Kinh tế Trung Quốc tệ hại đến mức nào?
Cập nhật lúc 20:48
Các chuyên gia
tài chính quốc tế khẳng định giá cổ phiếu toàn cầu tuột dốc không phanh chủ
yếu do giới đầu tư không xác định được rõ nền kinh tế Trung Quốc đang hụt hơi
tồi tệ đến mức nào.
Trong phiên giao dịch hôm nay 24-8, giá cổ
phiếu trên các sàn giao dịch châu Á đồng loạt sụt giảm ồ ạt, như thị trường
Tokyo (Nhật) hạ hơn 4% xuống mức thấp nhất trong sáu tháng qua, Thượng Hải
(Trung Quốc) 8,45%, Đài Loan hơn 7%... Cuối tuần trước Phố Wall cũng lao đao
với mức giảm 3,12%.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đỏ rực
sau thời gian dài tăng trưởng mạnh mẽ. Một nguyên nhân được nhiều người nhắc
đến là việc nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu hụt hơi sau nhiều năm tăng trưởng
hai chữ số.
Nhưng hàng loạt nhà đầu tư, chuyên gia
kinh tế, cố vấn… nhấn mạnh vấn đề là không ai biết kinh tế Trung Quốc sẽ sụt
giảm nghiêm trọng đến mức nào.
Sự mù mờ dẫn tới bất ổn
Reuters dẫn lời nhà kinh tế Tim Condon
thuộc Hãng ING Group đánh giá: “Không ai biết điều gì sẽ xảy ra với nền kinh
tế lớn thứ hai thế giới. Sự mù mờ về tăng trưởng của Trung Quốc hiện là
nguyên nhân chính khiến các thị trường chao đảo”. Nếu tăng trưởng của nền
kinh tế lớn thứ hai thế giới sụt giảm mạnh, sẽ kéo theo các nước khác sụt theo.
Ví dụ Trung Quốc là quốc gia mua rất
nhiều loại hàng hóa như dầu và đồng. Khi tăng trưởng Trung Quốc sụt giảm,
nước này sẽ giảm lượng hàng hóa nhập khẩu, và các nền kinh tế bán tài nguyên
cho Trung Quốc như
Hầu hết giới chuyên gia đều tỏ thái độ
nghi ngờ khi Bắc Kinh công bố mức GDP quý 2-2015 là 7%. “Câu hỏi không phải
là họ có công bố số liệu chính xác hay không, mà là số liệu của họ sai đến
mức nào - trang CNN Money dẫn lời ông Derek Scissors, chuyên gia về châu Á
tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) - Không cần bằng tiến sĩ cũng có thể biết điều
đó”.
Chuyên gia Scissors khẳng định nếu GDP
Trung Quốc đạt 7% như công bố thì chắc chắn Chính phủ Trung Quốc đã không
thực hiện hàng loạt biện pháp như phá giá đồng nhân dân tệ để kích thích xuất
khẩu, hỗ trợ thị trường chứng khoán bằng việc mua cổ phiếu, tăng chi tiêu
công và giảm lãi suất cơ bản…
“Kể cả khi rơi vào suy thoái thì Trung Quốc vẫn sẽ công bố mức
tăng trưởng 7%” - ông Gordon Chang, chuyên gia về Trung Quốc, tác giả cuốn
sách The coming collapse of China (Cú sụp đổ sắp đến của Trung Quốc).
CNN Money tiết lộ ở Mỹ, hiện lãnh đạo
các công ty lớn đều đang nghiên cứu cách thức hoạt động lúc Trung Quốc không
còn tăng trưởng mạnh mẽ nữa.
GDP chỉ 2%?
Nhưng vấn đề là kinh tế Trung Quốc đang
hụt hơi ở mức độ nào. Các chuyên gia kinh tế đặt ra hai khả năng. Thứ nhất là
một sự sụt giảm, ốm yếu trầm trọng với GDP chỉ tăng trưởng vỏn vẹn 2%. Thứ
hai là nền kinh tế Trung Quốc chỉ “cảm gió” với GDP đạt 5%.
Chuyên gia Chang cho biết ở Bắc Kinh,
nhiều quan chức và doanh nhân đang lo ngại với khả năng kinh tế Trung Quốc
chỉ tăng trưởng vỏn vẹn 2%, thua xa mức 7% như công bố chính thức. Đây là khả
năng hoàn toàn có thể xảy ra bởi các số liệu kinh tế của Trung Quốc hiện tại
là khá u ám. Sản xuất thép, tiêu thụ điện, xuất khẩu... đều giảm mạnh. Ngành
sản xuất tỏ ra đặc biệt suy yếu.
“Có quá nhiều điều bất ổn” - chuyên gia
Chang nhấn mạnh. Trong khi đó, gánh nặng nợ công của các công ty nhà nước và
chính quyền các địa phương ở Trung Quốc ngày càng gia tăng. Ước tính nợ doanh
nghiệp của Trung Quốc hiện lên đến 125% GDP. Rất có thể con số này cũng đã bị
“tô hồng” và thực tế còn tồi tệ hơn.
“Họ đang tự khiến vấn đề nợ của họ trở
nên tồi tệ hơn và họ không có giải pháp nào” - chuyên gia Chang chỉ
trích. Một số nhà kinh tế cũng cho rằng có thể GDP Trung Quốc chỉ đạt khoảng
2%. Do đó, thị trường quốc tế sẽ còn ảm đạm kéo dài trong thời gian tới.
Chỉ là “cảm gió”?
Không phải ai cũng bi quan đến thế về
nền kinh tế Trung Quốc. Chuyên gia Scissors ước tính GDP Trung Quốc đạt
khoảng 4,5%, thua xa mức 7% công bố nhưng cũng không quá tồi tệ. Hãng Capital
Economics vừa lên tiếng chỉ trích Chính phủ Trung Quốc không đưa số liệu kinh
tế thật nhưng cũng xác định GDP nước này đạt khoảng 5%.
Các chuyên gia này đánh giá nền kinh tế
Trung Quốc quả thật khá èo uột trong nửa đầu năm 2015 nhưng có thể sẽ
tăng trở lại vào nửa cuối năm nay, đặc biệt khi các biện pháp kích thích của
chính quyền Bắc Kinh bắt đầu có hiệu quả.
“Có một số dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi”
- nhà kinh tế Mark Williams của Hãng Capital Economics cho biết. Chuyên gia
Williams cho rằng việc Trung Quốc tăng trưởng 5% vẫn là khả quan chứ
“không u tối” như nhiều cảnh báo trong thời gian qua.
(Theo Tuổi trẻ)
SƠN HÀ
|
Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét