Vụ BVEC "tay không bắt giặc":
Đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ chủ đầu tư Quốc lộ 51 thu phí
trái luật
Cập nhật lúc
08:41
Theo ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Thanh tra
Chính phủ cần vào cuộc làm rõ sai phạm trong việc thu phí tại Quốc lộ 51.
Mất niềm tin của người dân
Như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa
tin, từ gần 4 năm qua Công ty CP phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
(Công ty BVEC) vẫn ung dung thu phí trên Quốc lộ 51 dù
chưa xây đường xong, hồ sơ thanh quyết toán cũng chưa hoàn thành.
Được biết dự án đầu tư
xây dựng mở rộng Quốc lộ 51 được Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải (GTVT)
giao cho Công ty BVEC một liên danh gồm: Tổng công ty Đầu tư phát triển đô
thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO), Tổng Công ty Sông Đà và Ngân hàng
thực hiện.
Tổng số vốn dự án khoảng
4.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay chiếm 90%, vốn chủ sở hữu 10%. Điều này có
nghĩa Công ty BVEC phải có ít nhất 400 tỷ đồng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên đến
thời điểm này vốn chủ sở hữu BVEC huy động được chỉ có 115 tỷ đồng còn thiếu gần
300 tỷ đồng nữa. Nên nhớ vốn chủ sở hữu như điều kiện cần và đủ thể hiện năng
lực tài chính của chủ đầu tư trước khi được phê duyệt thực hiện dự án.
Dự án khởi công từ quý
I/2009 đến quý IV/2011. Theo quy định sau khi hoàn thành dự án 6 tháng, chủ
đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư mới thực hiện thu phí.
Tuy nhiên từ năm 2012 đến
nay, Công ty BVEC tiến hành thu phí khi chưa thực hiện quyết toán, nhiều hãng
mục trong dự án chưa hoàn thành. Điều đáng nói việc thu phí này được Công ty
BVEC lý giải nhằm bù vào khoản vốn chủ sở hữu còn thiếu.
Từ lý giải của Công ty
BVEC có thể thấy Quốc lộ 51 được xây dựng bằng tiền phí người dân, doanh
nghiệp, tiền vay ngân hàng còn BVEC đang tay không làm đường BOT.
Cách làm được BOT với quy
trình ngược lại quy định của pháp luật của Công ty BVEC đặt ra trách nhiệm cơ
quan quản lý nhà nước cũng như niềm tin người dân liệu có còn với đường BOT.
Trao đổi với phóng viên
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch
Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết: “Càng ngày càng bộc lộ nhiều dự án đường
BOT có những vấn đề không minh bạch, không minh bạch từ xây dựng dự án, đấu
thầu, nghiệm thu, thu phí. Sự không minh bạch này làm mất niềm tin người dân,
doanh nghiệp vào chủ trương đúng đắn huy động nguồn vốn xã hội hóa xây dựng
đường giao thông của Chính phủ”.
Trước những sai phạm của
Công ty BVEC trong dự án đầu tư xây dựng và mở rộng Quốc lộ 51, ông Bùi Danh
Liên nêu quan điểm: Có trách nhiệm lớn của cơ quan quản lý nhà nước.
Ông Liên cho biết, một
trong tiêu chí đầu tiên chọn nhà thầu là năng lực tài chính. Đường Quốc lộ 51
chủ sở hữu chỉ có 10% vốn nhưng chưa nộp đủ. Điều đó chứng tỏ chủ dự án BOT
chỉ là anh cai đầu dài.
“Việc thẩm định năng lực
tài chính của nhà đầu tư có vấn đề, vốn chủ sở hữu là điều kiện cơ bản cần có
để thực hiện dự án nhưng anh không đáp ứng tại sao vẫn cho khởi công thi công
dự án? Cơ quan nhà nước phải rút kinh nghiệm ngay để tránh dự án sau” ông Liên
nhấn mạnh.
Thanh tra Chính phủ cần vào cuộc
Giữ lúc câu chuyện tăng
phí đường BOT khiến người dân, dư luận bức xúc cùng với những dự án BOT như
Quốc lộ 51 chưa làm sáng tỏ, ông Liên cho rằng: Người dân sẽ nghi ngờ rằng
làm đường BOT là nhóm lợi ích của một nhóm người có quyền lực, nhóm người
quyền lực đó chỉ cơ quan quản lý nhà nước mới biết.
Cũng theo Chủ tịch Hiệp
hội Vận tải Hà Nội, chính sự không minh bạch từ đấu thầu, nghiệm thu, tính
mức thu phí dẫn đến mưc phí đường BOT liên tục tăng, đồng thời vốn đầu tư cho
một km đường cao tốc BOT quá cao.
“Tôi từng nói chuyện với
1 đại sứ từ châu Phi trở về họ nói, đường cao tốc 12 làn đường tại châu Phi
được bảo hành 50 năm mà suất đầu từ 1km chỉ 4 triệu USD, trong khi đường cao
tốc Việt Nam vừa xong đã sửa chữa, chi phí làm đường gấp 5 lần (20 triệu
USD/km). Chênh lệch giá này phải chẳng do không minh bạch từ đấu thầu, chi
phí làm đường càng cao càng phải thu phí cao, cuối cùng doanh nghiệp vận tải,
người dân phải chịu” ông Liên nói.
Đưa ra giải pháp cho vấn
đề chọn nhà thầu ông Bùi Danh Liên cho biết, trước dự án đường BOT ngành giao
thông vận tải phải công khai thông tin báo chí để các nhà đầu tư xem xét dự
án, tiêu chí chọn nhà thầu, vốn năng lực…kiên quyết loại bỏ nhà thầu không có
năng lực, thiếu vốn.
Mặt khác theo ông Liên,
quy định của pháp luật đã có cần làm nghiêm, nêu dẫn chứng cụ thể ông Liên
nói: Quy định 70km 1 trạm BOT nhưng có những tuyến đường chỉ hơn 10 Km 1 trạm
BOT, điều này đẩy doanh nghiệp vận tải và người dân gặp khó khăn. Như vây
phải chăng chúng ta đang nói một đường làm một nẻo.
“Tôi cho rằng với sai
phạm tại dự án như Quốc lộ 51 Thanh tra chính phủ phải vào cuộc làm rõ trách
nhiệm các bên liên quan” ông Liên cho biết.
(Theo
Giáo dục VN) Mai Anh
|
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét