VAMC phải công khai, minh bạch về mua
bán nợ xấu
Cập nhật lúc 14:23
(Tài chính)
- NHNN ban hành thông tư quy định báo cáo thống kê và công khai, minh bạch
thông tin về hoạt động của VAMC.
Theo quy định
tại Thông tư số 04/2014/TT-NHNN, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam (VAMC) phải thực hiện việc công khai các thông tin sau: Các
chính sách quản lý, quy định nội bộ về mua, bán, xử lý nợ xấu; các quy trình,
phương pháp định giá nợ, tài sản, các quy trình, phương pháp bán nợ, tài sản
do VAMC xây dựng; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của VAMC đã
được kiểm toán; mua nợ xấu từ tổ chức tín dụng; bán nợ xấu và bán tài sản bảo
đảm.
Về phạm vi điều
chỉnh, Thông tư này quy định việc thu thập báo cáo thống kê từ VAMC để đáp
ứng việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng
của Ngân hàng Nhà nước; quy định việc công khai, minh bạch thông tin về hoạt
động của VAMC. Đối với các báo cáo khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của
Thông tư này, VAMC thực hiện theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước và các
văn bản pháp luật có liên quan.
Thông tư cũng
quy định, dơn vị báo cáo và thực hiện công khai, minh bạch thông tin là VAMC;
đơn vị nhận báo cáo là Vụ Dự báo, thống kê. Các số liệu báo cáo thống kê phải
đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan, chính xác. Khi có
chỉnh sửa đối với số liệu đã báo cáo hoặc số liệu trong kỳ báo cáo có biến
động khác thường, VAMC phải giải trình bằng văn bản theo yêu cầu của Vụ Dự
báo, thống kê.
VAMC "làm
ngày làm đêm", nợ xấu vẫn xấu
Theo thống kê,
đến ngày 16/12/2013, VAMC đã mua được gần 28.170 tỷ đồng dư nợ gốc, 22.863 tỷ
đồng giá mua của 26 tổ chức tín dụng và dự kiến mua được khoảng 30-35 nghìn
tỷ đồng đến hết năm.
VAMC cũng tuyên
bố kế hoạch năm 2014 sẽ tiếp tục mua thêm khoảng 70.000-100.000 tỷ đồng nợ
xấu trong khi báo cáo từ ngân hàng nhà nước về mức nợ xấu còn 3,36% vào cuối
năm 2013, tương đương với 100.000 tỷ đồng. Như vậy, nợ xấu của các ngân hàng
sẽ chấm dứt trong năm nay, do đã được chuyển sang cho VAMC.
Trao đổi trên
Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, các biện pháp xử lý
nợ xấu của Việt Nam có nhiều sáng kiến độc đáo. "Chỉ riêng việc bán nợ
cho VAMC đã giúp ngân hàng kéo dài thời gian xử lý nợ xấu thêm 5 năm. Phải
làm sao để các doanh nghiệp sống được, nền kinh tế không phục hồi thì ngân
hàng còn lâu mới thoát được gánh nặng nợ xấu”, ông Thành nói.
TS Đỗ Thiên Anh
Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cũng từng nhận định
rằng, VAMC đang mua nợ xấu theo giá trị sổ sách. Và cách này
không phải xử lý nợ về chất mà chỉ về danh nghĩa. Hay nói cách
khác sau khi tạm chuyển nợ cho VAMC, bảng tài sản của NH không còn
nợ xấu, NH trở nên lành mạnh hơn về bề ngoài nhưng nợ xấu trong
nền kinh tế không hề mất đi.
Ông Nguyễn Quốc
Hùng, Phó Chủ tịch thường trực VAMC cho biết trên tờ Thời báo ngân hàng rằng,
VAMC đề nghị tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng và cần được
bảo lãnh để có thể vay vốn của các tổ chức quốc tế với thời hạn 5-7 năm.
Trước những lo
ngại rằng VAMC gom nợ xấu thay Ngân hàng nhà nước còn thực tế nợ xấu chưa
được xử lý giữa ngân hàng và doanh nghiệp, ông Hùng cho rằng, không có gì
thuyết phục tốt nhất bằng thực tiễn.
"Cũng như
trước đây khi công ty chuẩn bị đi vào hoạt động, dư luận lo lắng chúng tôi
không có việc để làm vì không có tổ chức tín dụng nào lại muốn “phơi” nợ xấu
ra để bán. Nhưng thực tế thời gian qua, chúng tôi làm ngày làm đêm không hết
việc", ông Hùng nói.
(Theo Đất Việt) Thu Phương
|
Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét