Vì sao chưa giảm
giá xăng, dầu trong nước?
Cập nhật lúc 08:47
Cây xăng trên đường Nguyễn Lương Bằng HN. Ảnh: KỲ
ANH
Hôm nay đã là ngày thứ 16 kể từ ngày
giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm gần nhất. Theo quy định của Nghị định 83
về kinh doanh xăng, dầu, thời gian giữa hai lần điều chỉnh giảm giá xăng, dầu
liên tiếp tối đa là 15 ngày.
Trong
bối cảnh giá xăng, dầu thế giới tiếp tục giảm sâu thì việc chậm giảm giá
xăng, dầu trong nước sẽ khiến người tiêu dùng chịu thiệt, trong khi các doanh
nghiệp xăng, dầu được lợi.
Giá
dầu thế giới tiếp tục giảm sâu
Diễn
biến trên các thị trường quốc tế cuối tuần qua cho thấy, giá dầu mỏ tiếp tục
giảm mạnh. Tại thị trường New York (Mỹ), phiên giao dịch 18.12, giá dầu thô
WTI giao tháng 1.2015 giảm xuống còn 54,11USD/thùng, mức thấp nhất kể từ
tháng 5.2009. Trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 2.2015 cũng giảm
1,91USD xuống còn 59,27USD/thùng. Còn trong phiên giao dịch ngày 17.12 giá
xăng RON92 tại
Giá
xăng dầu thế giới giảm với mức nêu trên, có thể tính được ngay mức giá cơ sở
kinh doanh xăng dầu đang thấp hơn giá bán lẻ hiện hành khoảng 1.300 đồng/lít
đối với xăng và 1.000 đồng/lít đối với dầu, trong lúc giá bán lẻ trên thị
trường suốt 16 ngày qua không thay đổi. Điều này cho thấy các doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu đang lãi từ 1.000 - 1.300 đồng/lít xăng, dầu. Khoản lãi
này chưa kể tới số lợi nhuận định mức 300 đồng/lít cho doanh nghiệp đã được
tính sẵn trong giá bán xăng. Hiện xăng RON 92 đang được bán với giá 19.939
đồng/lít, dầu diesel là 18.413 đồng/lít, dầu hỏa là 18.971 đồng/lít và dầu
madut là 14.827 đồng/kg.
Giảm
giá hay tăng thuế?
Trong
lúc này nhiều câu hỏi được đặt ra, với mức chênh lệch giá nêu trên, chỉ chậm
1 ngày giảm giá là doanh nghiệp sẽ thu về tiền tỉ. TS Ngô Trí Long - chuyên
gia kinh tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài
chính - cho biết, chậm 1 ngày giảm giá thì các doanh nghiệp lãi 38 tỉ đồng
(tính trung bình cả nước tiêu thụ 38.000 lít xăng/ngày).
Trong
khi đó, theo Nghị định 83 thì “khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá
cơ sở giảm so với giá cơ sở liền kề trước đó, tối đa là 15 ngày, doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu đầu mối phải giảm giá bán lẻ tối thiểu tương ứng giá cơ
sở; không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa hai lần giảm và số lần giảm
giá. Như vậy, là theo quy định thì các doanh nghiệp đầu mối đã không tuân
thủ, thời gian giữa 2 lần giảm đều ở mức tối đa, không giảm không được, số
lần giảm giá, vì thế cũng gần như cố định, ông Long nói.
Trong
khi đó, barem biểu thuế suất đối với thuế nhập khẩu xăng dầu vẫn cho phép Bộ
Tài chính còn biên độ để tăng thuế. Lần giảm giá xăng dầu gần đây nhất
(6.12), ngày 4.12, Bộ Tài chính đã quyết định điều chỉnh thuế suất đối với
các mặt hàng xăng dầu. Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu xăng tăng từ 18% lên
27% (tăng 9%), dầu diesel tăng từ 14% lên 23% (tăng 9%), dầu hỏa tăng từ 16%
lên 26% (tăng 10%), dầu madut tăng từ 15% lên 24% (tăng 9%). Trong khi thuế
suất tối đa mặt hàng xăng là 40%.
Nhiều
chuyên gia kinh tế cho rằng, dù điều hành giá xăng dầu thời gian qua đã tích
cực hơn trong bối cảnh thị trường dầu thế giới liên tục hạ nhiệt, song vẫn
chưa tương xứng với giá thế giới và kỳ vọng của người tiêu dùng. Giá vận tải
và nhiều hàng hoá tiêu dùng thiết yếu trong nước chưa thực sự giảm sâu có
nguyên nhân từ giá xăng dầu vẫn giảm chưa tiệm cận giá thế giới?
Theo
một nguồn tin đáng tin cậy thuộc Bộ Công Thương cho biết, do ngày thứ 15 tính
theo Nghị định 83 rơi vào chủ nhật là ngày nghỉ, nên bộ chưa nhận được thông
báo của các doanh nghiệp về việc điều chỉnh giá xăng dầu lần này.
|
Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét