78 trang web lừa
trúng thưởng
Cập
nhật lúc
08:01
Danh sách được Phòng Cảnh sát phòng chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao (PC50 - Công an TP.Hà Nội) công bố hôm qua, nhằm
kêu gọi các nạn nhân đến cơ quan trình báo, phục vụ công tác điều tra.
Theo thượng tá Hà Thị Hằng, Phó trưởng PC50,
qua công tác nắm tình hình, PC50 phát hiện một nhóm người sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số để thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, nhóm người này đã tạo lập hàng chục website mạo
danh cá nhân, đại diện đơn vị cung cấp dịch vụ mạng xã hội Facebook, Zalo...,
sau đó nhắn tin với nội dung thông báo chương trình trúng thưởng (xe máy SH,
Liberty cùng 100 triệu đồng tiền mặt...) đến các nạn nhân, hướng dẫn các nạn
nhân truy cập vào các website mà chúng tạo lập. Sau đó, các nhóm lừa đảo sẽ
yêu cầu khai báo thông tin cá nhân của “người trúng thưởng” để chiếm đoạt,
đồng thời yêu cầu gửi tiền (thường thông qua việc mua thẻ điện thoại) từ 1,5
- 10 triệu đồng/trường hợp để làm thủ tục trúng thưởng... Với thủ đoạn như
trên, đã có hàng trăm người trên cả nước bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo tìm hiểu của PV Thanh
Niên, thủ đoạn tạo
lập website rồi nhắn tin qua mạng xã hội như Facebook, Zalo... nhằm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản không còn là mới. Mới đây, ngày 12.8, Cơ quan Cảnh sát
điều tra Công an tỉnh Hải Dương khởi tố bị can đối với Lê Chí Thiện và Văn
Phú Hoàng (đều 22 tuổi, ngụ thị trấn Nam Phước, H.Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam)
để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại trụ sở công an, Thiện
và Hoàng khai trước khi bị bắt đã dùng trang web: quavnn.com, tenmien.com để
nhắn tin trúng thưởng giả đến các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội của bất
kỳ ai. Khi các chủ tài khoản liên lạc lại bằng điện thoại, Thiện và Hoàng yêu
cầu họ nộp tiền để nhận quà, bằng cách mua thẻ cào điện thoại rồi nộp vào tài
khoản. Thiện và Hoàng cũng khai đã chiếm đoạt của nhiều người với số tiền lên
tới hơn 200 triệu đồng.
Trao đổi với PV Thanh
Niên, một cán bộ C50 (Bộ Công an) cho biết thường những kẻ chủ
mưu lừa đảo qua mạng đều ở nước ngoài và thuê một số nhân viên trong nước
nhắn tin, gọi điện thoại hướng dẫn bị hại. “Kẻ xấu còn hack tài khoản của một
số người để lấy thông tin cá nhân, sau đó lập số điện thoại ảo của cơ quan
chức năng rồi gọi cho bị hại. Khi gọi điện, chúng sẽ tung tin là tài khoản cá
nhân không an toàn và xưng danh là công an, đề nghị cung cấp mật khẩu. Khi
nạn nhân cung cấp mật khẩu, chúng sẽ lập tức rút sạch tiền”, cán bộ này nói.
(Theo
Thanh niên) Hà An - Thái Sơn
|
Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét