Vì sao bán hàng đa cấp thường gắn với… lừa đảo?
Cập
nhật lúc 15:30
Trên thế giới,
mô hình bán hàng đa cấp được xem là phương thức kinh doanh hiệu quả. Tuy
nhiên ở Việt Nam, mô hình kinh doanh này thường gắn với những điều tiếng xấu,
nhất là sau khi một số vụ lừa đảo bán hàng đa cấp gần đây bị phanh phui.
Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định số
1052 thành lập đoàn kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp với 7 công ty đa cấp,
trong đó có nhiều cái tên đáng chú ý như Thiên Ngọc Minh Uy, Amway,
Unicity... Động thái này được cho là để chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp
sau một số vụ vi phạm pháp luật gần
đây.
Theo Quyết định 1052/QĐ-BCT ngày 21/3 do
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh ký, đoàn kiểm tra do ông Phan Đức
Quế, Trưởng phòng, thuộc Cục quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) làm trưởng
đoàn. Tham gia đoàn có đại diện của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế
và tham nhũng Bộ Công an, Cục Quản lý thị trường... Đoàn có trách nhiệm báo
cáo lãnh đạo Bộ Công thương về kết quả kiểm tra, sau khi kiểm tra việc chấp
hành các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp; phát hiện, lập biên bản
và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm của doanh nghiệp; kết hợp
tuyên truyền phổ biến pháp luật về bán hàng đa cấp...
Lợi nhuận không phải từ bán hàng
Thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ
Công thương) cho biết, hiện số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã tăng
vọt, từ 13 doanh nghiệp năm 2007 lên 102 doanh nghiệp vào năm 2013. Phần lớn
các doanh nghiệp đa cấp tập trung tại Hà Nội và TP.HCM. Toàn quốc có hơn 1,2
triệu người tham gia vào mạng lưới đa cấp với hơn 7.000 mặt hàng, trong đó
thực phẩm chức năng chiếm đến 90%.
Bán hàng đa cấp đã hình thành và phát triển
gần 100 năm và được áp dụng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, bán hàng đa cấp
có hơn 12 năm hình thành cùng với sự ra đời của hiệp hội vào năm 2009. Xét
trên góc độ kinh tế, bán hàng đa cấp mang lại những đóng góp không nhỏ
trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn hiện nay. Chỉ số bán lẻ tăng
trưởng với tỉ lệ cao và góp phần tạo thu nhập cho người lao động.
Kinh doanh theo
mô hình kim tự tháp đã bị cấm theo Nghị định 42/2014/CP
Tuy nhiên, hình ảnh của các doanh nghiệp đa
cấp trong những năm gần đây trở nên méo mó sau hàng loạt vụ lừa đảo bị phanh
phui.
Theo điều 3 – Luật Cạnh tranh, “Kinh doanh
đa cấp, hay còn gọi là kinh doanh đa
tầng, kinh doanh theo mạng, là việc bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới người
tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau”.
Nghị định 42/2014/CP về kinh doanh đa cấp
quy định: Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hình thức kinh doanh thông
qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó,
người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác
từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng.
Theo lý thuyết, người tham gia, vừa là
khách hàng của công ty (bước đầu tham gia), vừa là một thành phần của công ty
đó (sau khi đã tham gia). Hưởng lợi của người tham gia là từ tiền hoa hồng
của sản phẩm bán được (do bản thân mình, hoặc người cấp dưới).
Nếu chỉ xét ở khía cạnh khái niệm và nếu
các công ty kinh doanh đa cấp cũng tuân thủ đúng theo định nghĩa này thì đã
không có chuyện gì để nói. Quan trọng là giữa lý thuyết và thực tế là cả một
khoảng cách xa vời. Nếu các công ty bán hàng đa cấp chỉ cạnh tranh với nhau
về giá và chất lượng sản phẩm chứ không phải là việc kiếm lợi nhuận từ những
người tham gia đa cấp thì đây cũng là một loại hình kinh doanh bình thường.
Tuy nhiên, nhiều công ty đa cấp ở ta không
quan tâm đến việc đầu tư cho sản phẩm mà chỉ giỏi đánh vào lòng tham của đa
số dân chúng. Họ không giới thiệu về sản phẩm mới hay các tính năng ưu việt
mà quan trọng nhất là phần giới thiệu về các tấm gương làm giàu nhanh chóng
sau khi mới vào công ty được vài tháng.
Với kiểu kinh doanh này, lợi nhuận không
đến từ việc bán sản phẩm mà đến từ việc lôi kéo được nhiều người tham gia bán
hàng đa cấp. Đây chính là điểm khác nhất giữa bán hàng đa cấp ở Việt Nam so
với các quốc gia khác.
Bán hàng hay kinh doanh ở bất cứ đâu thì
lợi nhuận cũng đều phải từ sản phẩm bán được. Tuy nhiên nhiều công ty ở Việt Nam
chỉ cần có nhiều người tham gia mạng lưới đa cấp là được. Khi mới tham gia
thì họ sẽ bắt nộp tiền ký quỹ và các loại lệ phí tham gia. Đây chính là thu
nhập nuôi sống các công ty đa cấp chứ không phải doanh số bán hàng.
Bên cạnh đó, nhiều công ty đa cấp ở Việt
Nam hoạt động theo nguyên lý ép buộc chứ không phải tự nguyện. Nếu đã trót
tham gia vào các mạng lưới đa cấp thì có muốn rút chân ra cũng khó.
Nói cách khác, với cách thức hoạt động của
đa cấp hợp pháp thì người tham gia bán sản phẩm cho những người ngoài mạng
lưới (theo giá lẻ) và tuyển mộ người khác vào mạng lưới (theo giá sỉ), còn
kinh doanh theo hình “tháp ảo” thì không bán hàng, chỉ mời người vào mạng
lưới và điều kiện tham gia là buộc phải mua 1 bộ sản phẩm hoặc nộp một số
tiền nhất định.
Với mô hình hình tháp ảo này, lợi nhuận sẽ
được tính theo cấp, cấp càng cao, lợi nhuận càng lớn. Những người khởi xướng
và phát động hệ thống sẽ nằm ở đỉnh tháp, lợi dụng những thành viên bên dưới
ở đáy tháp. Và vì vậy, những người vào sau thường khó có cơ hội bứt phá để
vượt lên người trước, dù doanh số bán hàng có cao.
Cảnh giác với kinh doanh đa cấp lừa
đảo
Hiện nay, Việt Nam cũng đã có nhiều văn bản
pháp luật quy định về việc kinh doanh đa cấp, nhưng chúng ta vẫn chưa có luật
đủ mạnh để xử lý những mô hình như vậy. Các đơn vị có nhiệm vụ kiểm tra, xử
lý còn quá mỏng. Cùng với đó, là sự biến tướng thường xuyên của các mô hình
kinh doanh đa cấp, cũng gây khó cho các cơ quan quản lý.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, các dấu hiệu
sau đây xác định hoạt động bán hàng đa cấp bất chính:
- Yêu cầu người tham gia đặt cọc và phải
mua lượng hàng hóa ban đầu hoặc trả tiền để tham gia vào mạng lưới của doanh
nghiệp bán hàng đa cấp.
- Không cam kết mua lại hàng hóa
trong thời gian luật qui định và không cam kết mua lại với giá tối thiểu là
90% mức đã bán.
- Cho hưởng lợi ích kinh tế chủ yếu từ việc
dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới.
- Thông tin sai lệch về lợi ích tham gia
mạng lưới và hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
- Lợi nhuận không phát sinh từ việc bán
hàng mà chủ yếu từ việc tuyển dụng người tham gia.
- Không quan tâm tới hàng hóa hoặc hàng hóa
chỉ để tượng trưng, không có giá trị sử dụng như mong muốn và khó tìm thấy để
so sánh trên thị trường.
- Khuyến khích, dạy người khác tuyển người
bằng việc hứa trả tiền thưởng.
- Buộc và hối thúc người khác tham gia mua
hàng mặc dù biết không bán được hàng gây rối người tiêu dùng.
(Theo Công lý) Bảo Nam
|
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét