Xăng nhập chưa đến 9.000 đồng/lít, bán giá
gấp đôi
Cập nhật lúc 14:29
Với giá dầu thô thế giới tụt xuống còn 40 USD/thùng,
giá xăng A92 nhập từ Singapore chỉ còn khoảng 62,76 USD/thùng, chưa đầy 9.000
đồng/lít.
Doanh nghiệp tiếp tục lãi
Sau
khi giá xăng trong nước giảm gần 800 đồng/lít hôm 19.8, giá dầu thế giới tiếp
tục lao dốc xuống còn 40 USD/thùng.
Kết
thúc phiên giao dịch hôm qua, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 1,8 USD (giảm
4,3%) xuống 40,7 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 3.2009. Giá dầu Brent giảm
1,65 USD (giảm 3,4%) xuống 47,16 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 1 năm nay.
Thay đổi biển báo giá tại cây xăng Cầu Giấy, Hà Nội chiều 19.8.
Ảnh: Đàm Duy
Với
giá dầu giảm mạnh, hiện giá xăng A92 nhập từ
Chuyên
gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, giá dầu thế giới đã giảm rất mạnh nhưng
giá xăng dầu trong nước lại giảm quá ít. Theo ông Long, từ lâu các chuyên gia
đã kiến nghị các cơ quan chức năng khi giá dầu giảm mạnh thì không nên thực
hiện trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu để lấy số tiền trích quỹ đó giảm vào giá
bán xăng dầu cho người dân được lợi. Tuy nhiên, với những điều hành giá xăng
dầu hiện nay, Quỹ bình ổn giá luôn được trích lập đầy đủ 300 đồng/lít bằng
tiền của người dân.
“Lẽ
ra, giá xăng hôm 19.8 đã có thể giảm thêm ít nhất là 300 đồng/lít, nhưng do
số tiền này được trích vào Quỹ nên người tiêu dùng đã không được hưởng giá
thấp. Với thực tế điều hành giá xăng dầu như hiện nay, các cơ quan quản lý
Nhà nước đang làm một việc hết sức phi lý là sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu
để tránh… giảm giá mạnh cho người tiêu dùng” - ông Long nhấn mạnh.
Cơ
quan quản lý muốn “nắm hầu bao”
Trao
đổi với báo chí, TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính
(Học viện Tài chính) cũng nêu rằng, Quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ hiệu quả khi
thị trường lên xuống một cách nhịp nhàng trong chu kỳ ngắn và có thể dự báo
được. Còn nếu thị trường diễn biến theo một chiều lên hoặc xuống trong thời
gian dài và mức độ tăng, giảm lớn thì dùng bình ổn rất khó để giữ được sự
bình ổn của thị trường. Mà bản chất thị trường là mang tính chất đầu cơ; khi
lên thì rất nhanh - mạnh, xuống thì “không phanh”. Quỹ bình ổn chỉ làm chậm
tiến trình điều chỉnh giá lại. Cho nên xét về mặt logic kinh tế thì quỹ nếu
sử dụng trong trường hợp thị trường diễn biến theo một chiều trong nhiều
tháng là không hợp lý.
“Như
hiện nay, nếu giá xăng cứ tiếp tục đà giảm thì trích quỹ như vậy gây “hiệu
quả ngược”. Nó dẫn đến tình huống người tiêu dùng bức xúc vì thấy, sao cứ
trích quỹ nhiều và mãi như thế mà không được giảm giá nhiều” - ông Độ nói.
Chuyên
gia kinh tế Ngô Trí Long nêu thực tế, cho đến nay cơ quan quản lý vẫn muốn
tồn tại Quỹ bình ổn giá xăng dầu là để “nắm hầu bao” và chủ động trong việc
quản lý, điều hành giá xăng dầu với doanh nghiệp. Với doanh nghiệp, tất
nhiên, lúc giá xăng dầu giảm mạnh theo một chiều như hiện nay họ sẽ không có
phản ứng gì với việc việc trích lập quỹ, bởi ít nhất họ sẽ không phải giảm
giá cho người tiêu dùng số tiền 300 đồng trích vào quỹ này. Chỉ có người tiêu
dùng là chịu thiệt vì 300 đồng này là tiền của mình mà vẫn buộc phải “gửi”
doanh nghiệp để bình ổn khi… giá giảm.
Trong
bối cảnh giá xăng dầu giảm mạnh như hiện nay, ông Long cho rằng, “việc xem
xét bãi bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu đặt ra càng cấp thiết cả do tính hình thức
nửa vời, phi thị trường, thiếu hiệu năng và dễ bị lạm dụng trong cơ chế hình
thành và quy trình vận hành của nó”.
Chuyên
gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng nêu quan điểm: "Quỹ này trong thực tế
là quỹ phân tán, sử dụng theo kiểu quyết toán nên tồn tại nhiều bất cập, gây
mất lòng tin với người tiêu dùng". Theo ông Phong, người tiêu dùng cho
đến nay vẫn không nắm được cách thức, nguyên tắc sử dụng quỹ vốn đang rất tù
mù này. “Họ không đủ kiên nhẫn để thấy quỹ này cứ trích lập để cho giá của
mình không được giảm phù hợp với diễn biến của giá thế giới” - ông Phong nói.
Ông
Phong cho rằng, về bản chất, quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của người dân đóng
vào để “lúc giá xăng thấp thì họ phải mua với giá cao và khi giá cao thì được
hạ xuống một tí nhưng sau đó lại bắt người dân nộp tiền bù vào qua giá xăng”.
“Theo tôi, đã đến lúc phải bỏ quỹ bình ổn xăng dầu vì
không có tác dụng gì nhiều. Chưa kể nó còn làm nhiễu thị trường” - PGS.TS
Nguyễn Minh Phong bày tỏ.
Trước đó, ngày 19.8 giá xăng dầu trong nước đã được
điều chỉnh giảm: Xăng RON 92 được giảm 768 đồng/lít; xăng E5 giảm 768 đồng/lít;
dầu diesel 0.05S giảm 441 đồng/lít; dầu hỏa giảm 703 đồng/lít; dầu mazut
180CST 3.5S giảm 736 đồng/kg.
Theo
Bộ Công Thương, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày kể
từ 4.8 đến hết ngày 18.8 đối với xăng RON 92 là 65,694 USD/thùng; dầu diesel
0.05S là 58,484 USD/thùng; dầu hỏa là 58,364 USD/thùng; dầu mazut 180CST 3.5S
là 264,926 USD/tấn.
(Theo Dân Việt) Mai Hương
|
Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét