Tuyển sinh đại học: Thí sinh vỡ trận, thầy Văn Như Cương bức
xúc
Cập nhật lúc 13:51
Sáng đỗ chiều thành trượt, thí sinh bật
khóc. Điểm cao nhưng thí sinh vẫn vỡ trận vì cách tuyển sinh đại học năm nay
Áp lực như sàn chứng khoán
Ngày 20-8, Hội trường Trường ĐH Kinh tế TP HCM chật ních thí sinh
(TS) và phụ huynh với vẻ mặt mệt mỏi theo dõi điểm chuẩn tạm thời. Tại nhiều
trường ĐH khác, dòng chảy nộp - rút hồ sơ quyết liệt đến giờ chót. Đó là ghi
nhận của báo Người Lao Động.
Chị Nguyễn Thanh Thủy cùng con gái lặn lội từ Đà Nẵng vào Tp.HCM
vài ngày nay để “canh điểm” Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM. Hai mẹ con thủ sẵn 3 hồ
sơ đăng ký xét tuyển vào 3 trường để phòng khi điểm chuẩn tăng quá mức dự
kiến hiện tại 23,5. Đến 10 giờ 15 phút, Phó trưởng Phòng Quản lý Đào tạo -
Công tác sinh viên, ThS Nguyễn Văn Đương, thông báo đã có 50 TS trên 24 điểm
nộp hồ sơ, đẩy những TS được 23,25 điểm (với môn toán dưới 7) vào tình thế
không còn an toàn. Vừa nghe tin, cả hội trường ồ lên, nhiều phụ huynh, TS vội
vã đến bàn rút hồ sơ. Trong ngày cuối cùng nhận hồ sơ xét nguyện vọng (NV) 1,
cứ mỗi giờ, Trường ĐH Kinh tế lại công bố điểm chuẩn tạm thời một lần. Nhiều
TS có mức điểm cách biệt khá an toàn cũng rút lui vì “không chịu nổi áp lực”.
Tại Trường ĐH Tài
chính - Marketing, tỉ lệ TS nộp/rút hồ sơ tính đến 15 giờ là 300/400 với phổ
điểm nộp vào từ 22,5 trở lên. Đây chủ yếu là những TS “không an toàn” ở các
trường ĐH: Kinh tế TP HCM, Ngân hàng TP HCM và ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP
HCM). Theo ThS Nguyễn Thái Châu, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ
doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính - Marketing, chính số TS điểm cao mà vẫn rớt
tại các trường kể trên khiến những TS từ 21,25 điểm trở xuống gặp “nguy
hiểm”.
Đại diện nhiều trường
ĐH cho biết không riêng gì TS, phụ huynh, ngay cả những người làm công tác
tuyển sinh nhiều khi cũng “đứng tim”. Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM,
ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng Phòng Công tác học sinh - sinh viên, cho hay tính
đến trưa 20-8, số lượng hồ sơ nộp vào và thay đổi NV khoảng 300, rút ra
khoảng 500. Nhà trường dự đoán số lượng hồ sơ nộp qua đường bưu điện sẽ rất
ít, không gây nhiều biến động trong công tác tuyển sinh.
Thí sinh vỡ trận
Theo báo PL
TP.HCM, tại Trường ĐH Ngoại thương Cơ sở II ở TP.HCM, những thí sinh có
điểm cao “ngất ngưởng” cũng bị “vỡ trận” khỏi cuộc đua vào trường. Hàng trăm
thí sinh có điểm 25-26 thấp thỏm rút hồ sơ. Thí sinh Nguyễn Duy Quốc có điểm
bình quân 8,6 điểm/môn không giấu được buồn bã: “Nỗ lực học tập của em dồn
vào kỳ thi này với tâm nguyện vào Trường ĐH Ngoại thương nhưng tình cảnh này
không thể thành hiện thực. Em bị đánh bật khi mặt bằng điểm xét tuyển của
trường từ 26 điểm trở lên”. Quốc cho biết rút hồ sơ xong sẽ chạy thẳng sang
đăng ký vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM do nơi này vẫn còn nhiều cơ hội.
Tại Trường ĐH Kinh tế
TP.HCM, với tâm trạng khá căng thẳng, anh Lâm - một phụ huynh cho biết con
anh được 24 điểm nhưng 20 ngày qua chỉ “ngắm nghía”, không nộp vào trường nào
vì sợ mất thời gian, công sức đi lại. Đến ba ngày cuối, cha con anh quyết
định rời Lâm Đồng về túc trực tại Trường ĐH Kinh tế để canh điểm từng ngày,
đến ngày cuối thấy hồ sơ nộp vào điểm sàn 24 anh mới mạnh dạn giục con nộp.
“Cả đêm hôm qua hai cha con thao thức sợ điểm đẩy lên cao sẽ mất
cơ hội vào ngành kinh tế, vì vậy tôi đi sớm để theo dõi số thí sinh đến nộp
điểm cao nhiều không rồi mới tính chuyện nộp hồ sơ vào. Nay nộp rồi nhưng vẫn
thấy hồi hộp vì lỡ đến chiều điểm tiếp tục nhảy vọt nữa thì không kịp trở
tay” - anh Lâm phân trần.
Thày Văn Như Cương bức xúc
Với những thông tin “nháo nhào” những giờ cuối của đợt xét tuyển
cũng được Nhà giáo Văn Như Cương phải thốt lên rằng “loạn xì ngậu”, nguyên
nhân được ông ví công đoạn này giống như từ A đến Z.
Trên trang giaoduc.net thầy Cương cho rằng, để đào tạo được một cử nhân, các trường Đại học phải làm nhiều công đoạn khác nhau: A, B, C, …, X, Y, Z. Công đoạn đầu tiên là tuyển sinh (A), và công đoạn cuối cùng là cấp bằng tốt nghiệp (Z)…Nhưng các trường chỉ được làm B,C, D,…, X, Y,Z, còn A phải để Bộ GD&ĐT làm… Để đào tạo được một Tú tài, các Sở GD&ĐT phải làm nhiều công đoạn khác nhau: A, B, C, …, X, Y, Z. Công đoạn đầu tiên là tuyển sinh vào lớp 1 (A), và công đoạn cuối cùng là cấp bằng tốt nghiệp phổ thông (Z). Nhưng các sở chỉ được phép làm A,B, C, …, X, Y, còn Z thì phải đế Bộ GD&ĐT làm… Theo thầy Cương thế mới nảy sinh nhiều vấn đề như hiện tại.
(Theo Một thế Giới) Phong Vũ tổng hợp
|
Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét