Điểm sáng lãi suất 2014
Cập nhật lúc 08:53
Lãi suất được kỳ vọng sẽ giảm mạnh hơn nữa
trong năm 2014.
Với bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay và
quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước thì nhiều khả năng lãi suất có thể sẽ giảm
trong thời gian tới.
Một trong những
điểm sáng có thể thấy rõ nét của kinh tế vĩ mô năm 2013 là lãi suất đã giảm
khá mạnh và duy trì ở mức thấp so với giai đoạn 2008-2012. Bước sang năm
2014, nhiều dự báo cho rằng lãi suất có thể tiếp tục giảm thêm 1-2 điểm phần
trăm/năm. Nếu lãi suất cho vay giảm như kỳ vọng, nhiều doanh nghiệp sẽ có cơ
hội phục hồi hoạt động kinh doanh và mở rộng đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế
tăng trưởng.
Xu hướng tích cực
Năm 2013, lãi
suất cho vay đã giảm mạnh so với những năm trước đó. Lãi suất cho vay bình
quân trong năm này còn khoảng 11%/năm, trong khi con số này lần lượt là
20,25% và 15,7% trong 2 năm 2011, 2012. Lãi suất cho vay và huy động hiện nay
đang ở mức thấp nhất trong vài năm trở lại đây. Tuy vậy, nhiều người vẫn tiếp
tục kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong năm 2014. Kỳ vọng này, không phải
là không có cơ sở khi nhiều yếu tố vĩ mô và chính sách đang ủng hộ xu thế.
Chẳng hạn, chỉ
số vĩ mô thường ảnh hưởng mạnh đến xu hướng lãi suất là lạm phát, hiện chỉ
tăng ở mức thấp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1.2014 chỉ tăng 0,69% so
với tháng trước và tăng 5,54% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng thấp
nhất trong 5 năm qua. Việc tháng 1 thường là tháng cao điểm của lạm phát
trong năm chỉ tăng nhẹ cho thấy nhiều khả năng lạm phát năm 2014 có thể sẽ
mang tín hiệu thấp khả quan. Việc lạm phát được duy trì ở mức thấp giúp Ngân
hàng Nhà nước có thêm không gian nới lỏng chính sách tiền tệ và giảm lãi suất
một cách chủ động.
Trên thực tế,
Ngân hàng Nhà nước dường như đang quyết tâm hạ lãi suất cho vay trong năm
nay. Đầu năm 2014, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã đề cập đến khả năng giảm lãi
suất cho vay xuống thêm 1-2 điểm phần trăm để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận
vốn và vượt qua khó khăn. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 01
quy định các tổ chức tín dụng không được thu thêm các loại phí liên quan đến
khoản vay, trừ một số khoản phí theo quy định tại Thông tư 05/2011/TT-NHNN,
đồng thời phải niêm yết công khai các loại phí và mức phí thu theo quy định
của pháp luật.
Theo ông Nguyễn
Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, trong 2 năm
2011 và 2012 tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân của các
doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM là 8,13% và 9,98%, thấp hơn lãi suất vay
ngân hàng. Do đó, dù cần vốn cho các cơ hội kinh doanh tốt trong trung và dài
hạn, doanh nghiệp cũng không dám vay. Trong khi đó, chênh lệch giữa lãi suất
cho vay và lãi suất huy động hiện nay cao hơn 1-2 điểm phần trăm so với mức
chênh lệch trong giai đoạn 2006-2007. Như vậy, việc giảm lãi suất cho vay là
cần thiết để giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn rẻ hơn.
Điều này được
minh chứng phần nào qua việc gần đây lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
tiếp tục giảm mạnh đối với tất cả các kỳ hạn. Tính đến ngày 14.2.2014, lãi
suất qua đêm và kỳ hạn 1 tuần lần lượt là 1,65% và 2,19%, giảm mạnh so với
mức 3,45% và 3,94% của tuần trước đó. Việc này chứng tỏ thanh khoản của nhiều
ngân hàng đang tốt. Như vậy, áp lực hạ lãi suất, tăng cường cho vay thúc đẩy
tăng trưởng tín dụng là khá lớn. Đặc biệt, nhiều khả năng trong thời gian tới
khi Thông tư 02 được sửa đổi theo hướng “giữ nguyên nhóm nợ” thì việc giảm
lãi suất sẽ càng thuận lợi.
Doanh nghiệp được tiếp sức
Trao đổi với
NCĐT, ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt cho rằng ngoài các yếu
tố về thị trường, năng lực kinh doanh, lãi suất là yếu tố quan trọng hàng đầu
đối với các doanh nghiệp vì doanh nghiệp chủ yếu vay ngân hàng. Do đó, lãi
suất cao trong các năm qua cũng là một nguyên nhân đẩy các doanh nghiệp phá
sản, bên cạnh việc sức cầu giảm mạnh.
Cũng theo ông
Thái, nửa cuối năm 2013 lãi suất mới giảm dần, nhưng vẫn còn rất cao so với
các nước xung quanh. Lãi suất là yếu tố quan trọng cấu thành nên chi phí đầu
vào, nên khi lãi suất cao như các năm vừa qua, doanh nghiệp Việt
Theo Công ty
Chứng khoán VNDirect, lợi nhuận ròng các doanh nghiệp trong ngành thép sẽ sụt
giảm từ 5-15% nếu lãi suất tăng thêm từ 1-3 điểm phần trăm, nếu giá trị vay
nợ được duy trì như năm 2010. Trong đó, Thép Bắc Việt, Hữu Liên Á Châu, Tập
đoàn Hoa Sen là những công ty sử dụng nhiều nợ vay và lợi nhuận sau thuế sẽ
sụt giảm lần lượt 78%, 54% và 19% nếu lãi suất tăng 1 điểm phần trăm.
Báo cáo tài
chính các năm của nhiều doanh nghiệp cho thấy việc lãi suất tăng mạnh trong
năm 2011 đã khiến cho lợi nhuận của họ giảm nghiêm trọng. Ví dụ, trong năm
2011, Sacomreal có chi phí tài chính hơn 385 tỉ đồng, trong khi lợi nhuận gộp
chỉ có 127 tỉ đồng.
Năm 2013, lãi
suất cho vay bình quân giảm từ 3-5 điểm phần trăm/năm so với năm 2012 đã giúp
chi phí lãi vay của hàng loạt doanh nghiệp giảm đáng kể. Báo cáo tài chính
của một số doanh nghiệp niêm yết có hệ số nợ (nợ phải trả/tổng tài sản) cao
trên 65% cho thấy mặc dù nợ bình quân trong hai năm 2012 và 2013 thay đổi
không đáng kể, nhưng chi phí lãi vay lại giảm mạnh. Điều này giúp cho chi phí
tài chính giảm và tác động tích cực đến lợi nhuận.
Như vậy, với
bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay và quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước, nhiều
khả năng lãi suất có thể sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
(Theo Nhịp cầu đầu tư)Hoàng Vy
|
Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét