Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

NHẮM MẮT, BẮT TAY LÀM AN VỚI TÀU

Cập nhật lúc 15:15

Trong lúc nơi vùng biên đảo thiêng liêng của tổ quốc trên Biển Đông đang bị Trung Quốc lấn chiếm từng mét một, thì ở đất liền, nhiều doanh nghiệp nhà nước cứ nhắm mắt nhắm mũi bắt tay làm ăn với Trung Quốc. Lòng tự trọng của họ không biết đang đặt ở đâu?

sao cu nham mat bat tay lam an voi tau 
Một vụ vỡ đường ống nước Sông Đà.
Chưa xét đến phương diện kinh tế, chỉ xét riêng sự tự trọng, tính tự tôn dân tộc đã là không chấp nhận được. Nhất là khi Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex (Viwasupco) là doanh nghiệp nhà nước, lại trực thuộc UBND thành phố Hà Nội.
Trên góc độ kinh tế: Lý do để Viwasupco đưa ra để chấp thuận cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện dự án đường ống dẫn nước Sông Đà là vì giảm được chi phí 11,8%.
Nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (địa chỉ: Lạc Dương Bắc, thành phố Vũ An, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Tổng nguồn vốn đầu tư dự án này là trên 4.922 tỷ đồng.
Vật liệu được Viwasupco lựa chọn sử dụng cho tuyến ống số 2 là ống gang dẻo. Đây là vật liệu truyền thống, thường được dùng trong ngành nước).
Ai cũng biết, ngành xây lắp Trung Quốc luôn luôn “có vấn đề”, đặc biệt là khi thực hiện các dự án ở nước ngoài, các nước láng giềng hoặc châu Phi. Các doanh nghiệp này thường cạnh tranh bằng cách bỏ thầu giá thấp nhưng lại tích cực vận động “cửa trước cửa sau”. Sau đó sẽ bù lại bằng nhân công giá rẻ và đương nhiên sẽ là chất lượng công trình cũng “giá rẻ” nốt.
Tuyến đường sắt trên cao của Hà Nội là một ví dụ nhãn tiền. Một dự án trọng điểm, tiêu tốn hàng tỷ đô la nhưng lại được xem là dự án bết bát nhất từ trước đến nay. Liên tục bị kêu ca về chất lượng công trình, công nghệ, an toàn thi công và tiến độ.
Với xây lắp của các nhà thầu Trung Quốc, nói câu “của rẻ là của ôi” quả không ngoa chút nào.
Nhìn xa hơn một chút
Trong bối cảnh Trung Quốc đang thể hiện tham vọng bá quyền, lấn chiếm biển đảo của các nước láng giềng. Những nhà cầm quyền Trung Quốc luôn có tư duy rất “thâm sâu” trong việc nắm giữ những thứ được quan niệm là “huyết mạch”, huyết quản”, “xương sống”…
Bởi thế mà nhà văn nổi tiếng Trung Hoa Lỗ Tấn có câu đại ý “Nước chảy trong suối thì là nước, nước chảy ra từ huyết quản  thì là máu”
 sao cu nham mat bat tay lam an voi tau
Người dân đồng bằng Sông Cửu Long khốn khổ vì hạn hán, do Trung Quốc xây quá nhiều đập ở thượng nguồn sông Mê Kông.
Suy rộng ra một chút: Lúc bình thường, nước chỉ là nước, nhưng khi người ta xem đường nước là “huyết mạch” thì nước trở thành “máu”. Lịch sử đã chứng minh rằng: Nước thực sự là máu của các vùng đất – những dòng sông là huyết quản của các nền văn minh nhân loại.
Trên thực tế, Trung Quốc đang thực hiện tham vọng kiểm soát “huyết quản” của các nước láng giềng bằng việc nắm giữ "vòi nước". Trung Quốc tạo ra hàng chục con đập trên dòng Lan Thương (tên gọi của sông Mê Kông trên đất Trung Quốc).
Chúng ta đã biết, người dân Lào, Campuchia, Thái Lan và các tỉnh miền Nam Việt Nam đã phải đương đầu với hạn hán khổ sở như thế nào. Một phần cũng do Trung Quốc chặn dòng sông Mê Kông. Và bây giờ, mỗi khi cần nước để chống hạn, ngăn mặn, các nước trong lưu vực sông Mê Kông lại phải trông chờ vào người giữ vòi nước – Trung Quốc.
Trung Quốc đang tạo ra sức mạnh đối với các nước láng giềng ở hạ nguồn sông Mê Kông cũng như Trung Á.
Nói thế để thấy rằng: Người giữ vòi nước, huyết quản quan trọng như thế nào!
Nếu từ dự án đường sắt đô thị, cho đến vấn đề đường ống nước sạch Sông Đà mà suy luận ra những chuyện hơi xa, có khi bị chê là phi thực tế, phi kinh tế.
Tuy nhiên, sống cạnh anh bạn láng giềng quen nhìn xa, tầm nhìn đến cả trăm năm mà mình chỉ có tầm nhìn… vài gang, nhìn xa chỉ… vài năm thì có khi lại là thua thiệt.
Từ sự tự tôn dân tộc, từ yếu tố kinh tế, từ góc nhìn xa hơn – để chúng ta có thể thốt lên rằng: Quyết định khoán cho Trung Quốc xây đường cấp nước cho cả Thủ đô là “không thể nào hiểu nổi”. 
Theo Năng lượng Mới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét