Truy trách nhiệm Bộ Xây dựng
Cập nhật lúc 11:36
Theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, chính các quy
định, hướng dẫn của Bộ Xây dựng đã thổi bùng tình trạng tranh chấp liên quan
đến diện tích căn hộ ở các khu chung cư cao cấp thời gian qua
Nhóm nghiên cứu
thuộc Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vừa hoàn tất báo cáo đánh giá tính pháp
lý của 3 văn bản hướng dẫn cách tính diện tích căn hộ chung cư do Bộ Xây dựng
ban hành (Báo Người Lao Động đã phản ánh).
Riêng - chung
lẫn lộn
Trong văn bản
trả lời Ủy ban Pháp luật, Bộ Xây dựng cho rằng tính diện tích theo cách nào
(kích thước thông thủy hoặc từ tim tường bao, tường ngăn chia căn hộ) cũng
không ảnh hưởng đến phần thuộc sở hữu chung.
Giá căn hộ chung cư Keangnam
lên tới 3.000 USD/m2 nhưng nhiều hộ dân phản ánh nơi họ ở bị tính thiếu tới
hàng chục mét vuông!
Theo Bộ Xây
dựng, phần sở hữu chung đã được Luật Nhà ở và Nghị định 71/2010 (hướng dẫn
thực hiện luật này) quy định, đồng thời xác định trong hợp đồng mua bán. Điều
70 Luật Nhà ở và điều 49 Nghị định 71 nêu rõ phần diện tích thuộc sở hữu
chung trong chung cư gồm: cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân
căn hộ…
“Như vậy, Bộ
Xây dựng đã biết rõ tường bao và tường phân chia căn hộ thuộc sở hữu chung.
Song, Thông tư 16/2010 vẫn hướng dẫn cách tính diện tích xác định từ tim
tường bao, tường phân chia căn hộ; biến sở hữu chung thành sở hữu riêng của
các chủ chung cư đối với toàn bộ phần tường chia căn hộ và diện tích tường
bao” - nhóm nghiên cứu nhìn nhận.
Không chỉ vậy,
Công văn 124/QLN ngày 21-12-2010 của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động
sản Bộ Xây dựng về cách tính diện tích chung cư lại hướng dẫn cụ thể: Đối với
phương thức xác định kích thước diện tích sàn căn hộ từ tim tường thì diện
tích sàn (phần sở hữu riêng) không phải trừ diện tích sở hữu chung như cột,
tường chịu lực!
đó, Công văn
397 ngày 7-11-2013 của Thanh tra Bộ Xây dựng tiếp tục cho rằng với phương
thức xác định kích thước từ tim tường bao, tường phân chia căn hộ thì diện
tích sàn không phải trừ diện tích chung...
Nhóm nghiên cứu
của Ủy ban Pháp luật khẳng định việc hướng dẫn cách tính diện tích sàn căn hộ
chung cư trong hợp đồng mua bán theo Thông tư 16 và Công văn 124, 397 là trái
quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 71. Chính những quy định, hướng dẫn này
đã thổi bùng lên tình trạng tranh chấp liên quan đến diện tích căn hộ thời
gian qua ở các khu chung cư cao cấp, mà thiệt thòi đều do người dân gánh chịu.
Làm rõ thiệt hại
Theo nhóm
nghiên cứu, với trách nhiệm quản lý ngành, Bộ Xây dựng đã quy định mẫu hợp
đồng mua bán căn hộ chung cư, trong đó bắt buộc phải ghi phần diện tích thuộc
sở hữu riêng và chung. Tuy nhiên, trên thực tế, các chủ đầu tư khi soạn thảo
hợp đồng đều không ghi rõ nội dung này, chỉ ghi diện tích sàn căn hộ mua bán
và xác định luôn phần diện tích vốn thuộc sở hữu chung nằm bên trong phạm vi
căn hộ thuộc sở hữu riêng; trong phần diện tích chung cũng ghi cả tường, cột
chịu lực...
“Như vậy, phần
sở hữu chung được tính diện tích 2 lần. Vấn đề đặt ra là Bộ Xây dựng đã kiểm
tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về nhà ở như thế nào. Tại sao
việc vi phạm này xảy ra thường xuyên khiến dư luận bức xúc nhưng vẫn không xử
lý ?” - nhóm nghiên cứu đặt nghi vấn.
“Căn cứ vào
Luật Nhà ở thì Bộ Xây dựng không có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi
tiết và cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư” - nhóm nghiên cứu khẳng
định. Một vị trong nhóm cho biết theo Nghị định 71 thì Chính phủ cũng không
hề giao Bộ Xây dựng quy định cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư. Điều
này đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc ban hành 3 văn
bản trái luật kể trên.
Theo nhóm
nghiên cứu, nếu tại phiên giải trình sắp tới (dự kiến tổ chức giữa tháng
3-2014), Bộ Xây dựng vẫn một mực bảo vệ quan điểm của mình và không nhận sai
thì trong phạm vi, quyền hạn cho phép, Ủy ban Pháp luật có thể yêu cầu bộ xem
xét sửa đổi, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ Thông tư 16. Nếu sau 30 ngày mà bộ
vẫn không thực hiện thì ủy ban có quyền kiến nghị Thủ tướng bãi bỏ hoặc đình
chỉ thông tư này.
“Hơn 3 năm qua,
Thông tư 16 đã gây ra những thiệt hại như thế nào cho người dân cũng cần phải
được xem xét, làm rõ” - nhóm nhấn mạnh.
TS Lê Hồng Sơn,
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp, đặt vấn đề:
“Phiên giải trình phải làm rõ có hay không lợi ích nhóm trong việc ban hành
các văn bản kể trên, gây thiệt hại cho người dân. Nếu sau này bãi bỏ các văn
bản đó thì thiệt hại mà người dân đang phải gánh chịu sẽ được giải quyết như thế
nào?”.
Làm trái chỉ
đạo của Chính phủ
Tháng
11-2011, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ
tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên
và Môi trường nghiên cứu, sửa đổi nội dung tại Thông tư 16 bảo đảm đúng quy
định của Luật Nhà ở và Nghị định 71. Đồng thời, hướng dẫn cụ thể về trình tự,
cách thức thực hiện và hồ sơ trong trường hợp diện tích căn hộ thực tế khi
bàn giao khác với hợp đồng ký kết. Tuy nhiên, từ đó tới nay Bộ Xây dựng không
thực hiện theo chỉ đạo này.
Trong cuộc
họp tại Bộ Tư pháp mới đây, đại diện Cục Đăng ký thống kê - Tổng cục Quản lý
đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng quy định của Thông tư 16
đã gây ra khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung
cư.
Ngỡ ngàng
khi nhận nhà
Nhiều người
đang sinh sống tại khu chung cư cao cấp Keangnam (Hà Nội) vừa có thư cảm ơn
gửi lãnh đạo Bộ Tư pháp vì đã vào cuộc quyết liệt trong việc vạch rõ cung
cách quản lý của Bộ Xây dựng khi ban hành văn bản trái luật, gây ảnh hưởng
tới quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
“Khi đặt bút
ký vào hợp đồng với Công ty Keangnam Vina, chúng tôi kỳ vọng một môi trường
sống văn minh, hiện đại, tiện nghi cho gia đình. Tuy nhiên, khi nhận nhà,
chúng tôi mới ngỡ ngàng phát hiện căn hộ mình đã bỏ tiền mua từng mét vuông
(3.000 USD/m2) có cả những phần diện tích thuộc sở hữu chung mà chúng tôi
không hề được sử dụng cũng bị chủ đầu tư tính tiền. Thuế nhà, phí dịch vụ
hằng tháng cũng phải trả cho cả phần diện tích thuộc sở hữu chung này. Điều
đáng thất vọng là chủ đầu tư đã viện dẫn cách tính diện tích này của Bộ Xây
dựng” - một người dân cho biết.
Theo cư dân
Keangnam, việc “tuýt còi” các văn bản của Bộ Xây dựng đã tạo niềm tin cho
nhiều người đang sinh sống tại các khu chung cư khác - vốn bị chủ đầu
tư “ăn bớt” diện tích - trong việc đòi lại quyền lợi.
(Theo NLĐ) THẾ KHA
|
Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét