09:35
Chính phủ
cũng góp phần gây nên nợ xấu
(GDVN)
- “Ai gây nên nợ xấu? Trước đến nay chúng ta quy ngân hàng, doanh
nghiệp đúng quá rồi nhưng bên cạnh đó Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm
vấn đề này…”, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng - Viện Kinh tế Việt
Ngày 20/5, trong khuôn khổ “Hội thảo Ngân
hàng và Doanh nghiệp giải pháp dòng tiền” do Phòng Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) tổ chức, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, dự báo khả năng “chạm đáy và
thoát đáy” nền kinh tế bắt đầu từ giữa năm 2013 là xa thực tế, nếu có phục
hồi cũng từ cuối năm 2013 thậm chí sang năm 2014.
Theo PGS.TS
Trần Đình Thiên, tính đến hết quý I tăng trưởng tín dụng với ở mức 0,03%, thu
chi ngân sách 16,7% (dự đoán cả năm 18,5%, CPI tháng 3 bị “âm” (-0,19%) đến
tháng 4 0,02% sức cầu yếu… Mặc dù “Chính phủ đã quyết tâm đầu năm 2013 tăng
tốc giải ngân để phục hồi cho nền kinh tế nhưng quyết tâm lớn như vậy vẫn
không thể làm được vì hai cơ sở quan trọng bậc nhất, được coi như mạch máu
nền kinh tế là tín dụng và ngân sách nhà nước đều yếu, khả năng phục hồi thoát
đáy từ giữa năm 2013 là xa với thực tế” – PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định.
Vấn đề đặt ra cho nền kinh tế vĩ mô lúc này là giải quyết các nút thắt là giải quyết nợ xấu, tồn kho BĐS tái cơ cấu và ổn định kinh tế vĩ mô. Để tháo các nút thắt này cho nền kinh tế, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, trước hết cần xác định mục tiêu cụ thể trước mắt và lâu dài. Theo đó không nên đặt vấn đề tăng trưởng trong năm 2013 mà trước hết cần phải giải quyết nợ xấu.
“Theo tôi trước hết chúng ta cần tập trung
nguồn lực, kinh phí giải quyết nợ xấu, không thể giải quyết nợ xấu mà “tay
không bắt giặc”, không thể giải quyết nợ xấu mà không có tiền được”, PGS.TS
Trần Đình Thiên bày tỏ quan điểm.
Trước khi giải quyết nợ xấu theo PGS.TS
Trần Đình Thiên cần phải tìm ra “thủ phạm” để xứ lý tận gốc vấn đề. “Hiện nay
chúng ta mới quy về ngân hàng, đúng quá rồi khi ngân hàng cho vay sơ xuất,
cho vay tiền vào những dự án rủi ro… Thứ hai là doanh nghiệp gây nên nợ xấu
nhưng theo tôi Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm với nợ xấu hiện nay” –
PGS.TS Thiên cho biết.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, đầu tư công
của chính phủ như xây dựng điện đường, trường, công trình thủy lợi… Khi đó
doanh nghiệp là đối tác của chính phủ dù dự án chưa có vốn nhưng doanh nghiệp
vẫn sẵn sàng ứng vốn, thậm chí đi vay lãi cao để thực hiện công trình. Tuy
nhiên việc chậm giải ngân quyết toán trả doanh nghiệp khiến khoản nợ của
doanh nghiệp tại ngân hàng trở thành nợ xấu.
Cũng theo
PGS.TS Trần Đình Thiên, cộng số nợ sau các công trình xây dựng công trong hai
năm vừa qua của Chính phủ với doanh nghiệp là gần 100.000 tỉ đồng. Vì thế để
có khai thông giải quyết nợ xấu PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, Chính phủ
xem xét trả nợ cho doanh nghiệp, số tiền này doanh nghiệp trả nợ ngân hàng để
sau đó tái vay từ đó lợi ích nhân lên gấp bội vừa giải quyết nợ xấu vừa
có vồn điều hòa tái vay.
Cũng quã hội thảo, PGS.TS Trần Đình Thiên đưa ra đề xuất cần thay đổi tư duy kế hoạch năm, chuyển chi tiêu kinh tế phát triển theo tốc độ tăng GDP theo từng năm. Từ đó thoát khỏi tư duy tầm nhìn hàng năm để triển khai các kế hoạch dài hạn từ 2-3 năm đánh giá phục hồi kinh tế sau khủng hoảng và tái cơ cấu.
(Theo Giáo dục VN, tựa đề của Kinh Bắc) Hoàng Lực
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét