Thác loạn bên trong các nhà
hàng: Phải khởi tố vụ án!
Cập
nhật
lúc 09:42
Lãnh đạo TP HCM chỉ đạo Công an TP HCM xử lý. Các chuyên
gia pháp luật đề xuất tăng cường trách nhiệm của địa phương, xử lý hình sự
những kẻ cầm đầu
Sau
loạt bài điều tra "Thác loạn bên trong các nhà hàng" mà Báo Người
Lao Động đăng tải trên nhiều số báo, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn
Thị Thu đã đánh giá cao những tư liệu, bằng chứng mà nhóm phóng viên ghi
nhận; đồng thời yêu cầu Công an TP phối hợp với VKSND TP xem xét việc khởi tố
hình sự đối với các hành vi, vụ việc mà báo đã phản ánh.
Chỉ phạt tiền sẽ không thuyết phục
Sau
khi xem những clip thác loạn bên trong các nhà hàng mà Báo Người Lao
Động cung cấp, luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng
một thành phố văn minh, hiện đại và nghĩa tình nhưng để xảy ra tình trạng
trụy lạc như vậy thật khó hiểu.
"Những tụ điểm vui chơi
lành mạnh, những cơ sở mang tính giải trí và giáo dục cho người dân thì ít
nhưng các cơ sở thác loạn, trụy lạc lại nhiều. Tôi thấy chính quyền TP HCM,
Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM cần phối hợp các cơ quan chức năng liên quan
siết chặt các ngành nghề kinh doanh mờ ám như vậy" - luật sư Mạch nói.
Nói về hoạt động thác loạn, luật
sư Mạch cho rằng mức phạt hành chính như hiện nay chẳng là bao so với doanh
thu "khủng" của các nhà hàng đồi trụy. Theo quy định tại khoản 5 và
7, điều 19 Nghị định 158/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với
hành vi bao che cho các hoạt động có tính chất khiêu dâm, kích động bạo lực,
đồi trụy, nhảy múa thoát y tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng
karaoke, nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công
cộng khác.
Đồng thời, hình phạt bổ sung là
tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh vũ trường, karaoke từ 12-24 tháng đối
với hành vi trái pháp luật được quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
"Tôi đề xuất cần sửa luật
và phải phạt tù những kẻ cố tình kinh doanh những mô hình đồi trụy, dâm loạn
tại các nhà hàng "không khói" ở trung tâm TP HCM. Đồng thời, cần xử
lý nghiêm cán bộ quản lý địa phương để những nhà hàng thác loạn, trái thuần
phong mỹ tục, làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh. Phải thật nghiêm khắc đối
với kẻ cầm đầu trong các nhà hàng cũng như cán bộ mới mong dẹp nổi. Tôi không
đồng tình chuyện chỉ xử lý hành chính với mức phạt tiền nhẹ hều như luật hiện
hành vì như vậy không nghiêm, không răn đe" - luật sư Võ Đan Mạch đề
nghị.
"Cũng như ma túy gieo rắc
cái chết trắng cho hàng triệu người thì những chốn ăn chơi như vậy là mầm
mống của mại dâm, tội phạm bảo kê, tha hóa về đạo đức lối sống, hình thành
nên những thanh niên trẻ lười lao động. Đồng thời, đó là môi trường màu mỡ
cho tội phạm môi giới mại dâm, trốn thuế và nhiều loại tội phạm khác" -
luật sư Mạch nói thêm.
Các
chuyên gia luật đề xuất xử lý hình sự đối với những người kinh doanh mô hình
đồi trụy. Ảnh: LÊ PHONG
Cần điều tra để xử lý hình sự
Ông Vũ Phi Long, nguyên Phó
Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM, phân tích: "Quyền kinh doanh là quyền của
mọi người, vì vậy họ thay tên đổi họ thì đó là quyền của họ nhưng nhà nước
quản lý về trật tự an ninh, công cộng nên cần phải tăng cường quản lý những cơ
sở nhạy cảm. Chỉ cần một cơ sở lù lù ở thành phố thì không thể nói là cảnh
sát khu vực, quản lý khu phố và bà con xung quanh không biết. Nếu tăng cường
trách nhiệm của chính quyền địa phương, đặc biệt là của cảnh sát khu vực,
những người làm công tác kiểm tra văn hóa thì họ dư sức để biết mà thực hiện
nghiêm những quy định của pháp luật".
Theo ông Long, việc kinh doanh
những ngành nghề nhạy cảm cần phân biệt 2 vấn đề: quyền kinh doanh và thực
hiện hành vi kinh doanh là quyền của công dân. Tuy nhiên, việc kiểm tra, kiểm
soát và việc thực hiện đúng những khuôn mẫu đạo đức xã hội, trật tự công cộng
thì chính quyền địa phương vẫn bảo đảm được khi tăng cường kiểm tra và giám
sát những vấn đề này. Những cơ sở kinh doanh nhạy cảm không phải là nhỏ để
giấu được mà nó lại xuất hiện một thực thể khá thực tế ở TP HCM. Nên việc
kiểm tra, tăng cường trách nhiệm của địa phương là hoàn toàn khả thi để có
thể chấm dứt được vấn đề này.
Nếu một cơ sở kinh doanh đã bị
xử phạt hành chính về việc thác loạn ngay cơ sở mình kinh doanh, qua lần thứ
hai và nhiều lần khác thì phải có biện pháp nặng hơn chứ không chỉ là xử
phạt. Nếu thác loạn và múa may khiêu dâm đủ trò đã vi phạm, thể hiện đạo đức
suy đồi và làm cho trật tự kinh doanh bị "ô nhiễm" nên phải có biện
pháp xử lý nghiêm khắc. Thậm chí, nếu vi phạm nhiều lần thì có thể cấm luôn
mô hình kinh doanh kiểu thác loạn như vậy, vì đây là loại hình kinh doanh có
điều kiện. Còn nếu đã cấm mà vẫn còn làm thì vi phạm này có thể xử lý hình sự.
"Trong hàng chục năm tham
gia công tác xét xử và quản lý thì tôi thấy TAND TP HCM chỉ xét xử những hành
vi có liên quan đến việc thác loạn bên trong nhà hàng chẳng hạn như thác loạn
rồi sau đó kèm môi giới mại dâm lấy tiền hoa hồng. Chứ còn những việc như múa
sexy, khỏa thân thì chưa thấy đưa ra tòa xử lý" - ông Vũ Phi Long nhận
định.
"Cần
phải kiểm tra, tăng cường trách nhiệm và công tác quản lý của địa phương. Cần
chế tài mạnh mẽ nếu vi phạm lần thứ hai trở đi. Đối với những đối tượng phục
vụ cho việc đồi trụy thì cần phải xử lý hình sự; tuy nhiên, xử tội gì thì cần
phải căn cứ nội dung vi phạm để xử lý" - ông Long kiến nghị.
Có dấu hiệu bảo kê
Luật sư Nguyễn Anh Minh, Đoàn Luật sư TP HCM, cho biết
với các chứng cứ, hình ảnh Báo Người Lao Động phản ánh, đủ
cơ sở để khởi tố vụ án về tội "Môi giới mại dâm". Đồng thời cơ quan
công an có nhiệm vụ làm rõ thông tin sử dụng ma túy tại các nhà hàng mà báo
phản ánh.
"Tôi
nghĩ nhiều vụ việc khi chỉ có hình ảnh camera an ninh, không tìm được người
bị hại, tang vật, cơ quan chức năng vẫn có thể điều tra xử lý được. Việc
những tụ điểm thác loạn hoạt động một cách công khai, tồn tại một thời gian
dài như vậy không thể chấp nhận. Dư luận không khỏi hoài nghi trước những dấu
hiệu bảo kê chính từ cơ quan chức năng" - luật sư Nguyễn Anh Minh nói.
LÊ PHONG ghi
(Theo
Người Lao Động) HẠNH NGUYÊN
|
Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét