Chưa hết ‘ám
quẻ’, cổ phiếu ngân hàng gặp nạn tin đồn
Cập nhật lúc 08:12
Sự xuống giá của cổ phiếu ngân hàng (NH)
trong vài năm qua đã khiến cho thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng. Đã thế, cổ
phiếu NH lại luôn gặp nạn với những tin đồn thất thiệt. Quá trình tái cấu
trúc đang diễn ra dồn dập nhưng chưa biết tới bao giờ cổ phiếu NH sẽ lấy lại
vị thế “cổ phiếu vua” sôi động một thời.
Thời kỳ u ám chưa dứt
Cuối giờ sáng 18/8, cổ phiếu EIB của Ngân hàng thương mại
cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) tiếp tục chứng kiến thêm một phiên giảm sàn
với hàng triệu cổ phiếu được bán tháo trong khoảng giá này.
Chỉ trong vòng 3 phiên qua, cổ phiếu của một trong những
NH nổi danh trên TTCK đã giảm tổng cộng suýt soát 15%. Đây là một tỷ lệ giảm
rất lớn đối với bất kỳ cổ phiếu nào, đặc biệt là đối với cổ phiếu ngành NH.
Nhiều cổ phiếu NH khác cũng đã có thời điểm giảm giá khá
mạnh trong buổi sáng 18/8, bao gồm: Sacombank (STB), Quân đội (MBB), Đầu tư
Phát triển BIDV (BID)… Trong phiên liền trước, EIB cũng đã giảm sàn với dư
bán lớn. CTG của VietinBank cũng giảm sàn xuống còn 19.300 đồng/cp. Các cổ
phiếu lớn như VCB của Vietcombank, BID, MBB… đều giảm mạnh.
Sự suy giảm bất ngờ của nhóm cổ phiếu NH đã khiến chỉ số
chứng khoán VN-Index hôm 17/8 giảm phiên thứ 5 liên tiếp, mất tổng cộng 41,38
điểm (-6,7%) từ mức 614,53 điểm xuống còn 573,15 điểm.
Theo Công ty chứng khoán (CTCK) VPBS, TTCK giảm mạnh trong
phiên giao dịch 17/8 sau khi xuất hiện tin đồn Eximbank có thể bị đưa vào
diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Cũng theo CTCK này,
trong Đại hội cổ đông bất thường sắp tới, NHNN sẽ thông qua cổ phần sở của
Vietcombank tại Eximbank và có thể cử đại diện của NHNN vào điều hành và quản
lý.
CTCK HSC cũng cho rằng, TTCK giảm mạnh trong bối cảnh có
nhiều dấu hiệu cho thấy NHNN sẽ có thêm hành động kiểm soát các NH yếu kém.
Cuối tuần qua, DongABank đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Tất nhiên,
bên cạnh đó còn là các động xấu từ câu chuyện đồng NDT Trung Quốc và tỷ giá,
tốc độ nới room chậm…
Khẳng định trên báo chí, một lãnh đạo NHNN khẳng định cơ
quan này không công bố kiểm soát đặc biệt đối với EIB và ông Lê Hùng Dũng,
Chủ tịch HĐQT Eximbank, không bị bắt như tin đồn trên TTCK. Và khẳng định
tương tự cũng được đưa ra quanh thông tin thất thiệt về ông Trần Phương Bình.
Liên quan đến tin đồn, cổ phiếu NH và TTCK đã từng bị ảnh
hưởng với thông tin ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch BIDV bị bắt, rồi sau đó là
nhiều tin đồn thất thiệt khác về ông Đặng Văn Thành, Trầm Bê và cả mới đây là
ông Trần Phương Bình…
Mặc dù vậy, TTCK đã giảm điểm. Nhiều NĐT đã mất tiền giống
như nhiều lần sóng gió đến với cổ phiếu ngành NH thời gian qua. Trong vài năm
gần đây, cổ đông nắm giữ cổ phiếu NH chịu khá nhiều thiệt thòi do giá cổ
phiếu đi xuống sau mỗi biến động.
Khi nào trở lại thời hoàng kim?
Cách đây 7-8 năm, cổ phiếu NH thực sự hấp dẫn giới đầu tư.
Cổ phiếu VCB của Vietcombank từng được đấu giá thành công ở mức giá trung
bình trên 100.000 đồng/cp. Cổ phiếu CTG cũng được đấu giá ở mức thấp hơn
nhưng từng được các chuyên gia đánh giá ở mức “8 chấm”.
Trước đó, nhiều cổ phiếu NH cũng từng làm mưa làm gió trên
các sàn chứng khoán như STB và ACB. Trên thị trường tự do, các cổ phiếu được
giao dịch ở mức rất cao. Không ít NĐT mua cổ phiếu OceanBank ở mức giá 40.000
đồng/cp vẫn được cho là mua hời…
Sự sôi động của các “cổ phiếu vua” đã góp phần không nhỏ
giúp chứng khoán tăng dữ dội và đỉnh điểm là VN-Index lên trên 1.170 điểm vào
đầu năm 2007.
Tuy nhiên, cơn sốt chứng khoán nói chung và cổ phiếu NH
nói riêng đã dần tan biến. Năm 2008, giới đầu tư chứng kiến các cổ phiếu NH
đổ dốc nhanh chóng. Cổ phiếu VCB chỉ trong nửa đầu năm 2008 đã rớt từ gần
55.000 đồng/cp về dưới 15.000 đồng/cp. Chưa đầy nửa đầu năm 2008, VN-Index
chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất, tới hơn 60%, từ mức 921,1 điểm xuống
366 điểm vào ngày 20/6/2008.
Cổ phiếu NH và TTCK hồi phục trong nửa đầu năm 2009 nhờ
một gói kích thích kinh tế. Tuy nhiên, TTCK trong một thời gian dài từ 2011
cho đến nay vẫn loay hoay chưa thoát ra khỏi cái khung 500-600 điểm.
Cuối năm 2011, NHNN trình Thủ tướng đề án cấu trúc hệ
thống các NH thương mại. Đây cũng là thời điểm bắt đầu cho một quá trình
thanh lọc những NH yếu kém. Hàng loạt các con số về nợ xấu dần dần lộ diện.
Bắt đầu từ 2012, đại diện NHNN, hàng loạt NH yếu kém phải
sáp nhật, hợp nhất như: Ficombank- TinNghiaBank-SCB, Habubank-SHB… và gần đây
nhất là 3 NH Xây dựng, OceanBank và PGBank đã được mua lại với giá 0 đồng.
Nhiều dàn lãnh đạo NH cũng được thay thế, bắt giam
Đây là khoảng thời gian thực sự khó khăn đối với các cổ
đông NH. Và tất nhiên, trong giai đoạn tái cấu trúc 2011-2014,
Đầu năm 2015, nhóm cổ phiếu NH đã tăng khá mạnh trở lại,
dẫn dắt TTCK tăng điểm khá ngoạn mục. Mặc dù vậy, gần đây cứ khoảng 1-2 tháng
lại có một NH bị đưa ra xem xét. Diễn biến này khiến không ít người lo ngại
bất ổn vẫn còn đang kéo dài. Quá trình tái cấu trúc được cho là mới bắt đầu
bước vào giai đoạn 2.
Trên thực tế, hàng loạt các cảnh báo hay quyết định đưa
vào diện kiểm soát gần đây cho thấy sự quyết liệt của NHNN. Đây là những tín
hiệu tích cực. Dù vậy, nó cũng cho thấy, quá trình tái cấu trúc vẫn còn gian
nan và chưa biết tới bao giờ cổ phiếu ngân hàng sẽ lấy lại vị thế “cổ phiếu
vua” sôi động một thời.
(Theo Vef.vn) M.Hà
|
Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét