Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Chuyên gia Nga cảnh báo Mỹ về mối đe dọa Trung Quốc

Cập nhật lúc 07:00    


(Bình luận quân sự) - Tạp chí có uy tín của Mỹ The National Interest mới đây cho đăng bài với tiêu đề “Năm con át chủ bài của Trung Quốc đe dọa Mỹ”.

I. Bài báo của The National Interest
Nội dung tóm tắt của bài báo như sau: Trung Quốc khi thực hiện chương trình tăng cường tiềm lực quân sự của mình đã thiết kế chế tạo một số hệ thống vũ khí mới làm Mỹ quan ngại. Tuy nhiên, đấy không chỉ là máy bay tiêm kích thế hệ 5 J-20 hoặc tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 .
Còn một loạt “vũ khí” cũng sẽ làm cho Mỹ, ít nhất cũng phải “quan ngại” hoặc hơn thế. Để chứng minh cho nhận định trên của mình, The National Interest liệt kê 5 con bài “vũ khí chết người” của Trung Quốc đe dọa Washington. Sau đây là danh sách các loại vũ khí đó :
1/ Các hệ thống vũ trụ tác chiến – nếu phát triển nó Trung Quốc có thể làm cho Các lực lượng vũ trang Mỹ vừa "điếc vừa mù vừa câm". Chính nhờ các vệ tinh quân sự mà Mỹ có thể xác định chính xác vị trí của các lực lượng Mỹ và vị trí bố trí của đối phương trên toàn bề mặt trái đất, chuyển dữ liệu và luôn nắm chắc được tình huống  (- ý muốn nói  các hệ thống vũ khí vũ trụ của Trung Quốc vô hiệu hóa các vệ tinh quân sự Mỹ) .  

Chuyen gia Nga canh bao My ve moi de doa Trung Quoc
Lính đặc nhiệm Trung Quốc (Ảnh: ZUMApress.com/ Global Look Press)
2/ Năng lực sản xuất của Trung Quốc. Đến nay Trung Quốc vẫn là “phân xưởng thế giới”, sản xuất tất cả các loại hàng hóa – từ mặt hàng đơn giản nhất đến  iPhonе. Nếu như trong năm 2014 , Trung Quốc cho xuất xưởng  540.000  iPhonе/1 ngày, thì thật đáng sợ khi hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu như (Trung Quốc) sử dụng mọi khả năng sản xuất của mình phục vụ cho các mục đích quân sự.
3/ Nguồn lực con người (cán bộ) của Trung Quốc mà trước hết là sinh viên mới tốt nghiệp. Có khả năng là đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có 195 triệu sinh viên tốt nghiệp – kiến thức của họ rất cần cho PLA – và điều đó đồng nghĩa với việc tiềm lực công nghệ của (Quân đội) Trung Quốc sẽ được nâng cao.
4/ Một loại vũ khí nữa của Trung Quốc mà Mỹ nên quan ngại – đó là mìn biển. Mìn biển có thể trở thành “vũ khí kinh tế” của Trung Quốc. Nước này có thể sử dụng mìn biển để tiến hành các chiến dịch cô lập, phong tỏa không cho Hải quân Mỹ tiếp cận các khu vực biển. Các tàu quyét mìn của Mỹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi vì Trung Quốc có thể rải mìn bằng tàu ngầm, bằng Không quân của Hải quân (trong đó có cả máy bay tuần tiễu Y-8X).    
5/ Đặc nhiệm Trung Quốc. Trung Quốc có lực lượng đặc nhiệm ở tất cả các quân chủng. Có rất ít thông tin về Đặc nhiệm Trung Quốc, nhưng có thể tin rằng trong trường hợp xảy ra xung đột Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc sẽ được triển khai để chống lại Lực lượng quân sự Mỹ bố trí ở Đông Á- trong đó có Philippin và v.v
II. Còn đây là ý kiến của các chuyên gia quân sự Nga về bài báo trên của The National Interest
1.     Aleksandr Khramchikhin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự, Viện Hàn lâm khoa học Nga
Trong tất cả các mục (các loại vũ khí) mà The National Interest liệt kê ở trên, có một phần rất chính xác công suất sản xuất của Trung Quốc: hiện nay các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc chỉ mới sử dụng 30% công suất tối đa, nhưng như thế cũng đã đủ để giữ một trong những vị trí hàng đầu trên thế giới.
Có nghĩa là trong trường hợp cần thiết Trung Quốc có thể tăng gấp ba sản lượng sác sản phẩm dùng cho các mục đích quân sự.
Về Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc quả là có rất ít thông tin, do được giữ bí mật. Nhưng có thể khẳng định – các chiến binh của Lực lượng này được huấn luyện tốt.   
Ngoài ra cũng không nên quên rằng, Trung Quốc có các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào trên phần lãnh thổ lục địa của Mỹ - DF-5 và DF-31A  (sẽ gửi tới bạn đọc một bài tương đối chi tiết về vấn đề này – NV). Nhưng Trung Quốc có bao nhiêu tên lửa loại này – 30 hay 300 ? không ai biết!  
Còn về những vấn đề liên quan đến mìn và vũ khí chống vệ tinh – không nên đánh giá quá cao ý nghĩa của nó. Chỉ có thể rải mìn gần bờ biển của mình – đấy là vũ khí phòng thủ. Tất nhiên là người Trung Quốc có vũ khí chống vệ tinh, nhưng hiện nay quy mô sử dụng chúng còn rất hạn chế.  
2. Chuyên gia quân sự, chuyên viên khoa học chính của Trung tâm an ninh quốc tế Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Viện hàn lâm khoa học Nga Vladimir Evseev.
Ông này chỉ đồng ý với với 2 đánh gía của The National Interest – đó là tiềm lực sản xuất của Trung Quốc và khả năng bổ sung lực lượng cán bộ cho PLA.
Không quân Trung Quốc đang tụt hậu rất xa so với Không quân Mỹ. Có một thực tế hiển nhiên chứng minh cho nhận định trên là Trung Quốc  chưa thể tự mình sản xuất được động cơ máy bay có chất lượng, chính vì thế mà buộc phải mua của nước ngoài, trong đó có Liên Bang Nga.
Sự tụt hậu cũng thấy rõ khi so sánh lực lượng Hải quân hai nước. Hiện nay Trung Quốc chỉ có một tàu sân bay duy nhất “Liêu Ninh” – đấy là tàu tuần dương mang máy bay Xô Viết mua của Ucraine.
Và mặc dù Hải quân Trung Quốc có các tàu khu trục hiện đại mang vũ khí tên lửa có điều khiển và các khinh hạm làm nhiệm vụ bảo vệ “Liêu Ninh”, nhưng phải rất lâu nữa cụm tàu sân bay này (tức “ Liêu Ninh” và các tàu hộ vệ)  mới có thể tiến hành một chiến dịch nào đó cách rất xa bờ biển Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc đến thời điểm này vẫn là Hải quân ven bờ cũng như Hải quân Nga vậy.
Ngoài ra, sau năm 2020, trọng tâm  sức mạnh quân sự Mỹ sẽ “xoay trục” sang khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trong trường hợp đó thì ưu thế chiến lược của Mỹ (so với Trung Quốc) sẽ được thể hiện không những qua các chỉ số chất lượng và còn cả về số lượng.     
Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, tất nhiên là một đội quân đông người và đặc nhiệm Trung Quốc được huấn luyện tốt, nhưng Mỹ - dù sao cũng không phải là Đài Loan. Chính vì thế mà khó có thể nói tới một chiến dịch đổ bộ quy mô lớn.  
Ngoài ra, thành tố không quân và hải quân trong Lực lượng kiềm chế hạt nhân ( bộ ba hạt nhân –NV) của Trung Quốc thua rất xa Mỹ. Số lượng tên lửa đạn đạo bố trí trên mặt đất có thể với tới bờ biển nước Mỹ không được công bố, nhưng căn cứ vào những thông tin có được – cũng không nhiều.
Còn tên lửa DF-4A và DF-31 mà Trung Quốc gọi là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, chỉ có tầm bắn hạn chế và khó có thể bay tới Hawai và Alaska .
Báo Svobodaia Pressa (Nga): - Thế còn vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc? Có phải người Mỹ cố tình làm nóng tình hình không?
Hiện nay vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc mới chỉ có thể tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng không vũ trụ gần trái đất - ở cự ly vài nghìn km, trong khi đó các vệ tinh địa tĩnh – quả thực tiềm lực của Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào những vệ tinh này, thì lại được bố trí trên những độ cao hoàn toàn khác.
Để chứng minh: năm 2007, Trung Quốc đã hạ được vệ tinh khí tượng của mình ở độ cao 865 km (đã không sử dụng) và sự kiện này đã gây nên một cuộc tranh cãi ầm ỹ trên các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ. Các thử nghiệm năm 2014 lại như đổ thêm dầu vào lửa.
Nhưng vấn đề là ở chỗ, nếu như Nga và Trung Quốc mới chỉ cho thấy khả năng của mình về chế tạo vũ khí chống vệ tinh thì Mỹ đã sẵn sàng đưa loại vũ khí này vào khoảng không vũ trụ.
Rất có thể  là các bên đã có một thỏa thuận ngầm tự kiềm chế nào đó vì lo ngại một bước đi đơn phương trong lĩnh vực này có thể khiêu khích đối tác (đối thủ) .  
Những nhận định về mìn Trung Quốc (của The National Interst) rất gây khó chịu. Mìn bao giờ cũng chỉ được rải (cài) ở gần biên giới quốc gia. Lấy ví dụ, để có thể rải mìn phong tỏa eo biển chiến lược Malacca, nơi có tới 85% lượng dầu mỏ Trung Quốc nhập từ Châu Phi và Trung Đông đi qua, cần phải có cử tới đó một cụm tàu Hải quân tương đối lớn .
Và cần phải hiểu rằng, cụm tàu này chắc chắn sẽ được “đón tiếp chu đáo”, và điều đó có nghĩa là sẽ dẫn tới một cuộc xung đột quân sự trực tiếp. Để có thể bí mật rải min, chỉ có thể sử dụng tàu ngầm.
Nhưng tàu ngầm có khả năng rải mìn rất hạn chế. Và như vậy đó không phải là các bãi mìn quy mô lớn, mà chỉ là bãi mìn nhỏ  - chúng bãi mìn đó sẽ bị các phương tiện phá mìn của Mỹ dễ dàng vô hiệu hóa. Người Mỹ đã cho thấy khả năng này của mình  và họ cũng đã sẵn sàng cho kịch bản này – cụ thể là đã tiến hành các cuộc tập trận gỡ mìn ở Vịnh Pecxich .
Tôi cho rằng, trên thực tế, việc phong tỏa các tuyến giao thông huyết mạch  như eo biển Malacca  sẽ là mối đe dọa đối với chính nước Mỹ - người Mỹ cũng đã có phương án và đã tiến hành tập trận chung trên vùng biển này với Hải quân Philippin, Singapore, Malaixia, Thái Lan, Indonexia và Bruney.
Chính vì vậy mà giới lãnh đạo Trung Quốc mới phải tìm tuyến đường thay thế “ngõ cụt Malacca” để vận chuyển dầu mỏ và khi đốt.
Như vậy, có thể kết luận, trong bài báo của The National Interest mặc dù có những lập luận logic, nhưng đã quá “thổi phồng” tiềm lực của Trung Quốc và những luận chứng đưa ra mang nặng tính chủ quan.
Mục đích – chứng minh cho nước Mỹ thấy: mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ phía Trung Quốc.
(Theo Đất Việt) Lê Hùng tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét