Một
trong số 500: 5 năm đã làm được gì?
QH khóa XIII
và những "món nợ" với dân, với nước
Cập nhật lúc 08:13
Nhiều ĐBQH đã góp công sức,
trí tuệ để Quốc hội khóa này “trả” một số “món nợ” nhiều năm, thế nhưng, vẫn
còn đọng lại những “món nợ” khác đối với cử tri, với đất nước.
LTS:Nhìn lại nhiệm kỳ Quốc hội
khóa XIII có cử tri nêu vấn đề, trong hàng trăm trang báo cáo tổng kết của kỳ
họp Quốc hội lần này, chỉ có hơn một trang nhận định, đánh giá trực tiếp một
cách chung nhất, tổng quan về hoạt động của cá nhân các ĐBQH. Điều cử tri muốn
biết là: ĐBQH đã làm được gì? Điều gì còn chưa làm được?
Để cùng Tuần Việt Nam tìm câu trả lời, mời đọc giả tham
khảo bài viết có tựa đề: "Một trong số 500: 5 năm đã làm được
gì?" của tác giả Nguyễn Đức Lam, chuyên viên Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu
dân cử, Ban Công tác đại biểu.
Cách đây không
lâu, một nữ ĐBQH trẻ khóa XIII đã trả lời báo chí, những ngày đầu mới vào
Quốc hội cô còn bỡ ngỡ lắm, phải học việc nhiều, đến kỳ họp thứ hai mới dám
phát biểu.
Lời của cô nhận
không ít “gạch đá” của cư dân mạng, vì họ nghĩ, đã là ĐBQH sao còn phải học
việc, như thế thì làm sao mà tham gia lập pháp, giám sát, làm được gì cho cử
tri.
Sau đó hơn một
tháng, ông Dương Trung Quốc với 3 nhiệm kỳ làm ĐBQH hoạt động nổi bật cho
biết, có những lúc ông thấy “xấu hổ” với cử tri, vì còn nợ cử tri nhiều việc.
Lời của ông cũng nhận phản hồi của không ít facebookers phê phán vì những món
nợ đấy.
Cả hai, một
trẻ, một già, một mới, một kỳ cựu, đều nhận được câu hỏi, đại biểu đã làm
được gì cho cử tri, cho đất nước trong 5 năm qua. Đây cũng là câu hỏi chung
cho mỗi người trong số 500 ĐBQH, vào những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ khóa
XIII.
Những ngày dài ngồi họp và những món nợ
Quý vị đã từng
ngồi họp liền tù tì vài ba ngày chưa? Tôi đã từng khá nhiều lần ngồi họp như
vậy, mệt mỏi đầu óc và cả thân thể vô cùng. Thế mà có những người mỗi năm
phải ngồi như thế hai lần, mỗi lần hơn một tháng liền tù tì, đã thế lại phải
nghe, nghĩ, nói về những chuyện đau hết cả đầu – đấy là là các ĐBQH. Ngồi như
thế không buồn ngủ mới lạ, nhất là những người đến chỉ để ngồi không phát
biểu, vì phát biểu còn có động lực để nghe.
Theo thống kê,
trung bình mỗi kỳ họp Quốc hội của nhiệm kỳ XIII có trên 40 phiên họp toàn
thể kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ; tổng cộng 11 kỳ họp hơn 450 phiên họp, gần
1500 tiếng ngồi họp. Chưa kể mỗi kỳ họp còn có khoảng 10 phiên họp tổ, họp
Đoàn ĐBQH, tổng cộng hơn 100 phiên họp tổ, họp Đoàn ĐBQH. Mỗi đại biểu dự các
cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề,
tiếp công dân theo định kỳ.
Các ĐBQH chuyên
trách ở trung ương còn thường xuyên họp thẩm tra các dự án luật, báo cáo, tham
gia các đoàn giám sát của Ủy ban mình là thành viên. Còn các ĐBQH ở địa
phương, nhất là ĐBQH chuyên trách tham gia các đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH
tỉnh/thành mình, họp lấy ý kiến vào các dự luật. Cũng toàn là các hoạt động
đòi hỏi phải ngồi họp hàng tiếng đồng hồ liên tục.
Vậy hàng ngàn
giờ ngồi họp đấy cá nhân ĐBQH mang lại những kết quả gì? Trong hàng trăm
trang báo cáo tổng kết của kỳ họp Quốc hội lần này, chỉ có khoảng hơn một
trang nhận định, đánh giá trực tiếp một cách chung nhất, tổng quan về hoạt
động của cá nhân các ĐBQH. Thế nhưng, có thể biết nhiều hơn thế, ĐBQH đã làm
được gì, điều gì còn chưa làm được qua các số liệu khác của các báo cáo này
và qua những tài liệu khác.
Chẳng hạn,
nhiệm kỳ khóa XIII này (2011-2016), Quốc hội thông qua được hơn 100 luật, bộ
luật, so với các nhiệm kỳ trước là tăng khá nhiều, từ 20-50 đạo luật.
Không thể phủ
nhận, dù còn lỗi, sạn, nhưng các đạo luật này đã tạo cơ sở pháp lý cho nhiều
hoạt động, giao dịch được diễn ra. Hơn nữa, có những đạo luật được sửa đổi,
bổ sung với những quy định tốt hơn như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Bộ
luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự.
Nhiều ĐBQH đã
góp công sức, trí tuệ để Quốc hội khóa này “trả” một số “món nợ” nhiều năm
như Luật Trưng cầu ý dân, Luật Tiếp cận thông tin. Bên cạnh đó, hàng chục
cuộc giám sát đã được tiến hành, hàng chục phiên chất vấn đã diễn ra, làm rõ
hơn trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Nhiều vấn đề hệ trọng nhất của một
quốc gia gần 100 triệu dân đã được quyết định tại Quốc hội như ngân sách quốc
gia, thuế, nợ công, các dự án lớn, các điều ước quốc tế. Với vị trí trung tâm
của mình, bằng trí tuệ, tâm huyết, ĐBQH đóng góp nhiều vào những thành quả
này.
Thế nhưng, vẫn
còn đọng lại những “món nợ” khác đối với cử tri, với đất nước.
Ông Dương Trung
Quốc “xấu hổ” vì cảm thấy có lỗi, không giúp giải quyết được những vấn đề bức
xúc, ách tắc trong cuộc sống của cá nhân cử tri. Ở nhiệm kỳ trước, ông từng
nói, ĐBQH chả khác gì anh bưu tá, nhận được đơn thư của công dân thì “kính
chuyển”, chứ hầu như không giúp được gì. Thực ra, đây là nỗi niềm chung và là
áp lực lớn đối với các ĐBQH khác, cũng như thách thức đối với nghị sỹ ở các
nước. Hiếm có ĐBQH nào như bà Lê Thị Nga được cử tri (không thuộc đơn vị bầu
cử của bà) là ông Huỳnh Văn Nén cảm ơn đích danh một cách công khai, rộng rãi
vì đã giúp giải oan cho ông, cùng với một số nhà báo, luật sư. Như một ĐBQH
chia sẻ, mỗi nhiệm kỳ cố gắng theo đuổi đến cùng để giải quyết một hai vụ
việc mà cử tri kêu cứu cũng là một công việc nặng nề, khó khăn lắm rồi.
Hoặc như trong
chương trình lập pháp của nhiệm kỳ này, nhiều người tiếc nuối, giá như các
ĐBQH thông qua được quy định này, quy định kia. Ví dụ như Hiến pháp mà đưa
được quy định về Hội đồng hiến pháp vào; Hiến pháp, Luật đất đai mà xác lập
được chế độ sở hữu rõ ràng, phù hợp với thực tiễn hơn; Luật Bầu cử mà tạo
điều kiện cho cử tri lựa chọn nhiều hơn v.v…Và nhất là Luật biểu tình đã tiếp
tục “treo” vào giờ chót, Luật về hội chưa được thông qua. Từ lâu nay có từ
“quy hoạch treo”, và giờ thêm “luật treo”.
Thiếu một hành
lang pháp lý rõ ràng, Nhà nước lúng túng trước biểu tình cả ở lập pháp và
hành pháp;…. Như ĐBQH Trương Trọng Nghĩa phát biểu tại hội trường, Hiến pháp
ghi nhận quyền biểu tình, quyền lập hội, nhưng không có luật để thực thi
quyền, thì đó là điều chúng ta cần suy nghĩ.
(Theo
TuanVietNam) Nguyễn Đức Lam
|
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét