“TƯ DUY THU PHÍ” ĐÃ CHẠM TIẾN QUÂN CA
Cập
nhật lúc
07:00
Tiến quân ca khi trở thành Quốc ca là đã trở thành tinh thần dân tộc, không thể xem đó là một loại hàng hóa để tính toán thu phí. Làm như vậy mất đi ý nghĩa thiêng liêng của Quốc ca.
Đó là một trong những ý kiến của các luật
sư (LS) liên quan tới việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam
(VCPMC) yêu cầu thu phí tác quyền bài Tiến quân ca của cố nhạc sĩ Văn Cao. Theo đó,
việc sử dụng Tiến quân ca trong một chương trình biểu diễn dù
sử dụng tác quyền với mục đích thương mại cũng phải xem xét nhiều yếu tố mới
quyết định được có thu phí hay không.
Thu phí là trái với tâm nguyện cố nhạc
sĩ Văn Cao và vợ
Bài hát Tiến quân ca đã trở thành Quốc ca của Việt
Trao đổi với Thanh Niên Online, LS Nguyễn Thị Nhân
Hậu (Đoàn LS TP.HCM), Tổng giám đốc Công ty Sở hữu trí tuệ S&O tại Việt
Nam cho rằng việc thu tiền bản quyền phải xác định rõ: thu để làm gì, thu cho
ai, bảo vệ quyền lợi cho ai, có mục đích cá nhân hay không, nếu sử dụng vào
bất kỳ mục đích nào cho cá nhân, tổ chức nào cũng đều không đúng quy định
pháp luật.
Việc đề xuất trả tiền bản quyền là không hợp lý
bởi theo quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ, các trường hợp sử dụng tác
phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
bao gồm: Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận
hoặc minh họa trong tác phẩm; trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả
để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh,
truyền hình, phim tài liệu; biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn
nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không
thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào...
“Khi luật đã quy định rõ như thế thì dù sử dụng
tác phẩm Tiến quân ca vào mục đích thương mại, cũng phải
xem xét nhiều yếu tố khác mới có thể thu phí như: tính chất thương mại như
thế nào trong khi bài hát đã mang tính chất của công chúng, toàn Đảng, toàn
dân; ý nguyện của cố nhạc sĩ Văn Cao, mong muốn của gia đình cố nhạc sĩ có
muốn thu phí hay không; thu tiền vào mục đích gì vì bài hát của công chúng
thì không thể thu tiền cho cá nhân hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân?”, LS
Hậu phân tích.
Cũng theo LS Hậu, bà Nghiêm Thúy Băng, vợ cố
nhạc sĩ Văn Cao đã có đơn hiến tặng tác phẩm này cho công chúng, Đảng, Quốc
hội, Nhà nước. Trong đơn nêu rõ: “Quốc ca không của riêng cố nhạc sĩ nên tôi
xin hiến tặng Nhà nước, Quốc hội. Đây không đơn thuần là một ca khúc âm nhạc
nên gia đình chúng tôi không thể trao tặng Bộ VH-TT-DL mà chúng tôi muốn trao
tặng cho Quốc hội. Vì Quốc hội đã là cơ quan chính thức chọn Tiến
quân ca thành Quốc
ca Việt
Ngoài ra, tác phẩm Tiến
quân ca là tác phẩm
của công chúng và được Nhà nước, công chúng thừa nhận, do đó việc thu phí là
không hợp lý. Quốc ca là tinh thần dân tộc không thể xem đó là một loại hàng
hóa để tính toán thu phí trong từng chương trình là bao nhiêu, làm như vậy
mất đi ý nghĩa thiêng liêng của Quốc ca.
LS Nguyễn Văn Bun (thuộc Đoàn LS TP.HCM) cũng
cho rằng trong Khoản 3, Điều 13 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Việt Nam
2013 quy định, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời
của bài Tiến quân ca. Khi Hiến pháp đã quy định
cụ thể như vậy thì không thể thu bản quyền, bởi vì bản nhạc đã trở thành tác
phẩm chung của toàn dân tộc, tác phẩm được xem là tài sản của quốc gia.
(Theo Thanh niên) Ngọc Lê
|
Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét