Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

 20:45

Hiện trường "hoành tráng" ở công trình 700 tỷ

- Một ngày sau sự cố sụp đoạn bờ kè trong dự án 700 tỷ ở Cần Thơ, chúng tôi trở lại hiện trường. Ghi nhận, có nhiều đoạn thi công chắp vá, dở dang, thậm chí sắt thép bị hoen gỉ do ngâm trong nước thời gian dài...
Sau sự cố sập đoạn bê tông gần 60m bờ kè sông Cần Thơ (ngày 30/5), Ban quản lý đầu tư xây dựng TP Cần Thơ mới tá hỏa mời đơn vị kiểm định độc lập vào kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp thi công gói thầu số 7 là Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường (Hà Nội) nhanh chóng tìm phương án xử lý.
bờ kè; Cần Thơ; 700 tỷ
 Nhiều đoạn bờ kè 700 tỷ xây dựng chắp vá và dở dang.
bờ kè; Cần Thơ; 700 tỷ
bờ kè; Cần Thơ; 700 tỷ
 Sắt thép ngâm nước tại gói thầu số 8 liệu có đảm bảo chất lượng khi thi công?
bờ kè; Cần Thơ; 700 tỷ
bờ kè; Cần Thơ; 700 tỷ
Rác rưởi, bùn đất bủa vây
Là một công trình trọng điểm, thế nhưng, sau hơn 4 năm được thi công ì ạch, bờ kè sông Cần Thơ vẫn cứ “hoang tàn”.
Trước đó, VietNamNet đã phản ánh về thực trạng thi công dự án này. Sau đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Văn phòng Chính phủ đề nghị UBND TP. Cần Thơ trả lời.
Tuy nhiên, những nguyên nhân trong bản giải trình của chủ đầu tư gửi Phó Thủ tướng chủ yếu là do ‘khách quan tác động’, không thuyết phục so với thực tế!
bờ kè; Cần Thơ; 700 tỷ
 Nhiều người dân lo ngại chất lượng công trình sắp thi công.
bờ kè; Cần Thơ; 700 tỷ
 Và sự cố sập đoạn bê tông ở gói thầu số 7 là một dẫn chứng
bờ kè; Cần Thơ; 700 tỷ
 Toàn cảnh sau sự cố sập đoạn bê tông khoảng 60m.
bờ kè; Cần Thơ; 700 tỷ
 Ngổn ngang ở một dự án thi công ‘rùa bò’.
bờ kè; Cần Thơ; 700 tỷ
Phía bờ Bắc của dự án kè hơn 700 tỷ chưa có động thái thi công.
Đồng thời, trong công văn này, chủ đầu tư đã nhận trách nhiệm về sự thiếu sót trong công tác quản lý và cam kết sẽ không để xảy ra trường hợp tương tự.
Tuy nhiên, sau đó sự cố sụp một đoạn bờ kè đã xảy ra như VietNamNet đã đưa tin.
Một ngày sau sự cố này, sáng 31/5, chúng tôi trở lại công trường thi công dự án.
Theo quan sát, tại gói thầu số 8 (với mức đầu tư gần 56 tỷ đồng) có khoảng 60m khung sắt thép chưa được đổ bê tông vẫn tiếp tục bị ngâm nước nhiều ngày. 
Theo Vietnamnet
19:55

Không tăng giá xăng, xả quỹ bình ổn

TTO - Chiều nay 31-5, Bộ Tài chính đã có công văn gửi các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu về việc điều hành giá.

Theo đó, căn cứ vào đăng ký giá của các doanh nghiệp đầu mối và sau khi thông nhất với Bộ Công thương, Bộ Tài chính quyết định không tăng giá bán lẻ xăng dầu, giữ ổn định mức trích quỹ bình ổn giá như hiện nay là 300 đồng/lít, kg.
Đồng thời, từ ngày 1-6, cho phép doanh nghiệp đầu mối sử dụng quỹ bình ổn giá với mức 400 đồng/lít xăng, dầu DO; 290 đồng/lít dầu hỏa và 160 đồng/lít dầu FO.

(Theo Tuổi trẻ) B.HOÀN
 15:40

Mất trắng trăm triệu vì LR, công an vào cuộc điều tra

Người mất ít thì vài trăm người nhiều lên đế cả chục ngàn, tính ra có người mất đến cả trăm triệu vì “chơi” tiền ảo qua Liberty Reserve (LR) nhưng bây giờ chỉ biết kêu trời vì mọi đầu mối giao dịch với trang web gần như đã biến mất.

Sau khi website Liberty Reserve bị phanh phui phạm tội, ở Việt Nam những thông tin đầu tiên về một đường dây chuyền tiền qua LR bị phá đã làm cho dân buôn tiền ảo rung động. Những nhà đầu tư, kinh doanh tiền ảo trở nên hoang mang hơn khi trang web tự xưng là LR ở Việt Nam đã dừng hoạt động và các nhà quản trị gần như mất tích.
Các giao dịch ngưng lại, tiền mắc kẹt và nhà đầu tư có thể mất trắng khoản tiền.
Trên các diễn đàn chia sẻ về cách kiếm tiền online, nhiều thành viên cho biết họ bị kẹt hàng trăm LR. Đây là đơn vị tiền ảo của Liberty Reserve, có giá trị tương đương một USD. Thậm chí vài nghìn hay chục nghìn LR trong tài khoản mà không có cách nào thu hồi được. Trang chủ của công ty Liberty Reserve đã bị chặn, số liên hệ trên website cũng không thể gọi được.
Thành viên josthanhxuan trên một diễn đàn tiếc nuối: "1.000 USD ra đi không lời từ biệt", trong khi đó nickname tara94221 cũng than thở vì mất số tiền cả tháng trời làm việc. Một người dùng khác cho hay anh mất vài nghìn LR (hay USD) nhưng không có hy vọng lấy lại sau khi biết thông tin về sự cố của công ty.
rửa tiền, LR, online, ngân hàng, ngoại hối, giao dịch,
Không chỉ thiệt hại khi số tiền trong tài khoản chưa kịp chuyển đổi từ LR sang VND, những người kiếm tiền trực tuyến không biết xoay sở ra sao khi các trang web lâu nay vẫn trả tiền công cho họ đột ngột thông báo đóng cửa hoặc từ chối chi trả.
Tuy nhiên, theo một người chuyên kiếm tiền trên mạng online chia sẻ, LR không được công nhận là tiền nhưng nó lại "có giá trị như tiền" và số người có nhu cầu giao dịch rất đông nên dù không xin được giấy phép kinh doanh, các Exchanger (đối tác nhận đổi tiền) vẫn mọc lên như nấm. "Những người không sử dụng LR có thể coi các Exchanger là những người làm ăn phi pháp nhưng những người thường xuyên sử dụng LR lại coi họ là phao cứu sinh", người này nói.
Người kiếm tiền online (MMO) có nhiều lựa chọn công việc để được nhận LR như click vào quảng cáo, chơi forex hoặc tải dữ liệu lên mạng thông qua một trang chia sẻ, đợi người khác tải về để hưởng hoa hồng từ số lượt download... Số tiền sẽ được thanh toán vào tài khoản người chơi theo chu kỳ nhất định. Sau khi nhận tiền, chủ số LR sẽ bán lại cho người mua (exchanger) để đổi từ đồng tiền ảo sang tiền thật VND thông qua tài khoản tại ngân hàng ở Việt Nam.
Ví dụ, một người chơi có 1.000 LR cần bán, sau khi thỏa thuận tỷ giá với exchanger (thường ngang bằng hoặc thấp hơn không đáng kể so với giá USD trên thị trường hiện tại), người có LR sẽ chuyển số tiền ảo sang tài khoản Liberty Reserve của người mua. Tiếp đó exchanger sẽ dùng tài khoản tiền Việt của mình trả đúng mức đã thỏa thuận trước đó cho người bán vào tài khoản ngân hàng đã cung cấp (ở đây là hơn 20 triệu đồng). Còn số tiền đã mua, exchanger sẽ làm gì thì chỉ họ mới biết.
Ngoài lựa chọn chuyển số tiền ảo sang tiền thật VND để sử dụng, người chơi cũng có thể dùng LR để giao dịch tại một số địa chỉ trực tuyến ở Việt Nam. Hiện có khá nhiều trang web cho mua thẻ điện thoại, thẻ game, phần mềm hoặc một số món đồ bằng loại tiền này. Tuy nhiên, đây đều là các website do exchanger lập ra để tiện giao dịch chứ không phải đại diện ủy quyền của Liberty Reserve ở Việt Nam.
Dân kiếm tiền trên mạng online chia sẻ, LR không được công nhận là tiền nhưng nó lại "có giá trị như tiền" và số người có nhu cầu giao dịch rất đông nên dù không xin được giấy phép kinh doanh, các Exchanger (đối tác nhận đổi tiền) vẫn mọc lên như nấm. "Những người không sử dụng LR có thể coi các Exchanger là những người làm ăn phi pháp nhưng những người thường xuyên sử dụng LR lại coi họ là phao cứu sinh", người này nói.
Điều tra các ngân hàng?
Sau khi có thông tin 4 ngân hàng của VN liên quan đến mạng lưới rửa tiền toàn cầu vừa bị cảnh sát Mỹ phá vỡ, hôm qua 30.5, lực lượng chuyên trách của Bộ Công an đã chính thức nhập cuộc điều tra.
Một lãnh đạo Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết cơ quan này và Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao(C50) - Bộ Công an chính thức nhập cuộc điều tra, tìm hiểu đường đi nước bước của Liberty Reserve (LR - Công ty chuyên chuyển ngoại hối và thanh toán trực tuyến đặt trụ sở tại Costa Rica), sau khi có thông tin các ngân hàng (NH) Ngoại thương, Công thương, Á Châu và Đông Á có liên quan trong vụ rửa tiền qua mạng của công ty này.
Tiếp tục tìm hiểu trên mạng, qua theo dõi trên một đoạn video hướng dẫn rút tiền từ tài khoản LR về VN, ở phần phương thức nhận tiền của video này hiện ba tên NH trong nước Vietcombank, Đông Á và ACB.
Dù đã nhận được phản hồi từ phía 4 NH “không liên quan gì tới LR”, nhưng một lãnh đạo Cục Phòng chống rửa tiền nhìn nhận, trang mạng của LR đã xuất hiện khá lâu tại VN nhưng không có một cơ quan nào biết nó có được đăng ký hay không và cũng không có ai quản lý. Chính vì vậy, hiện tại phía NHNN đã chính thức phối hợp với C50 nhập cuộc điều tra, tìm hiểu.
“Sau khi Vụ Pháp chế rà soát lại, thì không có quy định nào xác định tiền ảo này là ngoại tệ, trang mạng thanh toán không phải là điểm giao dịch hoặc thu đổi ngoại tệ nên NHNN cũng khó xử lý”, vị lãnh đạo này cho hay.
Lãnh đạo này phân tích, việc các cá nhân tham gia mua tiền ảo LR trên trang mạng, sau đó dùng tiền thật để chuyển cho nhau qua các NH cứ cho là một kênh chuyển tiền hợp pháp, thì hiện nay không có bất cứ quy định nào của pháp luật điều chỉnh hành vi và giao dịch kiểu như thế này. Đây chính là những rủi ro khó lường mà người tham gia phải hứng chịu.
Trong khi đó, theo các thông tin được quảng cáo, tại Việt Nam, trang mạng đứng tên tổ chức này lâu nay cung cấp dịch vụ chuyển tiền, cho phép người dùng mua, bán tiền LR và theo giới thiệu, việc chuyển tiền sẽ được gửi qua một trong bốn NH của VN là Vietcombank, Vietinbank, Đông Á (DongA Bank) và Á Châu (ACB).
Theo lý giải của một số nhân viên kinh doanh ngoại hối, giao dịch phát sinh liên quan đến ngân hàng tại Việt Nam trong mua bán giữa hai bên, nhưng thực tế quá trình chuyển tiền giữa các tài khoản LR (bán) sang LR (mua) và VND (mua) sang VND (bán) không có ràng buộc pháp lý với nhau, ngoại trừ thỏa thuận miệng giữa hai bên mua bán kể trên. Do đó, có thể nói nhà băng tại Việt Nam không tham gia trong chuyện mua bán LR, tên các đơn vị xuất hiện trên những website giao dịch loại tiền ảo này chỉ để giao dịch thuận tiện hơn.
PV (Tổng hợp) 
15:13

Nhà xe sợ trạm thu phí

TT - Chiều 29-5, tại buổi tọa đàm “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn giao thông trong hoạt động vận tải hàng hóa”, nhiều doanh nghiệp vận tải đã phản ảnh những bất cập xung quanh việc nộp phí sử dụng đường bộ.
Nhiều doanh nghiệp vận tải bức xúc cho biết đã dừng hoạt động một số xe do nhu cầu vận tải giảm, nhưng vẫn phải nộp phí sử dụng đường bộ trong khi theo quy định, số xe này được miễn phí.
Xe “trùm mền” vẫn nộp phí!
Theo Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, quy định nộp phí đường bộ theo chu kỳ xe đăng kiểm đang là gánh nặng cho các doanh nghiệp vận tải. Cụ thể là doanh nghiệp phải đi vay và trả lãi hai lần cho phương tiện hoạt động (vay để đầu tư phương tiện và vay để nộp phí bảo trì đường bộ) là vô cùng khó khăn. Vì vậy, để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp vận tải, ông Bùi Văn Quản đề nghị các cơ quan chức năng sửa đổi quy định nộp phí theo hướng thu phí hằng tháng sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Tại buổi họp, giám đốc Công TNHH vận tải Sơn Hà (Bình Dương) cho các đại biểu xem đoạn phim có khoảng 50 trong tổng số 100 rơmooc và xơmi rơmooc của công ty đã ngưng hoạt động nhiều tháng nay, đến mức cỏ mọc phủ lên chiếc rơmooc, nhưng những chiếc này vẫn phải nộp phí đường bộ (từ 7,08-12,4 triệu đồng/chiếc/năm).
Ông Nguyễn Văn Tú - giám đốc Công ty TNHH giao nhận vận tải Tứ Hương - cũng bức xúc cho biết trong số 60 xơmi rơmooc của công ty hiện có 20 chiếc ngưng hoạt động, đang nằm ở các bãi xe từ mấy tháng nay nhưng vẫn phải nộp phí đường bộ.
Ông Bùi Văn Quản - chủ tịch Hiệp hội Vận tải (HHVT) hàng hóa TP.HCM - cho biết nền kinh tế đang khó khăn nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm sút, các doanh nghiệp vận tải tạm ngưng hoạt động một số xe để giảm chi phí. Tuy nhiên sau năm tháng thu phí sử dụng đường bộ, các cơ quan thẩm quyền vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về thủ tục không nộp phí trong thời gian xe không hoạt động.
Ông Trần Ngọc Thọ - chủ tịch HHVT Tân Thành (Đồng Nai) - cho rằng thông tư 197 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu, nộp phí đường bộ có quy định xe dừng hoạt động phải được cơ quan chức năng xác định mới được miễn nộp phí. Thế nhưng, đơn vị đăng kiểm - nơi nộp phí - trả lời ông là đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. “Như vậy, một số doanh nghiệp đang bị giảm sút 50% hoạt động hoặc đang phá sản vẫn phải nộp phí đường bộ là quá bất cập” - ông Thọ bức xúc nói.
Còn theo ông Bùi Văn Quản, thông tư 197 có quy định xe tạm dừng để duy tu bảo dưỡng, xe bị tai nạn phải sửa chữa dưới 30 ngày... không phải nộp phí bảo trì đường bộ hoặc được hoàn phí hoặc được khấu trừ cho kỳ đóng phí sau (nếu doanh nghiệp đã nộp phí) khi có xác nhận của cơ quan công an. Thế nhưng, đến nay cơ quan có thẩm quyền không có văn bản hướng dẫn cụ thể công an cấp nào xác nhận mới được miễn nộp hoặc hoàn phí, nên có nhiều xe không hoạt động vẫn phải nộp phí này, gây thiệt thòi cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng quy định nộp phí xe đầu kéo, rơmooc, xơmi rơmooc riêng biệt là bất hợp lý. Bởi vì xơmi rơmooc là thiết bị cơ khí đơn giản không gắn động cơ nên không thể tự lưu hành được và chỉ khi nào xe đầu kéo gắn với xơmi rơmooc mới hoạt động lăn bánh trên đường. Theo các doanh nghiệp, một xe đầu kéo cần 2-3 xơmi rơmooc nhằm dự phòng cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, quy định nộp phí cả đầu kéo và xơmi rơmooc là phí chồng phí trên một chiếc xe chở hàng.
Nỗi lo 21 trạm thu phí BOT mới
Nhiều doanh nghiệp chưa kịp mừng khi nhiều trạm thu phí nhà nước trên các tuyến đã dẹp bỏ để chuyển sang thu phí đường bộ, nay bắt đầu lo âu khi hàng loạt dự án BOT (đầu tư, kinh doanh và chuyển giao) đầu tư nâng cấp mở rộng quốc lộ 1 vừa mới khởi công xây dựng.
Theo đó, khi các dự án này hoàn thành sẽ xuất hiện hàng loạt trạm thu phí giao thông mới trên tuyến đường từ Bắc vào Nam. Ông Nguyễn Ngọc Xuân - chủ tịch HHVT ôtô tỉnh An Giang - nói: Nhà nước vừa dẹp bỏ các trạm thu phí nay lại cho mọc các trạm thu phí mới, chẳng khác nào vừa “chặt đầu” nay lại cho “mọc đầu” thì việc thu phí đường bộ bị mất ý nghĩa.
Theo chủ tịch HHVT TP, Bộ GTVT có đề án hình thành 21 trạm thu phí BOT mới trên tuyến quốc lộ. Quốc lộ 1 - tuyến đường huyết mạch của quốc gia - sẽ dày đặc trạm phí giao thông. Như vậy, một chuyến xe vận tải Bắc-Nam sẽ gánh phí giao thông rất cao so với hiện nay. Điều này sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp vận tải và hậu quả là giá cả hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa VN so với các nước.
Không chỉ lo sẽ có các trạm thu phí sắp “mọc” trên quốc lộ, các doanh nghiệp còn lo ngại việc cấp thẩm quyền đã cho phép các dự án đầu tư BOT được thu phí giao thông tăng từ 2-3,5 lần so với quy định. Ông Trần Ngọc Thọ - giám đốc Công ty vận tải Trung Việt (Đồng Nai) - cho rằng tuyến quốc lộ 51 là đường cũ được nâng cấp, chỉ mở rộng thêm diện tích mặt đường khoảng 30% nhưng phí giao thông tăng lên 2 lần.
“Các doanh nghiệp và HHVT thực hiện trách nhiệm thông qua các loại thuế theo quy định của pháp luật. Còn việc thu phí sử dụng đường bộ, các cơ quan thẩm quyền cần phải sòng phẳng và tuân thủ theo quy định của pháp lệnh phí và lệ phí năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, mức phí phải trả phải tương ứng với dịch vụ được hưởng” - ông Bùi Văn Quản nhấn mạnh.
Nghiên cứu nhiều hình thức nộp phí đường bộ
Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP đề nghị Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ ban hành nghị định về xử lý xe quá tải, trong đó quy định ràng buộc trách nhiệm của những người đứng đầu cảng, khu chế xuất, nhà máy và chủ hàng phải bị xử lý nếu để xe chở hàng quá tải. Ông Bùi Văn Quản - chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP - cho rằng những biện pháp đó sẽ xử lý xe quá tải từ “gốc”, thay vì hiện nay xử lý phần “ngọn” là phạt lái xe.
Tại cuộc họp trên, lãnh đạo Vụ Pháp chế - Bộ GTVT cho biết sẽ báo cáo Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính cho thực hiện nhiều hình thức nộp phí sử dụng đường bộ, thay vì hiện nay chỉ có một hình thức thu phí theo chu kỳ đăng kiểm. Bộ GTVT cũng đang dự thảo thông tư mới về hoạt động vận tải hàng hóa, trong đó sẽ quy định chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải chịu trách nhiệm nếu để chiếc xe quá tải trọng cho phép lưu thông trên đường.
(Theo Tuổi trẻ) NGỌC ẨN
14:04

Vi phạm pháp luật trong kinh doanh vàng tài khoản tại Cần Thơ:

Ngành chức năng thờ ơ?

(VTV News)- Kinh doanh vàng bằng tài khoản ảo là vi phạm pháp luật. Thế nhưng, tại Cần Thơ, các công ty chuyên kinh doanh vàng trên tài khoản vẫn hoạt động một cách công khai.
Theo tìm hiểu của phóng viên VTV, công ty cổ phần Vốn Việt và công ty Việt Thắng đã kinh doanh vàng trên tài khoản tại thành phố Cần Thơ hơn 2 năm. Không bị xử lý nên giám đốc công ty Việt Thắng cho rằng hình thức kinh doanh này là hợp pháp, “không bị cấm”. Nhân viên công ty Vốn Việt cũng có câu trả lời tương tự.

 

Dù kinh doanh vi phạm pháp luật nhưng công ty cổ phần Việt Thắng và Vốn Việt vẫn có giấy phép hoạt động. Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cho rằng, ngành nghề buôn bán vàng bạc, kim loại quý mà hai công ty này đăng ký đều không thuộc danh mục cấm. Thủ tục hợp lệ nên việc cấp giấy phép kinh doanh là lẽ đương nhiên.
Ông Huỳnh Văn Tùng, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cho biết: “Ngành nghề ở đây theo xem xét là buôn bán vàng, bạc và kim loại quý khác. Theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh dựa trên hồ sơ hợp lệ để cấp đăng ký kinh doanh. Nhưng việc vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp sau đăng ký, thì tùy theo tính chất vi phạm các cơ quan chức năng căn cứ để xử lý vi phạm”.
Từ chối phỏng vấn nhưng bà Phan Thị Thanh Hòa, Phó Giám đốc NHNN Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cho biết, việc phát hiện xử lý những công ty kinh doanh vàng trên tài khoản thuộc chức năng của cơ quan Công an.
Tuy nhiên, theo thông báo số 369 ngày 30/12/2010 của Chính phủ, NHNN là đơn vị chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện kiểm tra, giám sát quy định cấm kinh doanh vàng trên tài khoản hay ở cấp độ nhỏ hơn là phối hợp với NHNN chi nhánh tại địa phương đó.
(Theo VTV) Đặng Công-Hoài Tâm
14:00

 Phiếm
Xứ sở Phong Bì
 Do hôm nay là tết thiếu nhi nên thánh Pierre quyết định chỉ cấp visa vào Thiên đàng cho đối tượng trẻ em.
Tuy nhiên, theo thủ tục Ngài cũng phải tiến hành phỏng vấn qua loa. Thấy mấy đứa nhỏ tóc vàng da trắng mắt còn hoen lệ, Thánh liền hỏi han:
– Các con đến từ Phần Lan, từ Pháp, từ Canada… hả? Thôi mà, đừng khóc nữa, qua cánh cổng này là người bệnh lại lành, người liệt lại đi được, người câm có thể nói… mọi khổ đau sẽ không còn. Welcome!
Trái với vẻ ngần ngại của trẻ Âu Mỹ, một đứa mắt hí tóc đen chạy tới hổn hển nói với Thánh:
– Thánh ơi, mở cửa cho con vào lẹ!
– Từ từ, làm thủ tục đã chứ…
– Thánh mà chậm chạp là người ta kéo con lại đó!
– Ai mà ác vậy con?
– Thánh chưa biết sao, ở chỗ con làm trẻ nít khổ lắm: có đứa vừa lọt lòng đã bị liệng vào hố xí, có đứa lỡ tay mạo phạm xe quan lớn là bị còng tay diễu phố… Con đến từ…
– Thôi, ta biết rồi. Vào đi. Hảo lớ!
Nhìn đồng hồ thấy đã hết giờ, Thánh định đóng cửa thì một cậu bé gầy nhẳng, đen đúa xuất hiện.
– Uả, sao trễ vậy con?
– Thánh ơi, con thiếu ăn thiếu sữa nên đi không nổi, lết từ sáng sớm mà giờ mới tới.
– Vậy con đến từ đâu? Con mấy tuổi? Vì sao phải lên đây?...
Thay vì trả lời, thằng bé chìa ra chiếc phong bì làm Thánh Pierre ngẩn người:
– Có gì con cứ nói, viết thư làm gì?
– Thánh ơi, trong này đâu phải là thư!
– Trong phong bì mà không phải thư thì là thứ chi?
Đến lượt thằng bé ngẩn người: “Lạ nhỉ? Sao kỳ vậy?” làm Thánh Pierre sốt ruột:
– Lạ gì hở con?
– Ở chỗ con, người ta luôn dặn nhau: “Tới đâu mà bị hạch hỏi, cứ đưa phong bì là qua tuốt!”
Người già chuyện (SGTT)
 13:57

 Thực hư chuyện lỗ lãi của doanh nghiệp xăng dầu 

Đúng 1 tuần, sau khi Bộ Tài chính giảm thuế xăng về 18%, công thức tính giá chung của các doanh nghiệp xăng dầu chỉ ra rằng: "mặt hàng xăng Ron A 95 đang lỗ 497 đồng/l, xăng A95 lỗ 605 đồng/l”. Thực hư chuyện này ra sao?


Doanh nghiệp kêu lỗ, dư luận khó tin

Doanh nghiệp "trần tình” việc lỗ lãi

Sáng 30-5, một DN đầu mối kinh doanh xăng dầu phía Nam điện thoại cho phóng viên trao đổi, giá bình quân 30 ngày, tính từ ngày 28-4 đến 28-5, của mặt hàng RON92 là 110,97 USD Mỹ /thùng; DO 0,055S là 115,48 USD Mỹ/thùng. Với mức giá trên, DN đang lỗ 497 đồng/lít xăng Ron A92 và 605 đồng/lít đối với Ron A95, còn dầu diesel lỗ 270 đồng/l.

Giá xăng tại thị trường Singapore, nơi Việt Nam lấy làm tham chiếu trong phiên giao dịch ngày 29-5 cũng là 113.17 USD/ thùng, dầu  DO 0.025 là 117.60 USD/thùng. Vị đại diện này trần tình thêm, "đang ngồi trước máy tính, thuế giảm 18% giúp cho DN dễ thở hơn nhưng không ăn thua. Bảng giá cơ sở bình quân 30 ngày đối với mặt hàng xăng Ron A92 mấy ngày nay đều cao hơn giá bán hiện hành”. Thời điểm ngày 28-5, giá cơ sở xăng Ron A 92 là 23. 767 đồng/l, công ty đang lỗ 400 đồng/l. Đại diện DN xăng dầu này cũng cho biết, công ty ông chưa có kiến nghị gì gửi lên Bộ Tài chính. Hiện công ty đang phải nghe ngóng các động thái khác từ Petrolimex, PVoil…

Cần lưu ý, đây là bảng công thức tính giá chung áp dụng cho 13 DN đầu mối kinh doanh xăng dầu. Bản thân từng đơn vị có quy mô kho cảng khác nhau, thời điểm tàu hàng cập cảng khác nhau. Các DN lấy thông tin về giá chung, nhưng lựa chọn một thời gian nhập khẩu có lợi nhất  (có thể là giá thấp hơn và cao hơn, lệch đi so với bảng tính chung). Do vậy, tùy vào từng điều kiện, mức lỗ hay lãi thường biến động trong phạm vi thấp hơn 200 đồng/l so với bảng tính giá chung.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty TNHH một thành viên Thương mại dầu khí Đồng Tháp (PETIMEX), ông Nguyễn Thế Dũng cũng khẳng định với Đại Đoàn Kết: hiện tại DN đang lỗ. Quy định của ngành hàng xăng dầu phải dự trữ hàng tối thiếu 30 ngày, nên trong kho tồn một lượng hàng cũ được nhập với mức giá thấp hơn 113.17 USD/thùng, do vậy chưa kiến nghị mức tăng giá. Thêm nữa, lợi nhuận biên mà các DN đang được hưởng (gồm 300 đồng chi phí định mức, lợi nhuận định mức 860 đồng/l), lớn hơn mức lỗ mà DN đang bù đắp 605 đồng/l. Nếu như mức giá tại Singapore tiếp tục tăng cao như 2 ngày gần đây thì DN sẽ báo cáo bới Bộ Tài chính. 

Vẫn đua nhau vào "câu lạc bộ” kinh doanh xăng dầu

Trong khi DN kêu lỗ, than khổ, chịu đau nhưng tại sao ngày càng nhiều DN xin giấy phép kinh doanh xăng dầu từ Bộ Công thương? Thành viên kinh doanh xăng dầu từ con số 11 tăng lên 13, rồi 17. Mới đây Bộ Công thương cấp thêm 4 giấy phép kinh doanh cho Công ty CP Xăng dầu và dịch vụ hàng hải STS (TP.HCM), Công ty CP thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (Hậu Giang), Công ty CP xăng dầu Thái Sơn (TP.HCM), và Công ty CP dầu khí Đông Phương (TP.HCM). Giấy phép cho các DN này có hiệu lực đến năm 2018.

Không chỉ có các lão làng Petrolimex, Pvoil, xăng dầu quân đội, mà đầu mối kinh doanh xăng dầu còn có thêm những tên tuổi mới như Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà, Tổng công ty Hàng hải... Sự gia nhập của các thành viên mới được ngầm hiểu rằng, lĩnh vực kinh doanh "nửa nhà nước, nửa DN” này đang có nhiều điều hấp dẫn. Chưa kể, muốn được kinh doanh xăng dầu thì chi phí đầu tư ban đầu cho kho bãi, xe bồn… lên tới 400-500 tỷ đồng. 

Vì thế, câu hỏi được đặt ra: những gì DN tính toán có đúng hay không? Liệu đang có những góc khuất nào khác. Thêm nữa, thời điểm than lỗ cùng lúc các DN chạy đua chiết khấu, mạnh tay chi cho đại lý từ 650 đồng- 900 đồng/l. Hộp đen phần trăm hoa hồng vẫn là sóng ngầm khó dứt trong lòng các đầu mối kinh doanh xăng dầu. Và ai cũng biết rằng, miếng bánh thị phần kinh doanh xăng dầu đang thuộc về ông lớn Petrolimex. Chỉ cần một tiếng "ho khan” của Petrolimex thì các DN khác lao theo.

Một chuyên gia nghiên cứu lâu năm về thị trường xăng dầu thẳng thắn trao đổi với Đại Đoàn Kết, thời gian qua dư luận xã hội luôn khó chịu với cách điều hành thị trường xăng dầu. Xăng dầu lỗ lãi như thế nào người dân không rõ. Bản thân DN cũng luôn có hai cuốn sổ. Giá nhập khác giá khai báo hải quan. Cơ quan quản lý chưa thực hiện đầy đủ vai trò của mình việc quản lý giá một trong những mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh. 

Vị này dẫn chứng, giá bình quân 30 ngày đến 29-5 là 110.97 USD thùng (mức thuế suất 18%) DN than lỗ 500 đồng. Ngược trở lại thời điểm 1 tháng,  giá bình quân 30 ngày đến 26-4 là 119.29 USD thùng (thuế suất nhập khẩu 16%) DN không lỗ. Vị này cho rằng, phần chênh thuế hoàn toàn bù được phần chênh với giá cơ sở giữa hai thời điểm. Từ đó đi đến kết luận, DN xăng dầu không lỗ.

Vị chuyên gia này nói thêm, với chức năng quản lý nhà nước về giá, cơ quan giá Bộ Tài chính phải có trách nhiệm phối hợp với Hải quan kiểm tra, kiểm soát từng ngày nhập hàng của một số DN đầu mối là biết ngay giải đáp của DN có tương thích, phù hợp không. Im lặng hay là không biết ? Điều này đã làm cho DN hưởng lợi cao, còn thiệt hại dành cho người tiêu dùng. 
(Theo ĐĐK) Thúy Hằng
13:34

Hé lộ bất ngờ về thân thế hoa hậu bán dâm nghìn đô Mỹ Xuân


Hoa hậu Mỹ Xuân.

Hơn một tháng nay, từ sau cái chết thương tâm của ông Võ Văn Châu (60 tuổi, ấp Thới Xương 1, xã Thới Long, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ), dư luận lại xôn xao về câu chuyện mà trong đó nạn nhân chính là cha ruột của Hoa hậu Mêkông 2009 Võ Thị Mỹ Xuân - người vừa bị Viện KSND TPHCM hoàn tất bản cáo trạng với tội danh môi giới hoa hậu, người mẫu bán dâm cùng đồng bọn.

Đó có phải là người cha mà hoa hậu này đã tìm đủ mọi cách chối bỏ ngay khi được vinh danh? Sự thật về thân thế của Hoa hậu Mỹ Xuân suốt bao năm qua đã được che đậy như thế nào?

Từ cái chết thương tâm của người cha

Một ngày giữa tháng 5, chúng tôi tìm đến ấp Thới Xương 1, xã Thới Long, quận Ô Môn. Tại đây, hỏi thăm nhà của Mỹ Xuân không ai biết, nhưng khi hỏi nhà chị Khuyên có người cha vừa mất thì ai cũng chỉ đường vanh vách. Điều đó cho thấy, thông tin về Hoa hậu Mỹ Xuân từng sống ở vùng quê nghèo khó này chỉ là con số không. Người ta chỉ biết có một người con gái tên Khuyên, đã bỏ nhà đi cách đây 10 năm. Hôm chúng tôi đến cũng đúng ngày cúng tuần thứ 5 của ông Châu.

Trong lúc hàng xóm đang cắm hoa ngoài vườn, chuẩn bị cho buổi cúng tuần, thì anh Võ Tấn Trung (SN 1987, con trai ông Châu) đang hoàn thiện bài thực tập của mình. Anh Trung cho biết: “Thời gian này tôi chỉ ở nhà làm bài thực tập nên ít tới trường, với lại ba vừa mới mất nên tôi muốn ở nhà lo nhang khói cho ba. Hôm ba mất, tôi đang học ở Cần Thơ thì có cuộc gọi của bà thím. Cứ tưởng bà điện lên dặn cuối tuần về mua giùm món gì đó, ai ngờ đó lại là hung tin. Bà thím nói ba con chết dưới ao bông súng sau nhà, người ở trần, tôi như chết đứng. Cách đó 2 ngày tôi còn gặp ba khỏe mạnh, ông còn dặn tôi hôm nào được nghỉ vài ngày, về trông nhà ba ra Bình Dương thăm người chú. Tôi biết ba dự định ra thăm chị Mỹ Xuân. Tôi chưa giúp ba hoàn thành tâm nguyện thì ba đã ra đi”.

Theo suy đoán của anh Trung, ông Châu mất trong thời gian từ 14-17h chiều ngày 8.4, chứ không phải buổi tối như báo chí đã đưa tin. Bởi ngày chủ nhật (tức 7.4) anh còn ở nhà, chiều cùng ngày anh lên Cần Thơ. Sáng hôm sau, người ta còn thấy ông Châu uống càphê, buổi trưa vẫn còn thấy đi trả bình xịt. Anh Trung giải thích: Ba anh thường ra ao hái bông súng vào buổi chiều và mở đầu chiếu đĩa để xem ca nhạc cùng một số chương trình khác. Hôm thứ 4, khi hay tin ba mất, anh liền chạy về nhà. Khi đó, đầu chiếu đĩa vẫn còn sáng đèn chứng tỏ ba anh đang mở đĩa. Khoảng 17h chiều, ba anh thường xem phim “Đời sống chợ đêm”. Nếu ba anh mất ban đêm chắc chắn tivi sẽ còn mở, đằng này đèn nhà và tivi đều tắt hết.

Rồi đến phút cuối đời, người ta phát hiện ông hái nhiều bông súng và ốc trên bờ ao. Có lẽ cơn lên máu đột ngột đã quật ngã ông xuống nước và chết ngạt. Anh Trung cho biết, ông Châu có tiền sử bệnh sỏi thận, gai cột sống và hay lên máu. Hiện trong nhà ông còn 2 lần thuốc uống cho bệnh lên máu. Có lẽ do đang hái bông súng dưới ao, ông Châu bị lên máu lên đột ngột và dẫn đến cái chết thương tâm…

…đến những hé lộ bất ngờ về thân thế hoa hậu

Anh Trung kể, ngày xưa ông Châu là thợ bạc, nức tiếng khắp vùng, mẹ là giáo viên Trường Tiểu học Thới Long. Lúc đó nhà anh được xem một trong những gia đình khá giả nhất xóm này. Nhà chỉ có 2 chị em là Mỹ Xuân (thường gọi là Khuyên) và Trung. Ba mẹ anh chính thức ly dị vào năm 1994, nhưng từ năm 1989 họ đã “cơm không lành, canh không ngọt”. Lúc mẹ ra tòa ly dị, trong giấy ly hôn để 2 đứa con lại cho ba, không nhận cấp dưỡng. Sau khi chia tay, mẹ tái hôn với người khác và chuyển lên TPHCM dạy học, hiện có cô con gái 17 tuổi. Còn ba thì đau buồn, bỏ nghề thợ bạc chuyển sang làm đủ mọi nghề, từ nấu ăn cho nhà hàng, làm vườn, nuôi gà vịt… nuôi các con ăn học. Lúc mới ly dị, thỉnh thoảng mẹ anh có về thăm, nhưng từ năm 1999, một lần gặp mẹ trong đám cưới cho đến khi ba mất thì không có liên lạc.

Từ khi hạnh phúc tan vỡ, ông Châu đau buồn nên thường xuyên uống rượu và hút thuốc, gia cảnh trở nên nghèo túng. Nhờ anh em khuyên bảo, ông Châu bắt đầu lao vào công việc, vừa trồng vườn, nuôi gà, vịt cho đến bắt ốc, hái rau. Theo lời anh Trung, dù làm lụng cực khổ ông Châu vẫn mong cho 2 đứa con học đến nơi đến chốn và không để 2 chị em đi làm kiếm tiền phụ gia đình. “Những lời chị nói với báo chí là vừa đi học vừa bán vé số là nói láo. Hồi nhỏ, thỉnh thoảng chị có hái sa bô, cắt đọt khoai lang ra chợ bán để kiếm tiền đi học mà thôi. Lúc đó chị hiền lắm, cả xóm ai cũng mến. Khi chị lên cấp 3 mới sanh nhiều tật, hay tụ tập bạn bè đi chơi, bỏ bê việc nhà. Chị bỏ nhà đi sau khi tốt nghiệp lớp 12 (lúc 20 tuổi). Chị từ bỏ cha thì thôi sao lại đặt điều để phỉ nhổ công lao và tình thường ba dành cho chị” - anh Trung nói.

Hàng xóm gần nhà anh Trung cũng khẳng định, khi Mỹ Xuân mới đăng quang, cả xóm ai cũng ngạc nhiên khi biết cô kể với báo chí rằng hồi nhỏ đi bán vé số. Dì Năm (chị em bạn dì ông Châu) nói: “Ba nó nghèo nhưng rất thương con, làm đầu tắt mặt tối chứ không để các con đi làm thêm. Con Khuyên nói vậy là bất hiếu với ba nó”.

Anh Trung cho hay, sau khi hay tin Mỹ Xuân bị bắt, ông Châu giả bộ nói không quan tâm nhưng âm thầm ra tiệm Net nhờ người truy cập địa chỉ chính xác trại giam của Mỹ Xuân để kiếm tiền lên thăm. Từ ngày đó đến nay, ngày nào ông cũng lụi cụi ngoài vườn, bỏ rượu và thuốc lá, dành dụm tiền để thăm con gái khi có dịp. Đến nay ông đã để dành được 6 triệu đồng, khi ông mất, anh Trung mới phát hiện nó nằm trong cái áo gối của ba.
 
Căn nhà ông Châu sinh sống.

Theo lời khai của Hoa hậu Mỹ Xuân lúc bị giam trong trại, thì quê cô là một huyện của Cần Thơ, bây giờ đã tách ra thuộc tỉnh Hậu Giang. Nhưng không nói rõ cụ thể huyện, xã nào. Anh Trung giải thích, đúng là quê ngoại ở huyện Châu Thành, Hậu Giang, từ khi ba mẹ tan vỡ anh cũng không biết thông tin gì về quê ngoại, kể cả bà Châu Ngọc Mỹ (vợ ông Châu) cũng không liên lạc với ba con anh. “Từ khi cha mẹ ly dị, tình thường ba đã dồn hết cho 2 chị em. Lúc đó, gia đình cực kỳ khó khăn. Nhà cũ còn tệ hơn nhà bây giờ nữa, nhà này là đã sửa lại rồi. Vậy mà ba vẫn lo cho 2 chị em đầy đủ” - anh Trung nghẹn ngào.

Năm 2009, sau khi đoạt giải “Hoa hậu Mêkông”, rất nhiều người muốn tìm hiểu về nguyên quán thật của Mỹ Xuân nhưng cô luôn mập mờ về gốc gác của mình. Cô nói rằng, ba cô là người rượu chè, không thương con cái nên cô không nhìn nhận họ hàng bên nội. Ngược lại, bà con trong xóm lại nói ông Châu bỏ rượu lâu rồi, thỉnh thoảng có hút vài điếu thuốc. Đặc biệt ông rất thương con Khuyên (Mỹ Xuân). Anh Trung kể, tuy ông Châu không nói ra nhưng anh biết ba thương chị Khuyên hơn, vì lúc chị nói với báo chí là từ bỏ bên nội, ba nói “đúng là đứa nào mình ít quan tâm thì được nhờ”.

Năm Mỹ Xuân học lớp 11, ông Châu phát hiện con gái thường viện cớ đi học nhóm để hẹn hò với một thanh niên trong xóm nên có la rầy. Nhưng Mỹ Xuân vẫn không bỏ tật hay tụ tập với bạn đi chơi. “Con Khuyên toàn là chơi với con đại gia không hà, có lẽ vì thế nó chán ghét nghèo khổ. Ở nhà nó chỉ nghe lời mẹ, nên lời nói của ba nó, nó xem không ra gì” - bà Võ Thị Tư (em ruột ông Châu) nói.

Theo lời bà Tư, Mỹ Xuân không những học dở mà còn ở lại lớp 2 lần (lớp 4, 7). Học kém nhưng Mỹ Xuân rất đua đòi, trưng diện như con nhà giàu, suốt ngày tụ tập bạn bè đi chơi. Năm lớp 12, thấy Mỹ Xuân không lo học còn rủ rê bạn bè đi chơi, giáo viên chủ nhiệm đã nhiều lần gửi thư mời phụ huynh đến trường. Sợ ba la, Mỹ Xuân nhờ chồng bà Tư đóng vai phụ huynh đến trường nghe giáo viên mắng vốn.

Có lẽ, sau chuyến lên TPHCM cắt amêđan, Mỹ Xuân say mê với cảnh tráng lệ của đất Sài thành nên vừa tốt nghiệp 12 xong, Mỹ Xuân xin cha ra Cần Thơ luyện thi, rồi bỏ đi luôn không cho ai biết. Anh Trung tiếp lời: “Mùa hè năm đó ba có lên TPHCM tìm, nhưng mẹ sợ ba bắt về nên mẹ giấu. Về nhà ba suy sụp hoàn toàn, ông bắt đầu lập quỹ riêng, khi nào đủ tiền lại tiếp tục đi tìm con gái. Đến năm 2009, 2 ba con mới biết thông tin về chị qua báo chí. Cha mừng rỡ vì con đoạt danh hiệu Hoa hậu Mêkông, niềm vui bị đứt nghẹn khi chị Xuân đánh tiếng trên báo chí không nhìn nhận dòng họ bên nội, tức không nhìn ba và tôi. Không nói ra nhưng tôi biết lòng ba đau như cắt, từ đó ông chỉ lủi thủi sống ở nhà, không đi tìm con gái nữa”.

Bổng nhiên tháng 6 năm rồi, mọi người hỏi ông Châu có hay chị Khuyên bị bắt không, ông mới hết hồn. Dù họ hàng hết lời khuyên can nhưng ông vẫn mặc kệ. Ông nói: “Khi tỏa sáng nó không cần mình, bây giờ nó hoạn nạn, mình nên có mặt để an ủi nó”. Không ai biết được những ngày tháng Mỹ Xuân bị tạm giam, có một người đàn ông có vẻ mặt cam chịu, đứng hàng giờ ngoài cổng trại để nghe ngóng tin tức về con.

Anh Trung nhấn mạnh: “Bây giờ chị Xuân có nhận ba hay không cũng không còn quan trọng, vì ba cũng đã ra đi rồi. Còn với tôi, chị bị xử phạt ra sao là hậu quả chị phải nhận lấy. Người ta thường nói: Con bất hiếu với ba mẹ thì làm ăn không khá, có lẽ câu nói ấy rất đúng với chị Xuân
Song Thương - Lý Kiều (Báo Lao Động)
11:54

Sự im lặng khó hiểu của cơ quan ngoại giao Mỹ

TT - Độc giả của Tuổi Trẻ và rất nhiều người Việt Nam đang hoặc sẽ xin visa vào Mỹ lo ngại các thủ tục có thể khó khăn hơn và bị siết chặt sau khi vụ việc mua bán visa được công bố ra dư luận.

Thế nhưng, những câu hỏi liên quan tới chuyện này đều không nhận được câu trả lời từ phía cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ.
Những nỗ lực của Tuổi Trẻ nhằm tìm kiếm thông tin cũng như phát ngôn chính thức từ Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM đều không có kết quả.
Có thể hiểu sai phạm của Michael Sestak, người phụ trách bộ phận visa không di dân, chỉ gói gọn ở một cá nhân. Có thể hiểu các cơ quan đại diện này đang tìm cách kiểm soát khủng hoảng.
Nhưng bài học cơ bản nhất của kiểm soát khủng hoảng chính là minh bạch, công khai thông tin và nhanh chóng trả lời những thắc mắc.
Nhưng dù khủng hoảng có đến đâu, việc minh bạch thông tin, trả lời cho thông tin báo chí - như nước Mỹ vẫn thường cổ xúy cho minh bạch, công khai - là việc cần thiết và nên làm.
Cũng có thể hiểu là những ngày cuối tuần vừa qua và ngày thứ hai là ngày lễ của Mỹ nên hai cơ quan ngoại giao Mỹ không làm việc.
Nhưng đến cả ba ngày qua, khi các quan chức và ban bệ của cơ quan lãnh sự đã trở lại làm việc, thật khó hiểu là phía đại diện của Mỹ đến nay vẫn im lặng trước các cuộc điện thoại, email và fax yêu cầu cung cấp thông tin của báo chí.
Đúng là một sự im lặng khó hiểu trước nhu cầu chính đáng của báo chí về thông tin để phục vụ người đọc nói chung và những người có mong muốn đi Mỹ và đã đóng phí 140 USD để được xét hồ sơ.
Sestak đang bị giam giữ ở California
Tuổi Trẻ đã liên lạc với văn phòng Công tố viên của Washington DC liên quan tới các thủ tục tố tụng đối với Michael Sestak, cựu phụ trách bộ phận visa không di dân của Tổng lãnh sự quán Mỹ, và được ông Bill Miller, cán bộ phụ trách thông tin, cho biết Sestak hiện vẫn đang bị giam giữ ở California để chờ sắp xếp di lý tới Washington DC. Tòa án ở Washington DC cũng đang sắp xếp cho lần ra tòa sắp tới của Sestak.
Tuổi Trẻ đã liên lạc với bà Jennifer Sestak, em gái của Michael Sestak tại Florida, người mà theo cáo trạng đã nhận chuyển khoản 150.000 USD từ những đồng phạm của Sestak, nhưng bà Sestak từ chối không bình luận về vụ việc này.
Liên quan đến vấn đề hợp tác, các nguồn tin cho Tuổi Trẻ biết phía Mỹ vẫn chưa liên lạc với VN để cùng phối hợp điều tra vụ việc này.
Thanh Tuấn
(Theo Tuổi trẻ) ANH NGUYỄN
11:29

'Ông già thích chết' thách thức các nhà ngoại cảm

(PetroTimes) - "Tôi tin rằng, chuyến đi của tôi sẽ vô cùng thú vị và tôi sẽ trở về lành lặn. Nếu tôi không thể trở về được thì chứng tỏ các nhà ngoại cảm hoàn toàn chẳng có khả năng gì..." - ông Bảo khẳng định.
Thách đấu với các nhà ngoại cảm
Kế hoạch “chết thử” được ông Bảo vạch ra chi tiết. Đầu tiên ông sẽ làm thủ tục “nhập cảnh” vào cõi âm. Công việc này cũng giống như thủ tục người nước này xin vào nước khác, để được “chính quyền” cõi âm cho phép nhập cảnh, đi lại, nghiên cứu tự do và có người ra tiếp đón, hướng dẫn khi đến nơi.
Ông Bảo khẳng định: “Người dương nghĩ gì người âm đều biết, trừ những người âm chưa siêu thoát còn bị cầm tù. Ngược lại, những gì người âm nghĩ và làm, người dương không biết, trừ những người có khả năng đặc biệt như các nhà ngoại cảm, các vị chân tu. Cần phải được sự giúp sức của các vị này, mỗi vị có một khả năng liên lạc riêng không ai giống ai”.
Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, ông sẽ ngồi thiền định để nhịp thở, nhịp tim cũng như các phản ứng sinh học trong cơ thể từ từ chậm lại rồi ngưng hẳn. Theo giải thích của ông Bảo thì đây là cách chết nhẹ nhàng, không đau đớn, không làm tổn thương đến thân xác. Khi đã “chết”, ông sẽ chu du vào “thế giới bên kia” và tìm cách “nhập”, áp vong trở lại vào nhà ngoại cảm đã được chọn để tường thuật lại những gì mình nhìn thấy, chứng kiến. Bởi, nếu nhà ngoại cảm có khả năng thật thì cũng đồng nghĩa với việc gọi được “linh hồn” ông, cũng như đưa “linh hồn” nhập lại thân xác khi ông hoàn thành chuyến chu du của mình.
 
Cũng theo ông Hoàng Ngọc Bảo, nếu cuộc thử nghiệm thành công cũng có nghĩa là con người sẽ lột bỏ được màn đen u tối. Nhờ đó họ sẽ biết phải làm gì để có được hạnh phúc vĩnh cửu ở cả 2 cõi âm dương, tránh cảnh tàn sát nhau do xung khắc tôn giáo, ý thức hệ, chủ nghĩa, tránh đau khổ, bệnh tật, nghèo đói…
Còn nếu không thành công thì ông Bảo sẽ vĩnh viễn sống ở thế giới bên kia mà không về được nữa. Thân thể của ông sẽ được hiến cho y học nghiên cứu.
Để đảm bảo cho chất lượng cuộc thử nghiệm, ông Bảo cần sự giúp đỡ của những nhà ngoại cảm hàng đầu Việt Nam, những người đã và đang thành công trong những lần áp vong tìm mộ, những người có khả năng giao lưu, liên kết thông tin với thế giới bên kia.
Có hai trường hợp dự đoán sẽ xảy ra. Một là, các nhà ngoại cảm sẽ “tâm tâm tương ứng” với vong hồn của ông Bảo. Họ vẫn tỉnh táo để thu nhận thông tin. Họ muốn nói hoặc làm theo ý nghĩ của mình hay ý nghĩ của người gửi bất cứ lúc nào. Họ hoàn toàn không mệt mỏi, yếu đi mà ngược lại còn khỏe hơn, sáng suốt hơn vì nhận thêm năng lực tốt của người gửi. Hai là linh hồn chưa siêu thoát, người bị nhập vong hoàn toàn mất khả năng điều khiển thân xác của mình và bị điều khiển mọi hành động cũng như lời nói. Khi vong xuất ra, người bị nhập không nhớ mình đã nói gì, làm gì cả và rất mệt mỏi vì bị mất năng lượng.
Để kiểm chứng độ chính xác của thí nghiệm này, ông Bảo muốn nhờ UIA thành lập một hội đồng giám sát, trong đó có cả những giáo sư, bác sĩ giỏi. Nghĩa là, UIA sẽ giám sát việc ông Bảo sẽ chết thật và độ chính xác của thông tin khi linh hồn ông được các nhà ngoại cảm gọi trở lại.
Bà Hương thì cho rằng: “Chúng tôi tôn trọng ý định của ông Bảo nhưng sẽ rất cẩn trọng trong việc tiến hành làm thí nghiệm này. Đây là một cuộc thí nghiệm chưa từng xảy ra, chưa ai dám làm. Nó liên quan đến tính mạng của người khác và người đó lại là một người ngoại quốc.
Về mặt khoa học, chúng tôi thấy rằng, đây là một ý tưởng rất hay, nó là phương thuốc thử hiệu quả với chất lượng các nhà ngoại cảm. Họ có thực sự có khả năng hay không thì khi tham gia những việc như thế này tất cả sẽ sáng tỏ. Đấy cũng chính là mục đích của Trung tâm Truyền thông tâm linh trong quá trình khẳng định lại một lĩnh vực vốn bị coi là nhạy cảm và hay bị đánh đồng với các hoạt động mê tín, dị đoan”.
Chúng tôi thì cho rằng, dù ý định của ông Bảo có phần liều lĩnh nhưng hết sức rõ ràng và thẳng thắn. Trong rất nhiều nhà ngoại cảm vẫn hằng ngày khẳng định rằng, khả năng của mình là có thật thì ai dám nhận tham gia làm thí nghiệm này. Nếu họ có thực tài, chúng tôi cho rằng, việc này là quá đơn giản trong vô số những ca áp vong mà họ đã tiến hành.
“Tôi tin rằng, chuyến đi của tôi sẽ vô cùng thú vị và tôi sẽ trở về lành lặn. Nếu tôi không thể trở về được thì chứng tỏ các nhà ngoại cảm hoàn toàn chẳng có khả năng gì. Ai cũng một lần phải chết, tôi muốn cái chết của mình sẽ một phần chứng minh được điều đó”, ông Bảo khẳng định.
Thông qua bài báo này, ông Bảo cũng như Trung tâm Truyền thông tâm linh muốn có lời thách đố để tìm ra những nhà ngoại cảm thực tài. Vậy để chứng minh mình có khả năng thực sự ấy, ai dám thử?
Thêm góc nhìn khác về cuộc sống sau cái chết
ThS Vũ Đức Huynh, một chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực cuộc sống của con người sau khi chết cho biết: “Cho đến nay chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được đầy đủ tính tồn tại của linh hồn, của địa ngục hay thiên đàng. Tuy nhiên, những phỏng đoán, nghiên cứu ở dạng khai mở vẫn là một góc nhìn cần quan tâm trong quá trình nghiên cứu tận cùng vấn đề này.
Theo tôi, khi một người chết, phần hồn chuyển sang dạng thức thành vong hồn. Từ cấu trúc nửa đậm đặc sang cấu trúc mang hạt hoàn toàn lỏng, loãng, nhẹ. Ở cõi vong, các vong hồn hấp thu năng lượng qua các hạt điện sinh học tự do có trong bao la và các hạt điện sinh học toát ra từ các thức dâng cúng.
Nhờ vào nguồn năng lượng đó, vong hấp thụ và “cứng cáp” dần. Sau một khoảng thời gian, nó mới có thể thực sự hoạt động được ở cõi mới và những thực thể (vong hồn) có đủ năng lượng có thể vượt lên cõi cao hơn tức là cõi Linh vong hay Siêu linh và chính là cõi Niết bàn của Đạo phật và Thiên Đàng của Thiên Chúa Giáo.
Những vong hồn yếu ở cõi vong không những không hấp thu được nguồn năng lượng tự do trong bao la mà còn bị sự va chạm của các sóng điện từ, dòng hạt, gió, từ... phá tan thành các hạt tự do để sẽ bị các hạt tự do trong bao la hấp thụ bởi lực hấp dẫn. Vong hồn ấy có thể gọi là đã “chết”. Những vong hồn còn giữ nguyên thể với năng lượng mạnh sẽ chuyển sang dạng thức thực thể ở cõi cao hơn; trường hợp ngoại lệ là trở lại cõi trần để tái sinh...
Đa số các vong hồn tái sinh là những người chết bất đắc kỳ tử, những người có oán hận, những người vương vấn bụi trần... Các vong linh thì rất khó và các siêu linh thì không bao giờ trở lại để tái sinh. Vì các siêu linh đã hoàn thiện trong tiến hóa. Họ không còn ký ức về cõi trần mà có năng lượng siêu lớn nên có năng lực vô biên, có thể có mặt tức thì ở mọi nơi, mọi lúc, biết được mọi chuyện ở cõi trần...
Con người muốn đến cõi cao hơn bên ngoài cõi trần phải dày công tu luyện, rèn luyện mọi khía cạnh của nhân tính tốt khi sống, có như vậy mới “siêu thoát”.
(Theo Petrotimes) Vũ Hải Hậu
 10:45

Starbucks pha cà phê từ nước trong nhà vệ sinh

Một tiệm cà phê Starbucks tại khu trung tâm tài chính của Hong Kong đang bị “ném đá” dữ dội sau khi bị phát hiện pha cà phê bằng nước lấy từ vòi trong nhà vệ sinh. Chính hãng cà phê nổi tiếng của Mỹ cũng đã thừa nhận sự việc này.
Một tiệm cà phê của Starbucks
Theo hãng tin AFP, tiệm cà phê này nằm trong tòa tháp Bank of China nổi tiếng tại khu trung tâm tài chính của Hong Kong. Sự việc này không phải mới diễn ra mà đã kéo dài từ tháng 10/2011, khi cửa tiệm mới được khai trương.
Những hình ảnh được tờ báo địa phương Apple Daily đăng tải cho thấy trên vòi nước trong nhà vệ sinh này còn gắn hẳn dòng chữ “dành riêng cho Starbucks”. Chỉ cách đó vài bước chân là bồn tiểu tiện ố vàng, cáu bẩn. Theo tờ báo này đây là nhà vệ sinh trong khu bãi đậu xe của tòa cao ốc.
“Hoàn toàn thất vọng! Quyết định của Starbucks trong việc sử dụng nước từ nhà vệ sinh là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tầm nhìn của công ty này và mức độ thiếu tôn trọng đối với vấn đề sức khỏe và tâm lý của khách hàng”, một cư dân mạng có tên Kevin L viết trên Facebook của Starbucks Hong Kong.
“Tôi thực sự lo lắng khi mua cà phê từ Starbucks. Ai biết được liệu còn cửa hàng nào khác cũng đang có hành vi tương tự! Thật đáng sợ!”, Kevin viết tiếp.
Về phần mình, Starbucks thanh minh với hãng tin AFP rằng nước được nhân viên của họ lấy từ nhà vệ sinh trên chưa tới 5 lần/ngày, và cho biết đó là vòi nước dành riêng để uống.
“Cửa hàng đó không có nguồn nước trực tiếp, đó là lí do vì sao chúng tôi cần lấy nước uống từ nguồn nước gần nhất trong tòa nhà”, Wendy Pang, người phát ngôn của Starbucks nói.
Nước lấy từ vòi trên được đưa qua một hệ thống lọc để đảo bảo các tiêu chuẩn của địa phương cũng như Tổ chức y tế thế giới (WHO), bà Pang khẳng định và cho biết thêm hiện cửa hàng này đã sử dụng nước cất.
“Vấn đề đáng lo ngại hơn đó là nguy cơ lây truyền mầm bệnh từ môi trường nhà vệ sinh vào khu vực chuẩn bị thực phẩm của Starbucks”, phó giáo sư Benjamin Cowling, trường y tế công, đại học Hong Kong khẳng định.
“Tôi sẽ không tới nhà hàng đó ngay từ đầu nếu tôi biết họ có những hoạt động có nguy cơ mất vệ sinh như vậy”, ông Cowling tuyên bố
Thanh Tùng/AFP