Tái tạo
hàng trăm nghìn tỷ kẹt trong nợ xấu để giảm lãi suất?
Cập
nhật lúc 11:01
Một nguồn tiền lớn có thể được tái tạo, nếu cần cho mục tiêu ổn định
lãi suất năm nay...
Từ cuối 2015 đến nay, một số chuyên gia cho rằng mối quan hệ giữa
thanh khoản, lãi suất, lạm phát và tỷ giá đang ở điểm tương đối cân bằng nhạy
cảm.
Trước diễn biến lãi suất trên thị trường
gần đây, lãnh đạo vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông điệp: “Ổn
định và phấn đấu giảm nhẹ mặt bằng lãi suất trung và dài hạn trong năm 2016
là khả thi”.
Thực tế, lãi suất huy động các kỳ hạn dài đã tăng lên thời gian gần đây. Giảm nhẹ mặt bằng lãi suất trung và dài hạn sẽ phấn đấu với những điều kiện nào? Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, linh hoạt điều tiết vốn và thanh khoản hệ thống. Với định hướng trên, ngoài các công cụ điều tiết nguồn truyền thống, có một nguồn vốn lớn và “mới” đáng được chú ý cho thông điệp trên. Đó là hơn hàng trăm nghìn tỷ đồng đang kẹt trong nợ xấu. Câu hỏi là Ngân hàng Nhà nước có tái tạo để đưa ra thị trường hay không? Câu hỏi này từng nổi bật trong năm 2014 và 2015, khi lãnh đạo một số ngân hàng thương mại, cả đại diện tổ chức chuyên môn cùng nhắm đến nguồn vốn kẹt đó với chờ đợi: nếu Ngân hàng Nhà nước linh hoạt vận dụng, xem đó như một “thực đơn” mới cho lãi suất thì sẽ bình ổn được, lãi vay có thể giảm thêm. Ý kiến đầu tiên tập trung ở việc giãn thời gian trích lập dự phòng cho các tổ chức tín dụng đối với trái phiếu đặc biệt của VAMC từ 5 năm lên 10 năm. Được trải mỏng ra theo thời gian dài hơn, các tổ chức tín dụng bớt áp lực chi phí trích lập dự phòng, bớt áp lực đối với lãi suất. Với những điều chỉnh chính sách gần đây, định hướng Ngân hàng Nhà nước đưa ra là chỉ xem xét kéo dài thời gian 10 năm nói trên cho các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, đang thực hiện tái cơ cấu (một phần do có ép dồn trích lập trong thời gian ngắn hơn là 5 năm thì những tổ chức tín dụng đó có thể khó có nguồn để thực hiện). Dĩ nhiên nhà điều hành chính sách tiền tệ biết rõ tác động đối với lãi suất nếu kéo dài thời gian trích lập cho trái phiếu VAMC, nhưng vì sao không mở rộng 10 năm cho tất cả các nhà băng? Có lẽ câu trả lời gần nhất là, Ngân hàng Nhà nước muốn chủ động hơn trong khoanh vùng, kiểm soát và xử lý rủi ro nợ xấu; một thời gian quá dài khó chắc và khó kiểm soát điều gì xấu thêm có thể sẽ xảy ra (?). Càng sớm chủ động đối phó được với rủi ro càng tốt. Ý kiến thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cho phép tái cấp vốn qua trái phiếu VAMC, xem đây là loại giấy tờ có giá thực sự để các tổ chức tín dụng tái tạo được nguồn vốn lớn đang kẹt trong nợ xấu, đưa ra thị trường để tác động trực tiếp tới lãi suất. Khi trao đổi với VnEconomy, có lãnh đạo ngân hàng thương mại băn khoăn: trái phiếu đặc biệt của VAMC cũng do Nhà nước phát hành, nó nên được xem là một loại giấy tờ có giá, hoặc làm sao đó để phát huy giá trị của nó. Ngoài cơ chế được dùng để nhận tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước (với điều kiện và mức độ thực hiện được xem xét chặt chẽ tại các thời điểm), trái phiếu VAMC có nên được xem là một loại giấy tờ có giá, dùng để cầm cố, tham gia giao dịch trên thị trường mở (OMO)…, dù có thể với tỷ lệ vay vốn thấp hơn các giấy tờ có giá khác? Nếu được bổ sung giá trị trên, trái phiếu đặc biệt VAMC với quy mô hàng trăm nghìn tỷ đồng sẽ được tái tạo, giảm thiểu áp lực vốn cho các tổ chức tín dụng, mà liên quan là lãi suất. Tuy nhiên, cũng như trên, hẳn Ngân hàng Nhà nước thấy rõ điểm ý kiến này, nhưng vì sao vẫn không làm? Có một câu trả lời có thể tham khảo: Ngân hàng Nhà nước hạn chế nhận lại, nhận cầm cố “giấy tờ có giá” mà chính mình phát hành (ở đây là qua đầu mối VAMC), trừ phi nó đáo hạn. Có một câu trả lời khác, chung hơn cả, như lãnh đạo vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước đưa ra mới đây, các cân đối liên quan đến lãi suất đang hợp lý, “chưa có gì căng thẳng”. Rộng hơn, từ cuối 2015 đến nay, một số chuyên gia cho rằng mối quan hệ giữa thanh khoản, lãi suất, lạm phát và tỷ giá đang ở điểm tương đối cân bằng nhạy cảm. Cân bằng này nằm trong tầm kiểm soát của nhà điều hành, dù nhạy cảm nhưng chưa cần đến những liệu pháp can thiệp mạnh. Ở đây, hướng chờ đợi nới thời hạn trích lập dự phòng và phát huy giá trị cho trái phiếu đặc biệt VAMC là một liệu pháp mạnh, vì gắn với khả năng tái tạo được nguồn vốn lớn. Nếu thực hiện có thể tác động bất lợi đến mối quan hệ tương đối cân bằng nói trên. Dù vậy, tái tạo lượng vốn đang kẹt trong nợ xấu qua trái phiếu VAMC vẫn là một công cụ dự phòng. Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể dùng tới, linh hoạt liều lượng và các điểm đến được tái tạo, để can thiệp lãi suất trên thị trường nếu cần.
(Theo
VnEconomy) Minh Đức
|
Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét