Ở đâu có dân chủ thực sự?
Cập nhật lúc 10:41
Trong KIẾN
NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992, một trong những nguyên cớ chủ yếu mà
những người soạn thảo đã dựa vào để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
và lật đổ chế độ là: “Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì
việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức
chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con
người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền”.
Thực ra nói như trên họ cũng chỉ nhai
lại những nguyên lý chung như con vẹt. Khi nói đến “quyền làm chủ của nhân
dân” là nói bản chất chung nhất của một nền cộng hòa để đối lập với nền
quân chủ phong kiến trước đây. Còn thực tế, một xã hội dân chủ với “quyền
làm chủ của nhân dân” cũng không có nghĩa là “một phiếu bầu bằng nhau cho mỗi
người trưởng thành”. Trước kia, quyền được bầu cử của một người đều phải phụ thuộc vào
điều kiện tài chính, giới
tính, chủng tộc. Các nước dân chủ phương Tây qua
những bài học từ quá khứ từng cho nền dân chủ trực tiếp là nguy hiểm và không thực tế nên đa
số đã thực hiện một nền dân chủ đại diện.
Những người viết “KIẾN NGHỊ” đã dõng dạc:“Chúng tôi yêu cầu sửa Dự
thảo theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948 và các
công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia”. Rồi họ đã dựa vào bản Hiến
pháp của nước Mỹ để đưa ra Dự
thảo của họ. Hà Văn Thịnh,
Đại học Khoa học Huế, người có trong danh sách“Kiến nghị”, trên trang “Bô-sít” của Huệ Chi còn mang
Hiến pháp Mỹ ra dọa thiên hạ, coi như chuẩn mực của tự do dân chủ: “Nguyên tắc này khẳng định rõ
những điều không bao giờ thay đổi như quyền tư hữu là thiêng liêng và bất khả
xâm phạm; quyền sống, quyền tự do và quyền kiếm tìm hạnh phúc như Tuyên ngôn
Độc lập đã chỉ ra; quyền người dân ủy nhiệm cho chính quyền, nhân dân có quyền
bầu lên và bãi nhiệm chính quyền đó”.
Vậy thực chất nền dân chủ
Mỹ là như thế nào?
Trên trang thieulongtexas/blog,
của một bạn trẻ Việt kiều Mỹ, đã cho biết rất rõ về nền dân chủ Mỹ. Bầu cử
tổng thống tại Mỹ là bầu theo Cử Tri Đoàn (Electoral College), người dân chỉ
có quyền bầu các đại biểu (electors hay representatives) vào cử tri đoàn, rồi
cử tri đoàn bầu tổng thống, chứ người dân không được quyền trực tiếp bầu tổng
thống.
Chúng ta hãy xem chính
những chính trị gia, những trí thức hàng đầu của Mỹ nói về nền dân chủ tại
đất nước họ.
Noam Chomsky, người mà tờ
tạp chí Anh Prospect đã cho là nhà trí thức hàng đầu trên thế giới, đã trả
lời Tạp chí SPIEGEL của Đức.
SPIEGEL: Như vậy theo
ông thì phe Cộng hòa và phe Dân chủ chỉ là những dạng khác nhau của một đường
lối chính trị chung?
Chomsky: Tất nhiên là có
những khác biệt, nhưng không phải là cơ bản. Đừng có ai nên ảo tưởng. Thực
chất Mỹ là một chế độ độc đảng, và cái đảng cầm quyền là Đảng Kinh doanh (Natürlich gibt es Unterschiede, aber sie sind nicht
fundamental. Niemand sollte sich Illusionen machen. Die USA sind im
Kern ein Einparteiensystem, und diese eine regierende Partei ist die
Business-Partei).
Ở chỗ khác ông nói: “năm 1787 tại hội nghị hiến pháp,
James Madison, một trong những “khai quốc công thần” của nước Mỹ, đã tán
thành quan niệm rằng chính quyền nhà nước có nhiệm vụ “bảo vệ nhóm thiểu số
giàu có trước nhóm đa số”… Thậm chí một người thiên về chủ nghĩa tự do như
Walter Lippmann, một trong những trí thức hàng đầu của thế kỉ XX, đã có ý
kiến rằng trong một chế độ dân chủ hoạt động tốt thì nhóm thiểu số thông
minh, đó là những người lên nắm quyền, phải được bảo vệ trước sự “giày xéo và
la hét của một bầy đàn bối rối”. Còn ở phe bảo thủ thì mới đây, Phó Tổng
thống Dick Cheney đã minh họa cách hiểu dân chủ của mình. Khi được hỏi tại
sao ông ủng hộ duy trì cuộc chiến Iraq, trong khi đa số dân chúng
phản đối cuộc chiến này, thì câu trả lời của ông ta là: “Thế thì đã sao?” (Spiegel số 41/20 ngày 6-10-2008).
Bình luận gia và nhà văn
nổi tiếng Gore Vidal trả lời câu hỏi: “Có
cái gì khác biệt giữa Gore và Bush?”, từng là 2 ứng viên tổng thống, như
sau:
“Chúng ta có một đảng
chính trị - đảng công ty Mỹ quốc, một đảng về tài sản (We have one political party - the party
of corporate America,
the property party)”.
Thẩm phán tối cao Pháp viện
Liên bang Felix Frankfurter đã từng nói:
“Những người thật sự cai trị ở Washington
là vô hình, và thực thi quyền hành từ sau hậu trường”.
Cựu Thống đốc, Thượng nghị
sĩ Mỹ Huey Long thú nhận bản chất chính quyền của mình:
“Bị hư hỏng bởi sự giàu sang và quyền lực,
chính quyền của bạn giống như một cái nhà hàng với một món ăn. Họ cho một đám
hầu bàn Cộng hòa đứng một bên và một đám hầu bàn Dân chủ đứng một bên. Không
cần biết đám hầu bàn nào bưng dĩa thức ăn ra cho bạn, món ăn lập pháp đều
được chuẩn bị trong nhà bếp của phố Wall”. (“Corrupted by wealth and power, your government is like
a restaurant with only one dish. They’ve got a set of Republican waiters on
one side and a set of Democratic waiters on the other side. But no matter
which set of waiters brings you the dish, the legislative grub is all
prepared in the same Wall Street kitchen”).
Tôi thấy thật kỳ lạ, sau
các cuộc bầu cử rầm rộ và cực kỳ tốn kém, có những tổng thống được dân Mỹ bầu
ra lại có những chính sách làm hại chính đất nước và dân nước mình. Như mấy
đời tổng thống Mỹ đã duy trì cuộc chiến Việt Nam thế chân Pháp đã tiêu tốn cả
ngàn tỷ đô-la và giết chết gần 60.000 người dân Mỹ chẳng hạn. Gore Vidal đã
cho rằng các chi phí quốc phòng đã phá hoại nền kinh tế nước Mỹ. Sau khi mở
cuộc chiến Afghanistan, ông Bush đã mở cuộc chiến Iraq thực tế chỉ vì các nhà
đại tư bản muốn chiếm các mỏ dầu lửa lớn tại Iraq chứ chẳng có ai tìm thấy vũ
khí giết người hàng loạt ở đâu cả. Iraq
có hai mỏ dầu lớn ở phía Nam.
Họ dự trù đến năm 2017 sẽ khai thác được mỗi ngày khoảng 8 triệu thùng. Đây
cũng là lý do khiến ông Romney chủ trương phải giữ lại ở Iraq 10.000
quân, dùng xương máu của người lính Mỹ canh gác cho họ khai thác dầu. Chính
các cuộc chiến tranh đã mang lại lợi nhuận cho các tập đoàn quân sự, an ninh.
Chuyện xả súng giết người hàng loạt là một vấn nạn của xã hội Mỹ nhưng nước
Mỹ không thể cấm bán súng vì những ông chủ buôn bán súng sẽ bị thiệt hại.
Doanh số từ việc bán súng đạn tại thị trường nội địa Mỹ hiện khoảng 3.5 tỷ
USD một năm!
Paul Craig Roberts là một
kinh tế gia, từng giữ chức vụ Phụ tá Thư ký Bộ Ngân khố trong chính phủ
Reagan, người đồng sáng lập Reaganomics, viết:
“Washington bị điều
khiển bằng những nhóm lợi ích có quyền lực lớn, chứ không phải bằng bầu cử.
Cái mà hai đảng tranh giành không phải là cái nhìn chính trị khác nhau hoặc
chương trình lập pháp khác nhau, mà là đảng nào sẽ được làm con đĩ cho Wall
Street, nhóm phức hợp quân sự, nhóm vận động của Do Thái, nhóm nông nghiệp,
năng lượng, khai thác mỏ, và khai thác gỗ”.
Như vậy, những người viết và ủng hộ bản “Kiến
nghị” đòi thay đổi hiến
pháp ở ta thật khó có lý khi dựa vào hiến pháp cũng như nền dân chủ Mỹ.
Họ viết:
“Dự thảo… có nhiều điểm
chưa phù hợp với các quy định và chuẩn mực quốc tế về quyền con người; như
các quy định trong Dự thảo về giới hạn quyền (Điều 15), “không lợi dụng quyền
con người, quyền công dân” (Điều 16), “quyền không tách rời nghĩa vụ” (Điều
20).
Dự thảo còn quy định quá
nhiều nghĩa vụ một cách tùy tiện (Điều 41, Điều 42, Điều 49)”.
Trong khi đó, Điều 41 của Dự thảo của Quốc hội viết:
“2. Nghiêm cấm các hành
vi đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Điều 49 (sửa đổi, bổ
sung Điều 79)
Công dân có nghĩa vụ
chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”.
Họ viết:
“Việc nhấn mạnh trong Dự
thảo các lý do về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ổn
định chính trị, việc đưa cụm từ “theo quy định của pháp luật”,… nhằm hạn chế
những quyền đó sẽ mở đường cho việc nhân danh hiến pháp để vi phạm quyền con
người, đàn áp các công dân thực thi quyền tự do như đã diễn ra trong thực tế
những năm qua ở nước ta”.
Như vậy, nếu theo họ “tự
do dân chủ” không “theo quy định của pháp luật”, thì phải chăng họ
muốn một xã hội làm loạn?
Về Đảng Cộng sản Việt Nam, trong
bản “Kiến nghị”, họ
viết: “Lời nói đầu không
phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào”
mục đích là để chống lại đoạn này của Dự
thảo của Quốc hội:
“Từ năm 1930, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn
luyện, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ,
hy sinh, làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời”.
Điều này rõ ràng là sự thực
đã trở thành những sự kiện lịch sử. Từ đó dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác, dân
tộc ta còn viết nên những trang sử vàng chói lọi nhất trong toàn bộ lịch sử
đất nước. Cần phải hiểu Đảng cũng từ nhân dân mà ra chứ không phải từ trên
trời rơi xuống. Những nhà lãnh đạo cũng được lựa chọn qua thực tiễn chứ hoàn
toàn không phải nghiễm nhiên làm lãnh đạo như những ông vua với “thiên mệnh”
và được coi là “thiên tử”, cha truyền con nối của xã hội phong kiến. Thời dân
ta mất nước và trong hai cuộc kháng chiến, dường như khí thiêng sông núi đã
sinh ra những con người vĩ đại và trao cho họ sứ mệnh giải phóng đất nước,
giành lại chủ quyền dân tộc. Nếu nhân dân không ủng hộ, không tin theo, làm
sao các cuộc cách mạng do họ lãnh đạo lại có thể thành công? Sự lãnh đạo của
Đảng hôm nay là sự kế thừa của cả một quá trình đó.
Nếu hiện tại sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam
có khiếm khuyết, sai trái thì sửa chữa. Thực tế đang diễn ra cái nỗ lực đó.
Còn những khó khăn mà nước ta đang đối mặt cũng là tình hình chung trên thế
giới. Có ai ngờ những nước tiên tiến, từ chính trị, khoa học công nghệ đến
văn hóa, tưởng xã hội họ đã toàn bích, đã đến được thiên đường, vậy mà hôm nay
họ cũng đang phải đối mặt với thất nghiệp, suy thoái, nợ công. Cuộc Biểu tình Phố Wall lan ra khắp nước Mỹ ngày nào thực
chất là: “Đây là một cuộc
biểu tình của 99% chống lại quyền lực bất cân bằng của 1%”. Chính Bill
Gates cũng phê phán sự bất công đó khi nói về“Chủ nghĩa Tư bản Sáng tạo”: “Chủ nghĩa tư bản đã cải thiện
cuộc sống của hàng tỉ người trên khắp hành tinh… Nhưng CNTB cũng đã bỏ lại
hàng tỉ người phía sau trên con đường cải tiến của nó… phúc lợi không dành
cho tất cả mọi người. Có 1 tỉ người trên hành tinh của chúng ta sống ở mức
dưới 1 đô la mỗi ngày. Họ không có đủ thức ăn dinh dưỡng, nước sạch và điện
thắp sáng”.
Như vậy, có lẽ nào một nhóm người tối cao, trí thấp, tâm tối, với những ảo
tưởng theo những hình mẫu này nọ, có khác gì muốn xây lâu đài trên cát, lại
bỗng chốc muốn lật nhào tất cả!
Trong bài VỀ
NHỮNG CON ĐƯỜNG “ĐỔI MỚI” tranh
luận với GS.TS toán học Phan Đình Diệu về Dân
chủ và Đa nguyên, tôi đã trích ý của ông Nguyễn Cao Kỳ, một cựu thù của
chế độ, qua bài của GS Trần Chung Ngọc:
“Cựu Tướng Không Quân
nói rằng một chính quyền độc đảng mang đến “sự ổn định và kỷ luật” thì cần
thiết cho Việt Nam để ra khỏi sự nghèo khổ”; “Tôi cho rằng thật là sai lầm
khi một số người, đặc biệt là một số người Việt ở Mỹ, ngày nay đòi hỏi Việt
Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền dân chủ giống như nền dân chủ họ đang
hưởng ở Mỹ. Quan niệm của tôi là, đó là một sự sai lầm. Nền dân chủ đó không thích
hợp với Việt Nam
trong tình thế hiện nay”. [The former air force general said a strong
one-party government that provided “stability and discipline” was essential
for Vietnam
to escape the clutches of poverty… “I think it is very wrong that some, especially
some Vietnamese overseas in America,
today are asking, demanding that Vietnam
has to adopt some sort of democracy like they have in America . My
personal opinion is that it is wrong. It does not fit Vietnam in
the present situation”, said Ky].
Khi được Jim Rohwer,
Kinh tế gia, hỏi: “Dân Chủ giúp, hay làm chướng ngại, hay không liên quan gì
đến mức độ tiến nhanh như thế nào của các quốc gia Á châu? (Is being a
democracy a help, a hindrance, or irrelevant to how fast Asian countries can
go?), Thủ tướng Lý Quang Diệu đã trả lời:
- Nếu ông ở trong một xã
hội nông nghiệp, tôi cho rằng dân chủ không làm cho xã hội tiến nhanh. Hãy
coi Nam Hàn, Nhật, và Đài Loan. Trong những giai đoạn đầu họ cần đến, và đã
có kỷ luật, trật tự, và sự cố gắng. [Chúng ta nên nhớ, Nam Hàn và Đài Loan,
những quốc gia không có chiến tranh, không có hận thù nội bộ, cũng phải ở
dưới chế độ độc đảng trong 30 năm, từ 1950 đến 1980, rồi mới tiến tới dân
chủ, nhưng cũng không phải là dân chủ Mỹ]. Họ phải tạo ra sự thặng dư về nông
sản để bắt đầu làm cho mặt kỹ nghệ tiến. Không có chế độ quân phiệt, hay độc
tài, hay chính phủ độc đoán ở Nam Hàn và Đài Loan, tôi không nghĩ rằng các
quốc gia này có thể chuyển đổi mau như vậy.
- Trái lại, hãy coi Phi
Luật Tân. Họ có dân chủ để tiến từ năm 1945. Họ chưa bao giờ tiến được bước
nào; xã hội quá hỗn loạn. Nó trở thành một trò chơi trong phòng khách - ai
lên cầm quyền, ai chiếm hữu được cái gì”… Nhưng một khi tiến tới một trình độ
tiến bộ kỹ nghệ nào đó, ông đã có một lực lượng lao động có học,… Rồi ông có
thể bắt đầu một xã hội công dân, với những người họp thành từng nhóm: chuyên
gia, kỹ sư… vì là những người có học, có tầm nhìn thế giới rộng rãi hơn, sẽ
kéo những người cùng trình độ đến với nhau. Chỉ như vậy ông mới có thể bắt
đầu cái mà tôi gọi là hạ tầng cơ sở dân chủ. [Chỉ mới là bắt đầu hạ tầng cơ
sở dân chủ thôi]
Trong cuốn Asia Rising..., Jim Rohwer cũng đã đưa ra nhận xét sau:
“Ở Tây phương, dân chủ được coi như
là chế độ chính quyền duy nhất mà một quốc gia văn minh phải theo... Trái
lại, nhiều tư tưởng gia sống ở Á châu cũng xét đến ý tưởng dân chủ nhưng lý
luận mạnh mẽ là, một loại chủ thuyết độc đoán nào đó thì tốt hơn là dân chủ
tự do và vô trách nhiệm. Điều này thật là dễ hiểu. Ở Á châu ngày nay, chính
phủ độc đảng thường không đưa đến sự gian khổ và chiến tranh mà là hòa bình,
thịnh vượng, và bình đẳng”.
[In the West democracy
is generally thought to be the only form of government by which a civilized
society should consider running itself... By contrast, many thoughtful people
living in Asia are open to the idea, and
sometimes argue it vigorously, that a certain kind of authoritarianism is
better than a freewheeling democracy. This is understandable. In modern Asia, authoritarian government has often brought not
hardship and war but instead peace, prosperity, and equality].
Những người soạn thảo và ký tên đồng tình bản “Kiến nghị” trên khi viết: “Lời nói đầu không phải là chỗ để
tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào” phải chăng là những kẻ “ăn cháo đá
bát”, những kẻ vô ơn?
(Theo Văn nghệ TP HCM) Đông La
Tựa đề do Kinh Bắc đặt
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét