Lạm thu đầu năm học:
Ấm ức…
tự nguyện đóng góp!
Cập nhật lúc 09:27
Một buổi họp
phụ huynh học sinh (Ảnh minh họa)
BGH ở không ít trường tại Hà Nội và TPHCM vẫn tung ra đủ
các chiêu thức ẩn mình trong hai chữ “tự nguyện” nhằm “đẻ” ra hàng chục khoản
thu với đủ loại tên gọi khiến tổng số tiền các phụ huynh phải nộp lên đến
hàng triệu đồng. Tuy ấm ức nhưng không ít phụ huynh phải cắn răng nộp tiền...
Mặc cho các sở ban
ngành chức năng liên tục đưa ra những thông báo yêu cầu các trường học, đặc
biệt là bậc tiểu học, phải tuân thủ các khoản thu theo quy định của ngành
giáo dục. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, BGH ở không ít trường tại Hà
Nội và TPHCM vẫn tung ra đủ các chiêu thức ẩn mình trong hai chữ “tự nguyện”
nhằm “đẻ” ra hàng chục khoản thu với đủ loại tên gọi khiến tổng số tiền các
phụ huynh phải nộp lên đến hàng triệu đồng. Tuy ấm ức nhưng không ít phụ
huynh phải cắn răng nộp tiền...
'Luật im
lặng" trong buổi họp đầu năm
Theo ghi nhận của
phóng viên, hiện đang là thời gian cao điểm về họp phụ huynh đầu năm học, đặc
biệt trong khối tiểu học. Ngoài việc phổ biến một cách khái quát nội quy quy
định của trường, những đổi mới trong năm học thì phần tiêu điểm trong hầu hết
các cuộc họp PH đầu năm là bàn đến những khoản đóng góp. Nói là bàn song thực
tế, qua phản ánh của nhiều bậc PH thì hầu hết các khoản thu mà nhà trường đưa
ra đều đã được “chốt hạ”. Nhiệm vụ của giáo viên (GV) chỉ là đưa list (danh
sách) các khoản thu tới PH ký với danh nghĩa... tự nguyện.
Chị Trần Lệ D. (Hai
Bà Trưng, Hà Nội) có con năm nay vào lớp 1 chia sẻ: “Không chỉ riêng tôi mà
nhiều phụ huynh HS khác sau khi họp PH đầu năm học cũng cảm thấy hoa mắt khi
cô chủ nhiệm đưa ra một loạt các khoản thu với đủ loại tiền, từ học phí, học
2 buổi/ngày, tiền nước, tiền vệ sinh, tiền học các môn kỹ năng, tiền bảo
dưỡng điều hòa, tiền sách, bút vở mực... Tổng chi phí trước mắt là hơn 3
triệu đồng”. Chị D. than thở: “Chú không biết đấy thôi, nhà chị có hai con đi
học, dù là đúng tuyến đấy nhưng chi phí đầu năm cho hai chị em nó ngót nghét
gần chục triệu. Vợ chồng chị cũng chỉ là viên chức Nhà nước nên khá áp lực
trước những khoản thu này”.
Chị D. chia sẻ thêm,
dù biết nhiều khoản thu rất vô lý song chẳng ai dám phản ứng vì sợ con mình
sẽ bị cô đưa vào “danh sách quan tâm đặc biệt”.
Trong khi đó, anh Cao
Ngọc P. (Xa La, Hà Đông, Hà Nội) có con học lớp 3, trường tiểu học K.Đ. (Hà
Đông, Hà Nội) lại phản ánh: Bình thường thì các khoản thu tự nguyện phải được
PHHS thống nhất sau cuộc họp nhưng nhà trường đã tranh thủ thu trước nhiều
khoản với lý do là không tăng so với năm học trước, như: Quỹ phụ huynh: 150.000
đồng, đề kiểm tra thường xuyên: 50.000 đồng; tiền kiểm tra định kỳ: 20.000
đồng; bảo dưỡng điều hòa 500.000 đồng/năm... Đặc biệt, bảng thông báo còn ghi
mỗi tháng phụ huynh phải đóng thêm 230.000 đồng. “Khoản đóng thêm này không
biết là khoản gì, dùng vào mục đích gì mà không có giải thích rõ ràng”, anh
P. nói.
Tình trạng “loạn thu”
này không chỉ diễn ra trên địa bàn TP.Hà Nội mà còn ở nhiều địa phương khác.
Theo tìm hiểu của PV, không chỉ các cấp học ở Hà Nội, nhiều khoản thu
"tự nguyện" cũng được một số trường tại TP.Hồ Chí Minh áp dụng để
"móc túi" PHHS. Năm ngoái, PH vừa đóng tiền cho con em học lớp có
máy tính nghe ngoại ngữ hoặc tiền mua máy điều hòa, thì năm nay lại thêm tiền
mua máy chiếu, mua bảng học tương tác... Một số trường còn "sáng
tạo" ra một loại phí rất khó hiểu gọi là phí quản nhiệm, đuợc lý giải là
để sử dụng vào công tác quản lý học sinh? Thậm chí có trường còn “dọa” sẽ
không thực hiện bán trú với lý do không có đủ tài chính nếu PH không đồng ý
tự nguyện đóng các khoản phí hỗ trợ???
Tuy sở GD-ĐT TP.HCM
đã có công văn gửi đến các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố
lưu ý tuyệt đối nghiêm cấm việc lạm thu ở các trường học, nhưng theo tìm hiểu
của PV, nhiều trường vẫn lách để làm khó PHHS. Chị Huỳnh Thanh T., PH của một
học sinh học lóp 2 trường B.T.2 (quận Bình Tân) cho biết: “Chúng tôi đã phải
bỏ ra hơn 700.000 đồng để mua sách mà không được biết lý do, vì có nhiều sách
tôi nghĩ không cần thiết, ví như sách Anh văn phải mua đến 3 bộ, số tiền là
465.000 đông, bìa lót vở thì có giá 33.000 đồng. Đó chỉ mới là sách thôi chứ
vào năm học còn bao nhiêu thứ phải đóng. Thử nghĩ nếu nhà có hai đứa con đi
học thì số tiền ấy được nhân đôi, chúng tôi lấy tiền đâu mà đóng”.
Nhiều trường học ở
các quận, huyện vùng ven thành phố còn bắt buộc phụ huynh phải mua đúng loại
sách, vở theo quy định của trường. Có nhiều phụ huynh lỡ mua trước loại vở
không đúng đều bị bắt phải mua lại. Đáng nói hơn, một số trường còn có những
giáo viên mồi chài học sinh học thêm. Anh Nguyễn Văn V., PHHS lớp 4 trường
tiểu học A.H. (quận Gò Vấp) cho biết: “Mới vào đầu năm cô giáo chủ nhiệm đã
phát cho cả lớp tờ đơn đăng ký học thêm. Tôi thấy không cần thiết nên không
cho con đăng ký. Khi hỏi ra những phụ huynh khác mới biết rất nhiều người đã
đăng ký cho con đi học vì ngại giáo viên để ý rồi làm khó.
Ngoài ra, nhiều PHHS
còn phản ánh về tình trạng ra thông báo mập mờ của một số trường. Chị Lê Thị
L., PHHS trường THCS T.S. (quận Gò Vấp) cho biết: “Khi vào học, con tôi được
xếp lịch học cả ngày, tôi cứ nghĩ như vậy là học buổi chiều cũng là chính. Ai
ngờ khoảng một tuần sau thì nhà trường thông báo học buổi chiều là học thêm
và phát loa đăng ký học thêm cho học sinh. Như vậy, chẳng khác nào đưa phụ
huynh vào thế khó vì tâm lý mọi người đều không muốn mất lòng nhà trường”.
Cần phải mạnh
tay xử lý “lạm thu”
Một điều dễ nhận thấy
các khoản thu núp bóng tự nguyện thực tế đã diễn ra nhiều năm ở nhiều trường
học trên địa bàn cả nước. Các sở ban ngành chức năng đều biết tuy nhiên các
biện pháp xử lý nạn lạm thu các khoản đóng góp đầu năm học không đủ mạnh nên
phần lớn PH rơi vào tâm trạng: Đóng thì ấm ức, không đóng thì lo.
Theo tìm hiểu của PV,
nhằm giám sát việc thu phí đầu năm học nhiều sở GD-ĐT trên cả nước đã quy
định bất kỳ hình thức ép buộc hay bình quân hóa đóng góp đối với PHHS đều là
vi phạm pháp luật. Quá trình quản lý và sử dụng các khoản thu phải quán triệt
nguyên tắc tự nguyện, đúng mục đích, dân chủ, công khai, minh bạch, đồng thời
cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục công khai các khoản thu để cha mẹ HS biết.
Cũng liên quan đến
việc quản lý thu các loại phí đầu năm học, một vị cán bộ trong ngành GD tại
Hà Nội cho biết đàu năm học này, sở GD&ĐT TP sẽ thành lập nhiều đoàn kiểm
tra tình hình thu chi đầu năm học; sẽ mạnh tay với những trường thu phí sai
quy định. Vị này cũng đề nghị khi phát hiện dấu hiệu sai phạm trong việc thu
chi học phí cũng như khoản phí khác, PHHS hãy gọi trực tiếp vào số điện thoại
đăng trên website của sở để phản ánh, sở sẽ vào cuộc xử lý ngay lập tức.
Quy định là vậy nhưng
theo chia sẻ của một PH là hội trưởng hội cha mẹ HS tại trường THCS Đ.Đ. (Cầu
Giấy, Hà Nội); Trên thực tế dù văn bản chỉ đạo của Sở đã được quán triệt
nhưng tình trạng "lạm thu" vẫn diễn ra phổ biến. Để tránh bị thanh
tra "sờ gáy", các trường đã "linh hoạt" bằng cách chỉ...
"truyền miệng": Cô giáo chủ nhiệm sẽ thông báo với ban PH, ban PH
bàn bạc và nộp tiền.
Thực tế cho thấy việc
thu các khoản phí đầu năm học luôn là bài toán khó làm thỏa mãn cả PH lẫn BGH
nhà trường, vẫn biết một số khoản thu để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh
trong điều kiện ngân sách Nhà,nước không đủ để đáp ứng cũng là một cách “chia
sẻ” giữa gia đình và nhà trường nhưng phải làm sao để không có chuyện bỏ túi
riêng hay tự nguyện kiểu bắt buộc là việc quá khó!
(Theo Đời sống & Pháp
luật) Văn Hậu- Hoàng Minh
|
Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét