là trong
từng việc cụ thể bao giờ cũng có nửa tối nửa sáng. Có những việc rất tốt
nhưng cũng có những việc không hoàn toàn tốt. Nên, mới nói đưa và nhận phong
bì là vấn đề rất tế nhị.
Chính vì vậy,
chúng ta phải ngăn chặn nạn phong bì hối lộ nhưng không được cực đoan đến mức
bỏ đi tất cả những tình cảm tốt đẹp giữa quan hệ con người với con người, con
người với xã hội.
Tôi ví dụ tôi
dạy học 30 năm, học trò rất đông tết các anh thường mang biếu tôi có khi chai
rượu, thuốc lá, có khi là tiền. Tôi nhận chứ, vì đó là trò biếu thầy. Đó là
tiền tình nghĩa thì tôi nhận. Nhưng tiền đó thường là không nhiều đâu.
Nhưng cũng có
những trường hợp tiền nhiều người ta vẫn nhận. Ví dụ như Chí Trung với Bộ
trưởng Đinh La Thăng, Đinh La Thăng biếu 100 triệu, Chí Trung nhận. Tôi cho
rằng anh đó cũng không có lỗi.
Không nên quá
cực đoan, phải quyết liệt chống nạn hối lộ nhưng không giảm đi tình ân nghĩa.
Còn hối lộ, tức là tôi đưa cho anh một khoản tiền nhưng tôi yêu cầu anh phải
làm cho tôi một việc mà pháp luật không cho phép.
PV: - Bí thư
Thành ủy Hà Nội có phát biểu các doanh nghiệp làm ăn ở những nơi khác bôi thì
trơn nhưng ở Hà Nội có bôi cũng không trơn. Nhưng vị Bí thư cũng không thể
chỉ ra được trường hợp nào bôi mà không trơn cũng như Thành ủy Hà Nội cũng không
thể tìm ra được ai chạy chức, chạy quyền sau lời nói của ông Trần Trọng Dực,
Trưởng ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội?
Do phong bì có
thuật tàng hình hay có những rào cản ngăn trở nỗ lực của các vị lãnh đạo đạt
tới kết quả khả quan? Ông bình luận thế nào về thực thực trạng này, thưa ông?
Nhà báo Hữu
Thọ:- Bây giờ mọi việc đều có giá, khi bôi không trơn nghĩa là không đủ sức
để trơn chứ không phải nó không có thế lực. Tôi nhớ một câu nói rất nổi tiếng
"cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền".
Chính vì có sự cạnh tranh giá càng ngày càng cao thì cái lợi mang lại ngày
càng nhiều. Cái lợi đó là bóc lột từ chính nhân dân, từ ngân sách nhà nước.
Còn vấn đề chạy
chức, chạy quyền, tôi cũng đã nói sẽ không thể điều tra được.
Vì, người chạy
không dám khai. Chạy mà khai thì một phần vi phạm đạo đức,quan trọng hơn là
mất luôn kết quả chạy. Người nhận không bao giờ nhận, vì nhận cũng vi phạm
đạo đức, là phạm pháp, là mất chức quyền. Còn cơ quan được thẩm định thì bảo
vệ nhau. Ví dụ, chấm phúc khảo có bao giờ được đâu, nếu được thì vô tình tôi
đã phủ nhận bạn của tôi chấm ở sơ khảo là sai.
Hay chấm luận
án, đôi khi không phải chấm trò mà là chấm thầy. Tôi bác luận án này tôi phải
nghĩ tới người thầy hướng dẫn luận án đó. Nghĩa là sợ thầy, ngại thầy mà chấm
cho trò.
Nên tôi mới nói
là không thể điều tra được. Trên thực tế, 100 triệu là cái chức nào ấy be bé
chứ chỉ một chức phó phòng trong quận nào đó thôi cũng đã có vài trăm triệu
rồi. Mà trong pháp luật lại trọng "chứng" chứ không trọng
"cung", nghĩa là trọng chứng cứ chứ không trọng lời khai. Nên thông
thường những vụ án liên quan đến chạy chọt là rất khó xử.
Nhưng có một
vấn đề đặt ra, tôi không xử được anh nhưng tôi có quyền không cử anh vì dư
luận của anh xấu, anh mất lòng tin, mất tín nhiệm.
Phong bì trăm
triệu phải ở cửa quan
PV: -Ranh giới
giữa phong bì tri ân, nghĩa tình với phong bì hối lộ là rất mong manh. Một
phong bì tri ân thì rất đáng trân trọng nhưng theo ông, lòng tốt, lòng tri ân
có thật sự nhiều đến mức phổ biến ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, dưới mọi
hình thức mà không có thì không thể đi được, không lọt được như ông đã nói?
Theo ông, đó là loại phong bì gì vậy, tại sao nó lại phổ biến và lan nhanh
như một thứ cỏ dại?
Nhà báo Hữu
Thọ: - Ở đây có hai loại, loại thứ nhất tôi đưa phong bì có tính chất hối lộ
là để buộc anh phải làm một việc mà luật pháp không cho phép làm. Loại thứ
hai, là phong bì bệnh viện, nhà trường, cơ quan công sở thì thường phong bì
đưa vào đó không quá lớn nhưng phong bì ấy nó có ý nghĩa là để chống lại cái nhũng
nhiễu.
Chúng ta hay
nói tới tham nhũng, nhưng trong xã hội phải nhũng mới tham được. Từ chỗ nhũng
nhiễu đó thì anh phải tìm cách hối lộ tôi, để giảm bớt cái nhũng đó.
Có nghĩa là cố
tình duy trì cái nhũng để tham. Đó cũng là tình trạng mà chúng ta phải chống
quyết liệt. Vì hiện nay tình trạng nhũng nhiễu cũng rất phổ biến. Ví dụ tôi
muốn nhanh thì đưa ít tiền để được ưu tiên hơn những người khác. Tôi điểm thấp,
đưa ít tiền để được điểm cao...
Nhưng đó chỉ là
nhũng nhiễu còn tham nhũng lớn nó nằm ở chỗ khác. Phong bì hàng trăm triệu,
vài trăm triệu lại là ở những cửa quan. Ở những chỗ đấu thầu, đề bạt chỗ đó
mới nhiều tiền, còn ở bệnh viện thì tiền không nhiều nhưng lại phổ biến.
PV: - Hiện
tượng đó có báo hiệu một sự suy đồi cấp cao hơn trong xã hội? Nếu cứ tiếp tục
như vậy, xã hội của chúng ta sẽ đi tới đâu? Ông có cho rằng sẽ cải thiện được
vấn nạn này và theo ông, chúng ta phải làm gì?
Nhà báo Hữu
Thọ:- Tất cả đều bắt nguồn từ sự nhũng nhiễu trong xã hội. Không ai muốn đưa
phong bì đút lót cả. Tôi nghĩ rằng tình trạng này sẽ ngày càng ít đi một khi
nó được minh bạch.
Tất cả những
cái đó chưa có luật pháp, và sự tỉ mỉ, sòng phẳng. Tôi nói ví dụ tất cả những
quà biếu của lãnh đạo là của nhà nước. Khi tổng thống Bill Clinton từ nhiệm
chức tổng thống ông có mang về một số tặng phẩm của quốc gia biếu ông trong đó
có bức khảm xà cừ của TP.HCM. Ông mang về cũng được nhưng phải được định giá.
Bức tranh đó đã được định giá là 500USD, và
Tôi cho rằng, ở
nước ta cũng phải có những quy định cụ thể. Ví dụ quy định, như thế nào thì
không được phép nhận, quà biếu bao nhiêu là được nhận.
Tôi được biết,
đối với lãnh đạo, thành viên LHQ đi đến đâu mà nhận quà thì mất chức ngay. Họ
có quy định rất cụ thể giới hạn vật phẩm trị giá bao nhiêu thì mới được phép
nhận, bao nhiêu là không được nhận. Nếu nhận bằng tiền thì mất chức ngay.
Xin cảm ơn ông!
Theo Đất Việt
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét