Trung Quốc đổ
tỉ USD vào các dự án vùng biên Việt - Trung
Cập nhật lúc
11:08
Trung Quốc đang đổ hàng tỉ USD vào các dự án ở khu vực biên giới Việt – Trung và những nơi có nhiều người Hoa sinh sống.
Số liệu
thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tính đến
tháng 3/2016, hiện Trung Quốc (không tính Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao) đang
có 1.345 dự án còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư vào khoảng 10,4 tỉ
USD và là quốc gia đứng thứ 9 trên tổng số 112 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư
vào Việt Nam.
Như
vậy, xét về quy mô, mỗi dự án của Trung Quốc chỉ đạt khoảng 7,7 triệu USD,
bằng một nửa so với mức đầu tư bình quân của các nhà đầu tư đến từ các quốc
gia khác.
Cũng
theo Cục Đầu tư nước ngoài thì phần lớn các dự án đầu tư của Trung Quốc, lên
tới 916 dự án được thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với
tổng vốn đăng ký là 5,38 tỉ USD.
Ngoài
ra, Trung Quốc cũng đang đang tư vào các lĩnh vực sản xuất, phân phối điện,
khí, nước, điều hòa với tổng mức đầu tư chiếm gần 2,1 tỉ USD.
Các dự
án Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức trực tiếp (100% vốn)
và các hợp đồng BOT, BT, BTO…
Đáng
chú ý, Trung Quốc không chỉ đang đầu tư vào những lĩnh vực, những ngành có
lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, những lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế như
điện, khí… mà địa bàn đầu tư của Trung Quốc cũng khá đặc biệt. Mặc dù được
triển khai tại 54/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam nhưng phần lớn nguồn vốn
đầu tư được Trung Quốc đổ vào những khu vực có điều kiện cơ sở hạ tầng tương
đối thuận lợi và đặc biệt là gần khu vực biên giới Việt – Trung, có nhiều
người Hoa sinh sống như Lào Cai, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình
Thuận. Trong đó, Bình Thuận có vốn đầu tư lớn nhất lên tới 2 tỉ USD và được
thực hiện tại 5 dự án.
Được
biết, những năm gần đây, việc Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP), cộng với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư,
kinh doanh của Chính phủ đã đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến
đầu tư hấp dẫn bậc nhất khu vực. Và trong xu hướng đó, vốn đầu tư của Trung
Quốc cũng tăng mạnh.
Tuy
nhiên, có một điều đáng ngại là ngoài quy mô nhỏ thì các dự án của Trung Quốc
phần lớn sử dụng công nghệ lạc hậu, thường gây ô nhiễm môi trường…
(Theo
Năng lượng Mới) Thanh
Ngọc
|
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét