TQ "Một thế kỷ ô nhục và
vinh quang từ quá khứ":
Bậc thầy đổi
trắng thay đen rồi đổ tội láng giềng
Cập nhật lúc 07:13
Khôngchỉ Việt Nam, Philippines mà cả một cường quốc châu Á như
Nhật Bản cũng bị TQ đe dọa.
Từ chủ nghĩa dân tộc nước lớn
Chủ
nghĩa dân tộc là một thứ tình cảm mới lạ được đưa vào Trung Hoa thông qua
chính sự xâm lấn của phương Tây. Chủ nghĩa dân tộc ở TQ hoàn toàn không giống
với những quốc gia khác. Một nền văn minh lâu đời cộng với chính “thế kỷ ô
nhục” đã tạo nên một thứ chủ nghĩa dân tộc nước lớn đặc trưng: chủ nghĩa Đại
Hán. Chẳng hạn họ cho rằng cho rằng đất nước TQ muốn hùng mạnh và phát triển
không phải chỉ kiểm soát phần lãnh thổ cốt lõi của TQ mà còn cần phải kiểm
soát các “khu vực đệm” xung quanh TQ
Thứ chủ nghĩa
dân tộc đặc trưng Trung Hoa này tạo ra một tâm lý mà trong đó người dân và cả
giới lãnh đạo cảm thấy bị chèn ép, bị đối xử không công bằng và xuất phát từ
tâm lý hận thù, với “thế kỷ ô nhục” là khởi nguồn.
Nhiều học giả
TQ cổ súy cho những tư tưởng bành trướng, sử dụng vũ lực mà không cân nhắc
thiệt hơn, tạo ra một nhận thức cho rằng dân tộc Trung Hoa đang bị các nước
khác, mà đứng đầu là Mỹ chèn ép.
Phần lớn các
học giả này tới từ quân đội TQ hay đại diện cho các thành phần hiếu chiến
trong xã hội TQ. Sau sự kiện cắt cấp tàu Bình Minh 02 vào năm 2011, Trung
tướng Peng Guangqian – Phó tổng thư ký Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia TQ,
đã tuyên bố rằng TQ từng dạy cho Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam
một bài học lớn hơn do Việt Nam và Philippines liên tục “khiêu khích TQ”
trong tranh chấp tại biển Đông.
Hay một nhân
vật khác là Thiếu tướng Luo Yuan – Phó tổng thư kỳ Hội khoa học lịch sử quân
sự TQ luôn luôn đưa ra các ý kiến “diều hâu” khi cho rằng TQ nên sử dụng các
biện pháp quân sự nhằm khống chế các khu vực xung quanh, bất kể lợi ích của
các nước khác trong khu vực. Thiếu tướng Han Xudong, người đang giảng dạy tại
Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, thì cho rằng TQ đã đến lúc nên từ bỏ chính sách
chống bành trướng mà nước này đã thực hiện nhiều năm nay.
Mặc dù đây chỉ
là những tiếng nói của một bộ phận nhỏ học giả, nhưng chúng lại đặc biệt có
những tác động rất lớn tới dư luận TQ, đặc biệt là giới trẻ. Các ý kiến “diều
hâu” kể trên đã được các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng thông tấn
lớn ở TQ đăng tải, qua đó tuyên truyền những tư tưởng dân tộc nước lớn cực
đoan, qua các lập luận dựa tâm lý bị chèn ép và đối xử không công bằng trong
môi trường quốc tế hiện đại.
… tới tư duy đối ngoại mâu thuẫn
“Thế kỷ ô nhục”
cũng như nhận thức về tính tất yếu của lịch sử thúc đẩy TQ cố gắng xây dựng
sức mạnh đủ để bảo vệ những gì TQ quản lý cũng như đòi lại “những gì đã mất”.
“Thế kỷ ô nhục”
đã chứng minh một điều rằng TQ thiếu các nguồn lực và kiến thức cần thiết để
thích ứng với thế giới đầy biến động khi đó. Các học giả thời kỳ cuối Thanh
cũng như trong các thời kỳ đầu sau khi nước Trung Hoa mới được thành lập liên
tục tìm hiểu lý do để giải thích cho khoảng thời gian 100 năm ô nhục đó và
tìm ra những cách khắc phục, thúc đẩy sức mạnh của đất nước.
Tựu chung lại
có thể tóm tắt từ quan điểm các học giả TQ bằng hai luồng tư tưởng: (1) các
giá trị tinh thần của TQ bị xói mòn nghiêm trọng, ảnh hưởng của đất nước đối
với các khu vực xung quanh bị suy giảm và (2) môi trường quốc tế thay đổi quá
nhanh trong khi TQ lại không thể theo kịp và nắm bắt được những thay đổi đó.
Đối với các vấn
đề chính trị quốc tế, đặc biệt là với vấn đề Biển Đông, TQ đứng trước hai
trạng thái mâu thuẫn, thứ nhất là mong muốn thể hiện sức mạnh để giành lại
vinh quang đã mất từ “thế kỷ ô nhục”. Điều này được thể hiện rất rõ qua các
tuyên bố hiếu chiến của phe “diều hâu TQ” như của tướng Peng Guangqian nói
trên.
Không chỉ Việt
Nam, Philippines mà cả một cường quốc châu Á như Nhật Bản cũng bị TQ đe dọa.
Dựa vào sự gia tăng mạnh mẽ về lực lượng quân sự, TQ luôn muốn thể hiện vai
trò cường quốc hàng đầu ở khu vực châu Á, để thể hiện sức mạnh của cường quốc
quân sự. Từ đó, Bắc Kinh sẽ giành lại vinh quang đã mất, đặc biệt là trước
Nhật Bản, để trả mối thù lịch sử của “thế kỷ ô nhục” khi phát xít Nhật chiếm
đóng TQ trong giai đoạn thế chiến hai.
Tuy nhiên,
trạng thái thứ hai mà TQ thể hiện trước nhân dân và khi biện hộ cho các hành
động gây hấn của mình lại hoàn toàn mâu thuẫn với trạng thái thứ nhất. TQ
liên tục coi mình là nạn nhân của các nước xung quanh, luôn bị xâm chiếm và
gây hấn. TQ làm sai lệch dư luận đối với những tranh chấp ở Biển Đông bằng
cách bôi xấu và “đổ tội” cho các nước láng giềng.
Lợi dụng các
phương tiện truyền thông, TQ đã cố tình thể hiện cho người dân thấy bản thân
TQ không chủ động gây sự mà bị “ép” nên buộc phải phản ứng. “Thế kỷ ô nhục”
đã qua đi rất lâu, nhưng ám ảnh về một TQ “yếu ớt” vẫn còn được các chính trị
gia nước này tận dụng như một quân bài để kích động chủ nghĩa dân tộc.
Trong một số
vấn đề về luật quốc tế ở khu vực, Bắc Kinh cũng thể hiện tâm lý coi thường.
TQ kí kết UNCLOS nhưng lại tự tách mình ra khỏi các cơ chế giải quyết
tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Ngay cả trong
các hội nghị khu vực như ARF và EAS, khi hầu hết các nước đều chỉ trích TQ vì
các hành động gây hấn tại biển Đông, TQ vẫn duy trì các hành động bất chấp
luật pháp quốc tế vì cho rằng mình bị chèn ép và đối xử thiếu công bằng.
“Thế kỷ ô nhục”
và các yếu tố văn hoá và lịch sử liên quan có tác động mạnh mẽ tới chính sách
và tư duy đối ngoại của TQ hiện tại. Với giấc mơ Trung Hoa, các nước láng
giềng sẽ còn phải đối mặt với một nước TQ hăng hái hơn, cả tích cực và tiêu
cực, trong quá trình tìm kiếm lại vị thế vốn có của mình tại khu vực.
(Theo
TuanVietNam)
Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Đại
học KHXH&NV TP. HCM.
|
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét