Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông thiếu tiền:
Ta vay nhưng Trung Quốc cầm tiền chi
tiêu!
Cập
nhật lúc
15:10
(Tin tức thời sự) - Với một công trình
trọng điểm tại thủ đô việc chậm tiến độ, đội vốn, thiếu tiền trả nhà thầu phụ
là khó chấp nhận.
Sẽ đôn đốc,
giám sát
Tổng thầu EPC
Trung Quốc đơn vị chịu trách nhiệm tuyến đường sắt đô thị Cát
Linh - Hà Đông, thừa nhận tiến độ thi công chậm so với yêu cầu
đặt ra. Nhưng vấn đề mấu chốt nhất hiện nay là tính đến ngày 29/2, tổng thầu
nợ các nhà thầu phụ Việt Nam khoảng 400 tỷ đồng.
Ông Dư Giang
đại diện Tổng thầu tại Việt Nam đã xin lỗi vì sự chậm trễ, đồng thời cho
biết, hiện nay việc xin tăng 19 triệu USD tổng mức đầu tư chưa được phía
Trung Quốc chấp thuận nên không có tiền để giải ngân, gây khó khăn cho công
tác triển khai dự án.
Trước sự việc trên, trao đổi với Đất
Việt, ngày 4/3, Thứ trưởng Bộ GTVT, ông Nguyễn Hồng Trường cho biết: "Bộ
GTVT đã có buổi làm việc trực tiếp với Tổng thầu EPC Trung Quốc, chỉ rõ những
hạn chế còn tồn tại.
Từ đó, các bên liên quan vẫn phải đảm
bảo hoàn thành dự án vào cuối năm 2016 theo tiến độ đề ra. Bộ GTVT đề nghị
trong khi chờ tổng thầu trả nợ, các nhà thầu phụ vẫn cần phải thi công.
Thời gian này, Bộ GTVT sẽ tiếp tục đôn
đốc, giám sát, để dự án vẫn được triển khai bình thường, đảm bảo tiến
độ".
Bộ GTVT cũng sẽ
có văn bản gửi Cục 6 Đường sắt Trung Quốc yêu cầu lãnh đạo sang Việt Nam điều
hành dự án và họp giao ban để giải quyết tình hình tài chính của Tổng thầu
đang gây khó khăn cho dự án.
Trong khi đó, ông Lê Kim Thành - Tổng
Giám đốc BQL dự án đường sắt cho biết thêm: "Chúng tôi cũng sẽ đôn đốc
Tổng thầu và các nhà thầu phụ vẫn cố gắng hoàn thiện tiến độ thi công".
Bên cạnh đó, theo ông Thành, phía Tổng
thầu Trung Quốc cũng phải chịu trách nhiệm về việc giải ngân chậm này.
Phải quy trách
nhiệm, rút kinh nghiệm
Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề trên,
trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng trường Đại
học Xây dựng Hà Nội cho biết: "Đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện nay
không chỉ đội vốn, xảy ra nhiều tai nạn, mà còn tiếp tục chậm tiến độ do tổng
thầu Trung Quốc thiếu tiền, nợ nần nhà thầu phụ, rõ ràng là khó chấp nhận.
Nguyên tắc xử lý phải dựa trên hợp
đồng, đặc biệt là vấn đề hợp tác kinh tế".
Vì thế, theo ông Hùng nếu chậm tiến độ
so với hợp đồng thì phải quy trách nhiệm, không thể một câu xin lỗi là xong,
vì nó gắn với tài chính, lãi suất ngân hàng, lãi suất vay, trả nợ.
Chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Tại sao
lại ký một hợp đồng vay vốn, chúng ta là chủ đầu tư, người đứng ra vay
tiền, trả lãi mà lại để Tổng thầu Trung Quốc cầm tiền, dành quyền chi tiêu?
Tại sao lại có cơ chế, người cho vay lại là người chi tiền?.
Ông Hùng bức xúc: "Với tất cả
những gì Tổng thầu Trung Quốc đã làm trong thời gian vừa qua, không thể nói một
câu xin lỗi đơn giản như vậy, có thể thấy, họ đang tự tung tự tác khi nắm quá
nhiều quyền hành từ nguồn vốn đầu tư cho đến kỹ thuật.
Đồng ý là phía Ngân hàng Trung Quốc
chậm giải ngân, nên Tổng thầu chưa có tiền trả cho nhà thầu phụ, nhưng vẫn
phải tìm được nguyên nhân chậm do ai, ai là người chịu trách nhiệm.
Sau đó, xem xét các bên có làm đúng hợp
đồng vay vốn cam kết hay không, xem trách nhiệm từng bên, không thể có
chuyện mỗi lúc một lý do, chấm dứt chuyện để Tổng thầu tạo sức ép, còn phía
Việt Nam thụ động gánh chịu hậu quả như hiện nay.
Họ thực chất đi làm thuê cho chúng ta
mà trở thành người thao túng, điều hành thì khó chấp nhận".
Bản thân ông Hùng biết, theo hợp đồng
vay vốn ODA chúng ta phải dùng Tổng thầu Trung Quốc, nhưng nếu không làm rõ
trách nhiệm trong việc xây dựng tuyến đường này, thì nhiều công trình khác
cũng sẽ rơi vài tình trạng tương tự.
Nói ngay đến như các tuyến đường sắt đô
thị Metro trong TPHCM do Trung Quốc thi công cũng đang đội vốn, chậm tiến độ.
Chính vì thế, ông Hùng nhấn mạnh:
"Phải quy trách nhiệm những công trình này từ người giám sát, thi công,
ký hợp đồng, dựa vào điều khoản hợp đồng đã ký kết".
Đưa ra giải
pháp, ông Hùng cho rằng, cần rút kinh nghiệm từ dự án để có thể tránh những
rủi ro về năng lực nhà thầu khi thực hiện các dự án vốn vay ODA kèm theo
những điều kiện ràng buộc.
Theo đó, từ khi
đàm phán, thương thảo các hiệp định vay vốn, bản thân tổ chức đàm phán phải
chia thành các tiểu ban về mặt pháp luật, chuyên môn kỹ thuật, kinh tế tài
chính để các chuyên viên tiểu ban đó bàn thảo sâu sắc các vấn đề làm cơ sở
điều khoản hiệp định, hợp đồng, như vậy, hiệp định, hợp đồng mới chặt chẽ
tránh tình trạng bị sơ hở.
(Theo Đất Việt) Châu An
Có lẽ phía ta cũng có một số cán bộ được cầm một ít tiền để chi tiêu!
Thương Giang
|
Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét