Thu phí đại lộ Thăng
Long: Đừng để lòng tham làm mờ lý trí
Cập nhật lúc 11:10
Tiền ngân sách cũng là tiền thuế do người dân đóng góp, lý lẽ của
TP Hà Nội khi đưa ra thu phí để hoàn vốn đầu tư như vậy có công bằng với
người dân?
Hà Nội vừa đưa
ra lý lẽ của mình để xin phép Thủ tướng được thu phí trên đại lộ Thăng Long.
Nếu quyết định
này được thông qua, ngoài tiền thuế trích từ ngân sách, người dân còn phải
chịu đủ loại thuế, phí nếu muốn tiếp tục sử dụng làn đường cao tốc của đại lộ
dài và hiện đại nhất Việt Nam, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long này.
Đề án thu phí
đại lộ này đã được thành phố Hà Nội xây dựng từ năm 2011, sau khi Chính phủ
cho phép. Theo thành phố, trong phương án được duyệt trước khi đầu tư dự án
cũng có nội dung cho thu phí để hoàn vốn bởi đây là tuyến đường được đầu tư
(phần lớn) từ nguồn ngân sách thành phố (không phải tiền tư nhân), với số
tiền lên đến gần 5.700 tỷ đồng.
Theo lý giải
của Hà Nội, việc thu phí nhằm vào những đối tượng tham gia giao thông muốn có
dịch vụ chất lượng cao như tăng tốc độ chạy xe, được cung cấp các thông tin
về tình trạng giao thông trên đường… Trường hợp người tham gia giao thông
không muốn đóng phí thì có thể lựa chọn hệ thống đường gom hai bên.
Thế nhưng, lý
lẽ của TP Hà Nội dường như đang bỏ quên thông tư 197/2012 về quản lý, sử dụng
phí đường bộ của bộ Tài chính lại có nội dung không cho phép thu phí (đường
bộ) đối với các tuyến được đầu tư bằng tiền ngân sách.
Trong khi, Đại
lộ Thăng Long được xây dựng với tổng mức đầu tư là 7.527 tỷ đồng, trong đó:
nguồn vốn ngân sách Trung ương là 1.840 tỷ đồng và nguồn vốn của thành phố Hà
Nội là 5.687 tỷ đồng.
Mà tiền ngân
sách, dù là ngân sách của nhà nước hay ngân sách của thành phố thì cũng là
tiền thuế do người dân đóng góp. Vậy lý lẽ của TP Hà Nội khi đưa ra thu phí
để hoàn vốn đầu tư như vậy có công bằng với người dân không?
Đó là còn chưa
nói tới chất lượng của con đường. Dù mới đưa vào khai thác nhưng đường cao
tốc dài, rộng nhất Việt Nam, Đại lộ Thăng Long hiện đã xuất hiện nhiều điểm
bị lún, nứt. Việc tổ chức giao thông, khắc phục hư hỏng bề mặt, đảm bảo an
toàn cho các phương tiện giao thông chưa được các cơ quan quản lý xử lý kịp
thời.
Tất cả những
vấn đề trên là còn chưa nói tới, một chiếc xe khi ra đường đã phải cõng hàng
loạt các loại thuế phí. Nếu Thủ tướng thông qua dự thảo phát triển hợp lý
phương tiện giao thông nghĩa là ô tô, xe máy sẽ bị cõng thêm khoảng hơn 10
loại thuế, phí.
Cụ thể: Để nhập
một ô tô cá nhân, chủ xe phải chịu thuế: nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế giá trị gia tăng (VAT). Cụ thể, tùy theo khu vực xuất khẩu của chiếc xe
mà mức thuế nhập khẩu là 5% (khối ASEAN) hoặc 72%-82% với xe nhập từ các khu
vực khác. Thuế tiêu thụ đặc biệt thì phụ thuộc vào giá trị chiếc xe, thường ở
mức 45%-65%. Kế đến là thuế VAT là 10%. Nếu xe nhập linh kiện về lắp ráp,
cũng phải chịu mức thuế trung bình 30%.
Sau các loại thuế
trên, chủ xe còn phải chịu các loại phí, lệ phí: kiểm định an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường (đăng kiểm), đăng ký, xin cấp biển số… và tương ứng với
mỗi việc ấy thì phải đóng một loại phí, lệ phí khác nhau.
Chưa kể, mức
phí trước bạ và lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số cho ô tô hơn nhiều lần các
địa phương khác. Cụ thể, mức lệ phí trước bạ đối với ô tô đăng ký lần đầu
(gồm cả ô tô từ tỉnh khác chuyển về) là 15% (mức cũ là 10%) và phí cấp giấy
đăng ký, biển số của ô tô con tăng đến 10 lần, từ 2 triệu vọt lên 20 triệu
đồng cho lần đăng ký đầu.
Ngoài ra chủ xe
còn phải đóng thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít xăng dầu. Và với dự thảo
này, ô tô và xe máy sẽ phải đóng thêm hai loại phí nữa là "phí lưu hành
nội đô" và "phí trông giữ xe".
(Theo ĐVO) Xuân Tùng
Tựa đề của Kinh Bắc
Không phải
đường được xây dựng theo hình thức BOT mà đòi thu phí thì quả là lòng tham đã
làm mờ lý trí những công bộc Hà Nội!
Thương Giang
|
Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét