HSBC lo
vì dân Việt đã kiệt sức mua
Cập nhật lúc 10:31
►“Số
liệu lạm phát tháng 2 cho thấy, các hoạt động kinh tế tiếp tục bị kéo xuống
bởi niềm tin của người tiêu dùng ở mức thấp”...
Số liệu mới công bố cho thấy,
CPI tháng 2 tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 5,5% trong
tháng 1 và mức dự báo 5,1% mà HSBC đưa ra trước đó.
Theo đánh giá của ngân hàng
HSBC, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp hơn kỳ vọng trong tháng 2 cho thấy, các
hoạt động kinh tế của Việt Nam tiếp tục bị cản trở bởi niềm tin yếu của người
tiêu dùng.
Số liệu mới công bố cho thấy, CPI tháng 2 tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 5,5% trong tháng 1 và mức dự báo 5,1% mà HSBC đưa ra trước đó. Đây là mức lạm phát thấp nhất kể từ tháng 11/2009 mặc dù tháng 2 trùng với thời điểm Tết âm lịch, thời gian mà giá cả nhiều mặt hàng thường tăng mỗi năm. “Số liệu lạm phát tháng 2 cho thấy, các hoạt động kinh tế tiếp tục bị kéo xuống bởi niềm tin của người tiêu dùng ở mức thấp”, báo cáo ngắn ra ngày 24/2 của HSBC nhận định. “Tết âm lịch thường thúc đẩy nhu cầu không chỉ đối với nhóm hàng lương thực - thực phẩm, mà còn đối với nhóm giao thông và các mặt hàng khác”, nhưng “năm nay lại khác, hầu hết người Việt Nam cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết như quần áo và đồ gia dụng”, báo cáo của HSBC viết. Theo đánh giá của HSBC, nhu cầu của thị trường nội địa thấp hơn dự báo, giá cả thấp và khả năng đi xuống giá các loại hàng hóa cơ bản làm gia tăng khả năng lạm phát cả năm nay của Việt Nam sẽ ở dưới mức dự báo 7,3% mà HSBC đưa ra. Báo cáo nhận định, lạm phát cơ bản (không bao gồm giá lương thực thực phẩm và xăng dầu) sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp hơn bình thường, nhưng CPI tổng thể có thể tăng mạnh hơn trong thời gian tới do khả năng giá nhiên liệu lên cao hơn. Trên cơ sở nhận định này, HSBC cho rằng, Ngân hàng Nhà nước có khả năng sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất OMO ở mức 5,5%/năm. Số liệu mà báo cáo đưa ra cho thấy, GDP quý 4/2013 tăng trưởng ở mức 6%, cao hơn mức tăng 5,5% trong quý 3 nhưng các điều kiện trong nước tiếp tục yếu do mức nợ cao và tốc độ cải cách chậm chạp trong lĩnh vực tài chính. Vốn đầu tư mới trong các ngành điện tử và sản xuất giúp bù đắp cho hoạt động đầu tư trong nước chậm lại, nhưng dòng vốn FDI không đủ lớn để vượt qua những trở ngại hiện nay trong nền kinh tế. Theo HSBC, khoảng cách về sản lượng - sự khác biệt giữa tiềm năng và tăng trưởng thực tế - của nền kinh tế Việt Nam đã ở mức âm kể từ năm 2011 và sẽ còn âm cho tới năm 2015. Chuyên gia của HSBC đánh giá, nếu đầu tư và chi tiêu tiếp tục ở mức thấp trong một thời gian dài, nền kinh tế Việt Nam sẽ còn chịu những ảnh hưởng bất lợi, có thể là về dài hạn. Với một tỷ lệ 82% người lao động lớn không có bảo hiểm xã hội, các hộ gia đình rất dễ chịu tổn thương trước các cú sốc về kinh tế. Điều này giải thích cho hành vi tiêu dùng dè dặt của người Việt
(Theo
VnEconomy) Diệp Vũ
|
Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét