Chính quyền, doanh nghiệp làm sai, người dân hoa mắt vì tiền sử dụng
đất
Cập
nhật
lúc 07:34
Hàng trăm hộ dân ở quận Bình Tân đang cầu cứu lãnh đạo TP
HCM vì bỗng nhiên bị đưa vào trường hợp phải đóng tiền sử dụng đất quá cao mà
lỗi là do doanh nghiệp và chính quyền
Năm
2010, sau nhiều lần nộp lên trả về, anh Lê Thừa Toản - ngụ khu phố 1, phường
Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân - mới được phường gửi thông báo đã được
cấp giấy chứng nhận (GCN) nhưng chỉ nhận được bản sao, đóng tiền sử dụng đất
xong mới được nhận bản chính. Tuy nhiên, cơ quan thuế thì bảo chưa có hướng
dẫn cách tính tiền sử dụng đất nên phải chờ...
Bắt chẹt
Ông Trần Văn Mỹ - tổ trưởng tổ dân phố
14, khu phố 1 - xác nhận anh Toản chỉ là một trong số hàng trăm hộ dân ở khu
vực này không được đóng tiền sử dụng đất dù đã có GCN bản sao.
Muốn xin số
nhà, điện nước, hộ khẩu… hay giấy phép xây dựng, người dân phải lên Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất Bình Tân để xin sao lục giấy chứng nhận với giá
200.000 đồng/lần
“Khoảng năm 2010, việc đóng tiền sử
dụng đất trong khu vực này bị tạm ngưng, đa phần bà con nộp hồ sơ đều được
cấp GCN nhưng chỉ nhận bản sao, còn bản chính quận vẫn giữ. Do vậy, bất cứ
cuộc họp tổ dân phố, khu phố, tiếp xúc cử tri, tiếp xúc lãnh đạo quận hay
thành phố..., bà con đều kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết cho họ
được đóng tiền sử dụng đất để lấy GCN gốc vì nhiều hộ có nhu cầu mua bán nhà,
không có GCN gốc thì không công chứng được” - ông Mỹ cho biết.
Không chỉ mua bán nhà, việc bị “giam”
GCN còn gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống người dân. Khi làm bất cứ thủ tục
hành chính nào liên quan đến chủ quyền nhà đất từ xin số nhà, điện nước, hộ
khẩu... đến xin giấy phép xây dựng, họ lại phải lên Văn phòng Đăng ký quyền
sử dụng đất Bình Tân để xin sao lục.
Ông Hà Văn Cường, một người dân, cho
biết mỗi lần xin sao lục được Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Bình Tân
cấp cho 3 bản photocopy GCN, có đóng dòng chữ: Sao lục từ hồ sơ gốc. Chưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính. “Để có 3 tờ sao lục này người dân phải trả
200.000 đồng, dùng hết thì lên xin tiếp. Nếu có GCN gốc, chúng tôi photocopy
và công chứng chắc chưa đến 2.000 đồng/tờ” - ông Cường so sánh.
Đẩy lỗi
“Cầu được, ước thấy”, cuối năm 2015,
các hộ dân ở đây nhận được thông báo của Chi cục Thuế Bình Tân về việc đóng
tiền sử dụng đất. Chưa kịp mừng vì được đáp ứng nguyện vọng bao nhiêu năm,
nhiều người đọc xong thông báo đã thật sự... hoa mắt!
“Quá vô lý! GCN của tôi được quận cấp
năm 2012, sao lại bắt tôi đóng tiền sử dụng đất theo giá đất năm 2015? Chính
chi cục thuế nói chưa có phương án nên kéo dài thời gian chứ có phải tôi trì
hoãn không chịu đóng đâu! Thế mà trong thông báo ngày 17-12-2015, Chi cục
Thuế quận Bình Tân bảo nếu sau ngày 31-12-2015, tôi không có văn bản gửi Chi
cục Thuế và Phòng Tài nguyên - Môi trường quận thì họ sẽ áp dụng các văn bản
pháp luật tại thời điểm nhận thông báo để áp dụng cách tính tiền sử dụng đất.
Họ nói như đây là lỗi của chúng tôi vậy!” - ông Cường bức xúc.
Trong khi đó, anh Toản lại nhận được
thông báo của UBND phường Bình Hưng Hòa đến nhận GCN gốc. “Lên đến nơi, họ
đưa tôi giấy báo đóng 283 triệu đồng cho phần nhà đất 40 m2 của tôi
theo bảng giá đất năm 2015, kèm theo đó là một tờ cam kết tự nguyện đóng tiền
sử dụng đất(?!)” - anh Toản thuật lại. Như vậy, bình quân mỗi mét vuông nhà
đất, anh Toản phải đóng hơn 7 triệu đồng. Trong khi đó, một số người dân
trong khu vực này đã được đóng tiền sử dụng đất trước thời điểm năm 2010 cho
hay họ chỉ đóng với giá 635.000 đồng/m2.
Ông Nguyễn Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch
UBND quận Bình Tân, lý giải do trước đây một phần khu phố 1 và 2, phường Bình
Hưng Hòa nằm trong dự án KCN Tân Bình mở rộng (do Công ty CP Sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu dịch vụ và đầu tư Tân Bình - Tanimex - làm chủ đầu tư)
cho nên người dân phải đóng tiền sử dụng đất theo hình thức giao đất dự án,
theo mức giá thị trường. Nay TP đã chấp thuận cắt phần diện tích này ra để
người dân tự chỉnh trang, do đó quận yêu cầu Công ty Tanimex phải lập hồ sơ
điều chỉnh ranh quy hoạch.
“Theo tôi biết thì hồ sơ đang nằm ở Sở
Tài nguyên và Môi trường nên người dân phải chờ. Còn giờ ai muốn lấy GCN thì
phải chấp nhận đóng tiền sử dụng đất theo giá thị trường” - ông Bình khẳng
định.
Ông Nguyễn Đình Thành, Phó Giám đốc Ban
Quản lý hạ tầng KCN Tân Bình, Công ty Tanimex, bày tỏ công ty cũng rất muốn
hoàn thành thủ tục điều chỉnh ranh để cho xong trách nhiệm của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hồ sơ đã nộp từ năm 2014 nhưng cứ liên tục bổ sung, điều chỉnh cho
đến bây giờ, Trung tâm Đo đạc bản đồ của Sở Tài nguyên và Môi trường mới ra
được bản đồ ranh đất và đang trình lãnh đạo sở thẩm định để trình UBND TP phê
duyệt quyết định điều chỉnh. Vả lại, không phải toàn bộ diện tích khu vực này
đưa hết ra ngoài dự án mà vẫn còn những phần da beo mà Tanimex phải thu hồi
để bàn giao cho quận xây dựng các công trình công cộng.
Ai bồi thường?
“Nhà cửa
chúng tôi đang ở yên lành, tự nhiên lại đưa vào quy hoạch, vào dự án, rồi lại
đưa ra. Người dân chẳng được lợi lộc gì, ngược lại còn bị thiệt hại và phiền
toái. Cơ quan hay đơn vị nào phải chịu trách nhiệm cho việc này và bồi thường
cho chúng tôi” - câu hỏi của ông Nguyễn Đức Thắng đang đợi cơ quan chức năng
trả lời.
(Theo Người Lao động) MINH KHANH
|
Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét