Trăm
tỷ gửi ngân hàng bị mất: Tại khách sai hết, mất ráng chịu!
Cập nhật lúc 09:37
Khách hàng phải chịu trách nhiệm chính về số tiền của mình
gửi vào nhà băng, nếu bỗng dưng một ngày “bốc hơi”?
Lỗi tại khách hàng?
Gần đây, có
nhiều vụ tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng bị “bốc hơi” tiền tỷ.
Trong các vụ việc này, hầu hết khách hàng đều rất mệt mỏi để đòi lại số tiền
bị mất, thậm chí còn phải kiện ngân hàng ra tòa.
Nhiều ý kiến
vẫn đang tranh cãi về cách xử lý của các ngân hàng khi để mất tiền của khách
mà không chịu bồi hoàn ngay. Trao đổi về vấn đề này, mới đây chuyên gia ngân
hàng Nguyễn Trí Hiếu nêu quan điểm: “Tôi thấy có một lỗ hổng, trong đó cơ
quan quản lý, ngân hàng và khách hàng đều có sơ hở”.
“Tôi nghĩ trách
nhiệm chính là của khách hàng, có lẽ 70%, còn lại 30% của ngân hàng”, ông Hiếu
nêu quan điểm.
Giải thích về
quan điểm này, ông Hiếu cho rằng: nếu khách hàng đến ngân hàng vào giờ làm
việc, trao tiền hoặc rút tiền, có sự hợp tác của giao dịch viên, có chứng
giám của trưởng đơn vị, có kiểm soát viên để kiểm soát giao dịch thì tiền vào
kho quỹ, tiền xuất kho quỹ được hạch toán tức thì. Như vậy, sẽ không có
chuyện gì xảy ra.
“Nhưng có lẽ
50/50 thì đúng hơn”, ông Hiếu sau đó nhìn nhận lại khi đánh giá về trách
nhiệm giữa khách hàng và ngân hàng, trong các vụ tiền gửi “bốc hơi”.
Tuy nhiên,
nhiều ý kiến không đồng tình với quan điểm trên. Luật sư Trương Thanh Đức,
Công ty Luật Basico, cho biết, ông đã đọc rất kỹ quy chế 1160 của Ngân hàng
Nhà nước, trong đó có nói rằng, ngân hàng có quyền ban hành các thủ tục, quy
trình đảm bảo tiền gửi cho khách hàng tiện lợi, nhưng phải đảm bảo sự chính
xác và an toàn.
Theo ông Đức,
nếu làm đúng thì không bao giờ đối tượng phạm tội lấy được tiền từ ngân hàng,
dù khách hàng có mất sổ tiết kiệm hay đưa chứng minh nhân dân cho kẻ gian.
“Khách hàng có lỗi 1 thì ngân hàng có lỗi 10”, ông Đức nhận xét.
Ngân hàng phải
chịu trách nhiệm, vì tất cả đều là cán bộ của ngân hàng, là người của pháp
nhân. Khách hàng giao dịch chỉ biết tin vào cán bộ ngân hàng với quy trình,
với uy tín ngân hàng thì “bảo gì người ta làm thế”. Tất cả luật chơi do ngân
hàng áp đặt, chứ không khách hàng nào mà ép được ngân hàng.
“TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định, 70% lỗi
thuộc về khách hàng. Còn tôi khẳng định 90% là do ngân hàng, nếu nhà băng làm
đúng thì đã chẳng mất tiền”, ông Đức cho hay.
Chuyên gia kinh
tế Phạm Nam Kim, nguyên giám đốc Ngân hàng bang Vaud, Thuỵ Sỹ, với kinh
nghiệm 30 năm làm việc tại ngân hàng nước ngoài, nói: “Tôi thấy ở mọi ngân
hàng, khi khách hàng đến gửi tiền, họ phải ký vào bản ‘điều lệ’ gửi tiền, đó
là hợp đồng gửi tiền giữa ngân hàng và khách hàng. Theo đó, ngân hàng cam kết
giữ khoản tiền gửi của khách và sẽ hoàn lại đầy đủ khi tới hạn kỳ. Điều này
có nghĩa, ngân hàng phải chịu trách nhiệm toàn bộ về sự an toàn của tiền gửi.
Nếu có sự cố xảy ra, việc đầu tiên là ngân hàng phải hoàn lại tiền cho khách,
sau đó mới khởi kiện, truy tố kẻ gây ra sự cố để lấy lại tiền nếu có thể”.
Những thất
thoát do nhân viên, do quy trình yếu kém là những lỗi quản lý của ngân hàng
thì phải hoàn trả cho khách hàng. Không thể viện cớ đợi điều tra của cơ quan
công an, rồi tính sau. Thất thoát do tin tặc, trách nhiệm hoàn lại tiền gửi
hoàn toàn thuộc về ngân hàng, vì đó là sơ hở của họ trong việc quản lý công
nghệ thông tin. Thất thoát trên thẻ ATM, thanh toán hay tín dụng cũng là
trách nhiệm của ngân hàng, ngoại trừ trường hợp khách hàng không thông báo
mất thẻ hay sử dụng thẻ không đúng với những chỉ dẫn đã cam kết.
Ngân hàng phủi tay?
Không phải là ngân hàng chịu thiệt thòi trong vấn đề này. Người quản lý ngân
hàng bình thường đã ước tính xác suất xảy ra những thất thoát trên. Rủi ro
này đã được tính trong phí quản lý tài khoản hay trong chênh lệch lãi suất
(margin) giữa tiền gửi và tiền vay.
Các ngân hàng
Việt Nam cần theo đúng thông lệ quốc tế và bảo đảm an toàn tiền gửi cũng như
uy tín của mình. Ngân hàng sống nhờ vào tiền gửi của khách hàng và muốn huy
động vốn hiệu quả, phải tạo dựng lòng tin của khách hàng vào sự an toàn và
bền vững của hệ thống.
Những thông tin
về thất thoát tiền gửi, trách nhiệm cũng đổ lên khách hàng thì sự hoang mang
của người gửi tiền sẽ gia tăng. Nếu người gửi tiền không còn tin tưởng thì hệ
thống ngân hàng sẽ gặp khó khăn.
Nói về việc
khách hàng chấp nhận giao dịch tại nhà, ngoài giờ, ông Kim cho rằng, đó là
chuyện thuộc về quản lý ngân hàng. Với người gửi số tiền lớn, các ngân hàng
vẫn cho phép nhân viên mang cả ô tô đến tận nhà để nhận tiền. Để nhân viên
lấy tiền của khách thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Đó là do khả năng
quản lý tồi.
Nhiều chuyên
gia kinh tế cũng cho rằng: đổ lỗi cho cá nhân cán bộ sai phạm, thờ ơ trước
quyền lợi của người gửi tiền, viện lý do chờ Tòa án giải quyết là cách câu
giờ, làm khó. Khi các vụ việc chuyển sang án hình sự, việc đền tiền thường do
tội phạm là cá nhân chịu. Do đó, không dại gì ngân hàng đứng
ra đền, họ chờ phán quyết của tòa.
Tuy nhiên,
trường hợp không bắt được đối tượng lừa đảo hoặc bắt được nhưng đối tượng đã
“tiêu” hết tiền thì khách hàng sẽ không bao giờ đòi lại được.
Điều này có thể tạo nguy cơ rủi ro lớn
trong hoạt động của cả hệ thống ngân hàng, bởi khi cán bộ làm sai, ngân hàng
cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của cán bộ đó, chứ không thể
đổ cho trách nhiệm của cá nhân cán bộ với khách hàng được.
(Theo VietNamNet) Trần Thủy
|
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét