Dân bị "hớ" 3.500 tỷ thuế
xăng dầu, Bộ Tài chính tính sao?
Cập
nhật lúc 11:36
Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính chia sẻ với Góc nhìn thẳng về
con số 3.500 tỷ chênh lệch thuế trong giá xăng dầu và cách tính mới.
Lỗ hổng chênh
lệch thuế xăng dầu vừa qua đã khiến cho doanh nghiệp được hưởng lợi hàng ngàn
tỷ đồng và người tiêu dùng cảm thấy như bị móc túi.Bộ Tài chính cũng đã công
bố giải phảp khắc phục lỗ hổng này, nhưng người tiêu dùng vẫn băn khoăn, làm
thế nào họ được hoàn trả hàng ngàn tỷ đồng này.
Chuyên
mục Góc nhìn thẳng đã
trao đổi với ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính
nhằm tìm hiểu về vấn đề này.
Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, giá cơ sở xăng dầu trong đợt điều hành gần đây nhất áp
dụng phương pháp tính thuế mới là thuế bình quân gia quyền. Vậy, xin ông cho
biết, mức thuế này đã được tính ra sao, ở mức bao nhiêu?
Ông Phạm Đình Thi: Mức thuế bình
quân gia quyền ở đây được lấy tỷ trọng xăng dầu nhập khẩu của quý IV/2015 và
2 tháng đầu năm 2016 từ các thị trường khác nhau, với các mức thuế khác nhau,
trên cơ sở đó, chúng tôi tính ra mức thuế bình quân gia quyền.
Ở giá
xăng dầu vừa điều chỉnh hôm 21/3, xăng có thuế bình quân là
18,08%, đối với dầu diesel là 0,6%, đối với madut là 0,03% và đối với đầu hoả
ở mức 0%.
Nhà báo Phạm Huyền: Với cách tính như vậy, quyền lợi của người tiêu dùng được đảm
bảo hơn, đúng không ạ?
Ông Phạm Đình Thi: Đúng vậy. Đối
với xăng, trước đây chúng ta tính thuế MFN là 20% thì nay theo cách tính thuế
mới, thuế bình quân của xăng chỉ là 18,08%, giảm gần 2%. Như vậy, giá cơ sở
giảm thì giá bán lẻ phải giảm. Hoặc đối với dầu, trước khi chúng tôi công bố
giảm xuống 7%, chúng tôi áp dụng thuế MFN là 10% nhưng bây giờ, tình bình
quân lại, chỉ 0,6% đối với diesel chẳng hạn.Như vậy, dầu giảm tới 9,4% thuế
suất.
Nhà báo Phạm Huyền: Rõ ràng, chênh lệch thuế trong cách tính giá xăng dầu đã phát
sinh từ năm 2015. Tại sao Bộ Tài chính không áp dụng phương pháp tính thuế
bình quân gia quyền để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng xăng dầu ngay từ
năm 2015?
Ông Phạm Đình Thi: Đúng là các
Hiệp định thương mại tự do đã đi vào thực thi. Tuy nhiên, chính sách ban hành
ra bao giờ cũng có độ trễ. Ở đây có vấn đề là, Bộ Tài chính có biết không, rõ
ràng là biết. Khi chúng ta thực hiện các cam kết hội nhập,
chúng ra biết rõ thuế nhập khẩu ở các khu vực là bao nhiêu.
Ngay bấy giờ,
xăng nhập từ Hàn Quốc, năm 2015 chỉ ở mức 3,4% tỷ trọng trong thị trường
xăng. Đến bây giờ, nếu có tăng lên, qua 2 tháng đầu năm, tỷ trọng này có tăng
lên cũng chỉ ở mức 7,2%.
Chúng tôi cho
rằng, những nội dung như vậy cần phải bám sát tình hình để có những đề xuất
hơp lý. đảm bảo quyền lợi của các bên.
Dù
vậy, tôi cũng thấy rằng, trong việc điều hành xăng dầu theo Nghị định 83, việc chưa giám
sát, chưa đề xuất sớm là trách nhiệm của hai bên, hai Bộ gồm Bộ Tài chính
cũng như Bộ Công Thương. Tuy nhiên, trong Nghị định 83 đã quy định rõ, Bộ
Công Thương là chịu trách nhiệm chủ trì quyết định và công bố việc đó.
Nhà báo Phạm Huyền:Người
tiêu dùng đang nghĩ rằng, Liên Bộ đã chậm xử lý vấn đề, ông có nghĩ như vậy
không?
Ông Phạm Đình Thi: Tôi cho rằng,
vấn đề là chúng ta phải bám sát, phải theo dõi sát. Ngay bây giờ, lượng xăng
dầu nhập khẩu, chúng ta cũng chưa thể khẳng định đến giờ phút này, năm 2015,
đã đủ C/O chưa, hay là chưa có.
Tuy nhiên, tôi
cũng cho rằng, phản ứng như vậy của chúng ta chưa thật là linh hoạt.
Nhà báo Phạm Huyền:Liên
quan câu chuyện C/O như ông nói, năm 2015, có khoảng 3.500 tỷ đồng thuế đã
được hoàn lại cho doanh nghiệp xăng dầu nhờ C/O form D từ ASEAN (thuế thấp
hơn). Người dân cho rằng, đây là khoản tiền họ bị thiệt hại, làm lợi cho DN.
Bộ Tài chính làm thế nào để bù đắp được những thiệt thòi đó cho người tiêu
dùng?
Ông Phạm Đình Thi: Khoản chênh lệch này đã được hạch
toán vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp và đương nhiên, đã kê khai nộp thuế cho Nhà nước.
Tôi nghĩ rằng, có những chính sách không thể một sớm, một chiều
thay đổi ngay được.Nó có thể có độ trễ nhất định.Trong chính sách vĩ mô, nếu
chúng ta đòi hỏi tròn trịa 100% thì rất là khó.
Mặc dù dư luận
như thế, chúng tôi cũng phải đang tính toán cân nhắc xem xét các yếu tố về
pháp luật và trên thực tiễn là như thế nào.
Nhà báo Phạm Huyền:Ông
vừa nói, với khoản chênh lệch đó, DN đã phải nộp thuế thu nhập. Rõ ràng, DN
đã được hưởng lợi hàng ngàn tỷ đồng sau khi trừ đi 22% thuê thu nhập. Điều
người dân đang đòi hỏi liệu Bộ Tài chính có truy hoàn khoản này không bởi vì
họ nghĩ rằng, đó là số tiền họ vô tình phải trả thêm cho việc chậm xử lý
chênh lệch xăng dầu?
Ông Phạm Đình Thi: Theo quy định
của pháp luật, những khoản mà pháp luật không quy định thì đương nhiên người
ta được. Còn truy hoàn 5 năm thuế, là phải trong trường hợp bị áp mức thuế
sai.Ví dụ, thuế là 10%, ông lại áp dụng thuế 0%.Vậy thì 5 năm sau, ông phải
bị truy lại đầy đủ cho Nhà nước.Ở câu chuyện này lại là khác.
Nhà báo Phạm Huyền:Với
những tồn tại phát sinh như vừa qua, người tiêu dùng băn khoăn về sự minh
bach của giá xăng dầu. Ông có thể nói gì về điều này?
Ông Phạm Đình Thi: Hiện nay, chúng
ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc chúng ta đang thực hiện
các Hiệp định thương mại tự do với các mức thuế suất khác nhau nên việc xảy
ra như vậy cũng là chuyện bình thường.
Xăng dầu là mặt
hàng Nhà nước quy định phải bình ổn giá, phải kê khai ra, tác động lớn đến
đời sống người dân.
Tuy nhiên, ở
đây có câu chuyện quản lý Nhà nước trong việc xác định giá cơ sở xăng dầu.Với
việc điều hành thời gian qua, tôi cho rằng, chính sách thuế xăng dầu tương
đối là minh bạch. Xăng dầu kiên trì điều hành theo cơ chế thị trường.
Nhà báo Phạm Huyền:Xin
cảm ơn ông về những chia sẻ thẳng thắn!
Theo
VietNamNet
|
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét