Tăng lương, “loạn cấp phó”,
tham nhũng và “chiếc lồng đẹp”
Cập nhật lúc 07:15
Đã 3 năm nay,
cứ vào khoảng tháng 8, Hội đồng lương Quốc gia lại nhóm họp bàn một việc quan
trọng, liên quan đến hàng triệu người lao đông cả nước, đó là điều chỉnh mức
lương tối thiểu nhằm đạt tới chỉ tiêu người lao động sống được bằng lương.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đây cũng là năm
thứ ba, Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp với sự tham gia của ba bên: Đại diện
cho người lao động, chủ sử dụng lao động và Chính phủ.
Cũng giống như
hai năm trước đây, mức tăng lương được các bên đưa ra luôn khác nhau và năm
nay cũng vậy, tuy độ chênh lệch có ít hơn năm ngoái.
Nếu năm 2014,
mức tăng lương do Phòng Công nghiệp & Thương mại Việt Nam (VCCI), nơi bảo
vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, tức là chủ sử dụng lao động đưa ra là 11%
thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ quan đại diện bảo vệ quyền lợi của
người lao động là 26%. Ti lệ chênh lệch tới 15% và cuối cùng, con số Chính
phủ quyết mức lương tăng là 15%.
Nên so với năm
nay, con số phía VCCI đưa ra là 10%, phía TLĐLD VN đưa ra là 16% thì sự chênh
lệch không cao.
Lý giải về đề
xuất tăng 10%, vẫn với lập luận cũ, VCCI tập trung về khía cạnh những khó
khăn, thách thức của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, sự tồn tại, cạnh
tranh, phát triển và dự đoán tình hình kinh tế năm 2016 có thể sẽ vẫn rất khó
khăn. Nếu mức tăng lương tối thiểu cao thì các doanh nghiệp sẽ siết chặt việc
mở rộng kinh doanh, tuyển dụng nhân sự…
Quan điểm của
đại diện người lao động là Tổng LĐLĐVN cho rằng mức tăng lương như vậy là quá
thấp bởi mức lương hiện nay chưa đảm bảo mức sống tối thiểu. Vậy làm sao để đến
năm 2018, tiền lương có thể đạt được 100% như chỉ tiêu đề ra?
Do chưa thống
nhất được độ chênh lệch 6% nên đại diện Tổng LĐLĐ VN xin dừng cuộc họp. Đây
là lần họp thứ 2 chưa đi đến kết quả, Hội đồng sẽ họp lại vào ngày 3/9.
Về sự chênh
lệch giữa đề xuất của hai bên, có lẽ cũng không khó lý giải bởi đây là qui
luật tất yếu. Người lao động của bất cứ thời nào, ở đâu cũng muốn được tăng
lương và ông chủ của bất cứ thể chế nào cũng muốn lợi nhuận thu về cho mình
cao nhất.
Song, bài toán
Win &Win ở đây có lẽ chưa phải làm thế nào để cả hai cùng có lợi mà là
làm thế nào để cả hai cùng chấp nhận được. Chỉ có một chiếc bánh nhỏ, ai cũng
đòi phần to là không hợp lý.
Công bằng mà
nói, năm nay điều mà người lao động canh cánh lo âu là lương tăng ít nhưng
giá tăng nhiều đã không có tín hiệu xuất hiện. Đó là điều đáng mừng bởi lương
tăng một mà giá tăng hai thì thà đừng tăng còn hơn.
Song, mối lo
lại nằm ở khí cạnh khác. Đó là tình trạng loạn phí nhất là phí giao thông và
các loại thuế phí trong nông nghiệp. Vụ quả trứng gánh 14 loại phí chỉ là một
trong những dẫn chứng tiêu biểu.
Thực ra, còn
một nguồn thu “khổng lồ” nữa, đó là từ tham nhũng, lãng phí.
Đối với tham
nhũng, nếu giảm bớt được chỉ ½ số vụ đồng thời thu hồi tài sản sau tham nhũng
chỉ cần khoảng 50-60% thì mức tăng 6% mà hai bên tranh cãi trở nên quá nhỏ bé.
Chỉ một vụ tham
nhũng trị giá 500 tỉ đồng của Phạm Thanh bình đã đủ nuôi sống hàng vạn lao
động trong các khu công nghiệp nhiều năm trời. (Gần đây, ĐB Lê
Hoặc giả bớt đi
30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về, có cũng được mà không cũng được”
như lời Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay “dẹp” được “hội chứng loạn cấp
phó” mà đại biểu Trần Du Lịch đã nghẹn ngào thốt lên “Không dân nào đóng thuế
nuôi nổi bộ máy này” thì việc tăng lương cho người lao động càng trở nên đơn
giản.
Chống tham
nhũng, lãng phí để tăng lương, đó là một mũi tên trúng hai, ba đích.
(Theo
Dân trí) Bùi Hoàng Tám
|
Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét