Xăng dầu 'móc túi' dân 3.500 tỷ: Hai bộ đổ lỗi cho nhau
Cập
nhật lúc 16:21
Bộ Công Thương chiều 23/3 vừa có văn bản
gửi Bộ Tài chính nhấn mạnh đại diện Bộ Tài chính chưa hiểu đúng về chức năng
phối hợp xây dựng chính sách và điều hành giá xăng dầu.
Công
văn số 2489 gửi ngày 24/3 do ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong
nước, Bộ Công Thương ký.
Công
văn này nêu rõ: "Trong cuộc trả lời bản tin Tài chính kinh doanh 21h30
ngày 21/3, đồng chí Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài
chính, khi được phỏng viên hỏi trách nhiệm của việc chậm đưa ra mức thuế suất
nhập khẩu mới (từ MFN sang bình quân gia quyền) làm căn cứ tính giá cơ sở để
điều hành giá xăng dầu trong nước đã phát biểu: "... Bộ Công Thương vẫn
là Bộ được giao chủ trì quyết định" là chưa hiểu đúng chức nhiệm vụ của
hai bộ và quy định của Nghị định 83/2014/NĐ-CP trong việc chủ trì, phối hợp
xây dựng chính sách về thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu và điều hành giá
xăng dầu".
Trên
thực tế, ngày hôm qua 23/3, trả lời phỏng vấn chuyên
mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet khi biên tập viên hỏi: "Rõ ràng,
chênh lệch thuế trong cách tính giá xăng dầu đã phát sinh từ năm 2015. Tại
sao Bộ Tài chính không áp dụng phương pháp tính thuế bình quân gia quyền để
đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng xăng dầu ngay từ năm 2015?" thì
quan điểm trên của ông Thi vẫn được giữ nguyên.
Trả lời
câu hỏi trên, ông Thi nói: "Tôi cũng thấy rằng, trong việc điều hành
xăng dầu theo Nghị định 83, việc chưa giám sát, chưa đề xuất sớm là trách
nhiệm của hai bên, hai Bộ gồm Bộ Tài chính cũng như Bộ Công Thương. Tuy
nhiên, trong Nghị định 83 đã quy định rõ, Bộ Công Thương là chịu trách nhiệm
chủ trì quyết định và công bố việc đó".
Trao
đổi với PV. VietNamNet, ông Võ Văn Quyền, người ký văn bản nhấn mạnh:
"Chúng tôi không có ý muốn phải tranh luận về vấn đề này. Ở đây, chúng
tôi chỉ muốn làm rõ vấn đề với Bộ Tài chính nhằm có thể phối hợp tốt hơn trong
việc xây dựng chính sách cũng như điều hành giá xăng dầu".
Dẫn
chứng cho đánh giá trên, Bộ Công Thương đã cho hay: "Với vai trò phối
hợp, liên quan đến chính sách thuế, Bộ Công Thương, các doanh nghiệp, trong
đó có các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đã
nhiều lần có công văn đề nghị Bộ Tài chính xử lý vấn đề này".
Theo
liệt kê dẫn chiếu của Bộ Công Thương, từ năm 2015 đến tháng 3 năm nay, có tới
11 công văn liên quan đến chính sách thuế xăng dầu đã được gửi tới Bộ Tài
chính để đề nghị xử lý các vướng mắc phát sinh, đặc biệt là vướng mắc về thuế
đối với nhà máy lọc dầu Dung Quất và ảnh hưởng của các Hiệp định Thương mại
tự do.
Bộ Công
Thương cho rằng: "Như vậy các hoạt động phối hợp về xây dựng chính sách
thuế trong đó có thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu và việc điều hành giá xăng
dầu, Bộ Công Thương đã tuân thủ đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ được quy định
tại Nghị định 83 của Chính phủ".
Đặc
biệt, Bộ này cũng lưu ý: "Điều 36, Điều 40 của Nghị định 83 đã quy định
rõ về vai trò chủ trì của Bộ Tài chính trong việc phối hợp với Bộ Công Thương
quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu và hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở
xăng dầu".
Liên
quan đến việc "chậm sửa thuế xăng dầu trong khi tính giá xăng vừa qua,
tức tính thuế MFN cao hơn thuế ưu đãi trong các FTA", Bộ Công Thương cho
biết rõ, việc tính giá của Tổ liên ngành về giá xăng dầu là theo đúng hướng
dẫn của Bộ Tài chính, tức là áp dụng thuế MFN.
Với các
trình bày trên, Bộ Công Thương đã "đề nghị đồng chí Vụ trưởng Vụ Chính
sách Thuế tích cực trao đổi thông tin với Tổ liên ngành điều hành giá xăng
dầu" để công tác chủ trì, phối hợp điều hành giá xăng dầu của hai bộ có
hiệu quả.
Đồng
thời, Bộ Tài chính cũng cần sớm các giải pháp tổng thể xử lý hài hoà việc
giảm thuế nhập khẩu theo các FTA đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, DN,
người tiêu dùng.
(Theo VietNamNet) Phạm Huyền
|
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét