Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013


09:45
Chuyện một thanh niên Mỹ vào Đoàn và Đảng

TP - Khi thực hiện bài viết về Chủ tịch Hội Cựu TNXP Việt Nam Nguyễn Anh Liên (đăng trên Tiền Phong từ số 114 đến số 116, 24-26/4/2013), tôi được ông kể cho nghe câu chuyện về một lính Mỹ giác ngộ chạy sang hàng ngũ của ta rồi tham gia đội vũ trang tuyên truyền và vào Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Miền Nam Việt Nam.
Ông Nguyễn Anh Liên (ngoài cùng bên trái), người vận động cho Bobby vào Đoàn, trong thời gian học tập tại Viện hàn lâm KHXH Liên Xô
Ông Nguyễn Anh Liên (ngoài cùng bên trái), người vận động cho Bobby vào Đoàn, trong thời gian học tập tại Viện hàn lâm KHXH Liên Xô.
Cuốn sổ quý
Tôi chúi mũi và mê mải vào cuốn sổ bé bằng bàn tay mà ông Nguyễn Anh Liên đưa. Ông Liên là Chủ tịch Hội Cựu TNXP. Giấy đã ố vàng vì thời gian. Sách được in năm 1968. Cơ quan ấn loát là Ban chấp hành Hội Liên Hiệp Thanh niên Giải phóng miền Nam Trung Bộ. Bìa sách ghi rõ là loại sách Người tốt việc tốt.
Cuốn hút có lẽ chưa phải là nội dung mà là những dòng viết tay của ông Nguyễn Anh Liên:
“Kỷ vật kháng chiến. Thực hiện khẩu hiệu hành động Tuân theo lời Bác Không có gì quý hơn độc lập tự do, Thanh niên thề đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào. Khu Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng Khu V Trung Bộ chủ trương xuất bản loại sách bỏ túi định kỳ hằng tháng làm tài liệu tuyên truyền giác ngộ thanh niên – sinh viên trong các đô thị tham gia hành động cách mạng.
Cuốn sách này là cuốn đầu tiên tôi viết dưới hầm bí mật tại vùng ven Thành phố Đà Nẵng sau chiến dịch Mậu Thân 1968. Cuốn sách đã góp phần giáo dục cho hàng ngàn học sinh sinh viên trong vùng Mỹ Ngụy kiểm soát xung phong lên đường phục vụ cách mạng. Rất nhiều đồng chí đã anh dũng chiến đấu lập công xuất sắc và trở thành những cán bộ sĩ quan tướng lãnh. Đặc biệt đã góp phần giáo dục cảm hóa một sinh viên Mỹ bị bắt lính đưa sang miền Nam Việt Nam và trở thành Đoàn viên Nhân dân cách mạng miền Nam. Thanh niên Mỹ này sau đó đã trở thành cán bộ Đội tuyên truyền địch vận Khu V và được kết nạp vào Đảng Cộng sản...”.
Dưới đó là những dòng Nguyễn Anh Liên, Chủ tịch Hội Cựu TNXP Việt Nam, Nguyên Thường vụ Trung ương Đoàn TNND Cách mạng Miền Nam. Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp HSSV miền Nam Trung Bộ, Ủy viên Ban Thanh vận Khu Ủy Khu V.
Cuốn sách mỏng, những câu chuyện sinh động được tập hợp trong sách thường chỉ gần 10 mẩu. Mỗi chuyện chỉ mấy trăm từ. Coi kỹ tên tác giả thì tất cả đều là tên vợ tên con anh cán bộ Đoàn Nguyễn Anh Liên được lấy làm bút danh.
Ngoài mấy dòng nhắc đến như trên, cuốn sách bỏ túi không chép chuyện một thanh niên Mỹ trở thành Đoàn viên...
Nhưng câu chuyện được ông Liên kể lại tường tận.
Trưa bắt ốc, tối cầm loa địch vận
Mùa đông 1967, ông Liên bị thương trong một trận bom Mỹ oanh tạc vào căn cứ Khu V. Vào Viện ông nằm điều trị gần giường một người Mỹ còn trẻ tên là Bobby. Bobby rất sõi tiếng Việt. Vết thương vô phần mềm. Thuốc men lúc ấy còn thiếu thốn nhưng không thấy Bobby kêu rên gì nhiều.
Nằm gần nhau nên quen. Ông được biết Bobby vốn là sinh viên đang học năm thứ hai ngành sư phạm Đại học California thì vào lính. Trung đoàn biệt kích thuộc Sư đoàn thủy quân lục chiến số 2 của Boby liên tục có những cuộc càn ác liệt dã man vào các tỉnh Trung Bộ.
Phong trào biểu tình phản chiến của giới học sinh sinh viên bên Mỹ chống chiến tranh Việt Nam tác động không nhỏ đến tâm lý anh lính trẻ Bobby. Hệ thống địch vận khu V khi đó có nhiều cách làm sáng tạo tác động nhiều đến tinh thần lính Mỹ và Nam Hàn tham chiến. Chuyện Bobby lái chiếc xe Jeep lạc một cách cố ý vào vùng Việt Cộng kiểm soát được các đơn vị đồn trú ở Đà Nẵng giấu nhẹm...
Về với Việt Cộng với khu V gian khó đói cơm lạt muối bom đạn bời bời nhưng Bobby không bấn loạn cô đơn. Người thanh niên Mỹ ấy may mắn được hai nhân vật trong cơ quan lãnh đạo Mặt trận dân tộc Giải phóng Miền Trung Trung Bộ cùng quan tâm coi sóc. Ấy là GS Hồ An và Đại đức Pháp sư Thích Giác Lượng, những người vốn thông rành tiếng Anh đã giúp Bobby rất nhiều.
Cũng cần nói thêm về Đại đức Thích Giác Lượng. Tên thật của ông là Ngô Sáu, quê ở Phú Yên. Sau Cách mạng tháng Tám, là học sinh trung học, ông được giác ngộ thành Đoàn viên TN cứu quốc. Rồi Ngô Sáu bỏ dở việc học vào chùa, được các hòa thượng nuôi nấng truyền dạy việc kinh bổn giáo lý nhà Phật.
Hằng ngày cứ vào buổi trưa đồng bào các dân tộc vùng căn cứ Khu (ở tỉnh Quảng Đà) thấy một thanh niên da trắng, cao to ra rừng hái rau chặt củi, xuống suối bắt ốc bắt cá đem về phụ giúp bếp ăn tập thể. Còn bà con thấy cứ buổi tối một thanh niên Mỹ đội mũ tai bèo, mang súng AK báng xếp, trước ngực lủng lẳng chiếc loa pin cùng Đội TNXP võ trang từ trên căn cứ hướng về thị trấn Nam Phước hoặc Cao Lâu nơi có lính Mỹ và lính Nam Triều Tiên đóng quân.
Thời gian học đại học Vạn Hạnh, Ngô Sáu được tiếp xúc làm quen với các vị cao tăng, các nhân sĩ trí thức sinh viên Phật tử tham gia nhiều cuộc đấu tranh. Nghe theo lời của Mặt trận, đầu năm 1964, đại đức thoát ly tham gia kháng chiến.
Việc tình nguyện của đại đức trong phong trào kháng chiến đã cổ vũ một phong trào tòng quân rộng khắp trong các vùng địch kiểm soát. Uy tín đại đức lan rộng nhiều tỉnh thành phố và đại đức được tín nhiệm bầu làm Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Trung Trung Bộ và là Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng miền Trung. Đại đức đã nêu tấm gương sáng về đạo đức nhân cách.
Được gần gũi vị đại đức từng thu phục nhân tâm hàng vạn thanh niên Phật tử và học sinh sinh viên với Boby là dịp may hiếm. Cái chết của vị đại đức trong một bom Mỹ đã làm Bobby lay động tâm trí. Anh xung phong vào đội vũ trang tuyên truyền của Khu.
Hằng ngày cứ vào buổi trưa đồng bào các dân tộc vùng căn cứ Khu (ở tỉnh Quảng Đà) thấy một thanh niên da trắng, cao to ra rừng hái rau chặt củi, xuống suối bắt ốc bắt cá đem về phụ giúp bếp ăn tập thể. Còn bà con thấy cứ buổi tối một thanh niên Mỹ đội mũ tai bèo mang súng AK báng xếp, trước ngực lủng lẳng chiếc loa pin cùng Đội TNXP võ trang từ trên căn cứ hướng về thị trấn Nam Phước hoặc Cao Lâu nơi có lính Mỹ và lính Nam Triều Tiên đóng quân.
Ông Liên hỏi sao không lấy vợ Việt Nam, Bobby cười: Cũng muốn lắm nhưng kẹt. Hỏi kẹt gì thì Bobby bộc bạch rằng sợ vướng bận nhiều thứ sẽ làm khổ người phụ nữ! Gần gũi Bobby, ông biết thêm sở dĩ anh cứ lọ mọ không nghỉ trưa, hết hái rau đến bắt ốc dưới suối vì từ lâu đã quen làm theo lời dặn của quân y Mỹ rằng ở xứ rừng nhiệt đới cố gắng tránh ngủ trưa nếu không muốn bị sốt rét rừng quật ngã!
Có thể nói, tiếng loa địch vận của Bobby quả là lợi hại. Bọn Mỹ cay cú treo giải thưởng lớn nếu bắt được Bobby. Có lần giữa đêm khuya, Bobby đang làm nhiệm vụ binh vận thì hàng loạt pháo trong căn cứ bắn ra xối xả nhưng anh vẫn dũng cảm bám trụ. Cũng như nhiều đồng đội, Bobby bị những cơn sốt rừng hành hạ, nhưng hễ dứt sốt, anh lại hăng hái nhận việc.
Sau này đã gần gũi quen thân, Bobby thi thoảng chuyện trò thân mật với cô Liên ở Khu Đoàn Quảng Ngãi. Liên rất xinh, dũng cảm thông minh nhưng chuyện 2 người cứ giẫm chân tại chỗ... Ông Liên hỏi sao không lấy vợ Việt Nam, Bobby cười: Cũng muốn lắm nhưng kẹt. Hỏi kẹt gì thì Bobby bộc bạch rằng sợ vướng bận nhiều thứ sẽ làm khổ người phụ nữ! Gần gũi Bobby, ông biết thêm sở dĩ anh cứ lọ mọ không nghỉ trưa, hết hái rau đến bắt ốc dưới suối vì từ lâu đã quen làm theo lời dặn của quân y Mỹ rằng ở xứ rừng nhiệt đới cố gắng tránh ngủ trưa nếu không muốn bị sốt rét rừng quật ngã!
Vào đoàn, vào đảng
Một lần Bobby chân thành thổ lộ nguyện vọng muốn gia nhập Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Miền Nam. Qua thẩm tra điều nghiên kỹ càng, ông Liên đã báo cáo cấp trên và được chuẩn y. Chi đoàn cơ quan binh vận Khu V đã tổ chức long trọng lễ kết nạp Bobby vào Đoàn. Trong đơn gia nhập Đoàn, anh đã lấy tên Việt Nam là Nguyễn Chiến Đấu.
Phát biểu cảm tưởng trong buổi kết nạp, Bobby nói anh mang họ Nguyễn là họ của... Bác Hồ. Chiến Đấu là nguyện suốt đời chiến đấu theo lý tưởng của Đoàn và cũng là lý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ít lâu sau, nguyện vọng xin gia nhập Đảng của người thanh niên Mỹ ấy cũng được toại nguyện!
Sau này ông Nguyễn Anh Liên cho biết, Bobby được điều ra Bắc công tác và ông không biết thêm tin tức gì về người thanh niên Mỹ ấy. Cũng có nghe mang máng Bobby sau đó hồi hương và là đảng viên đảng cộng sản hay xã hội ở Mỹ rồi không có tin tức gì thêm nữa.
(Theo Tiền phong) Xuân Ba 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét