Sữa, xăng, điện: Đằng sau bình yên của 'vùng nhạy cảm'
Cập nhật lúc 09:01
2014 là một năm dễ chịu của
giá cả. Đồng loạt các mặt hàng nhạy cảm như sữa, điện, xăng dầu đều hạ nhiệt
và được kiểm soát tốt. Lạm phát dưới 3%, thấp nhất trong 10 năm qua là kết
thúc đẹp của kinh tế năm nay.
Áp giá trần mạnh tay
Nhiều mặt hàng,
dịch vụ đã hoàn toàn theo thị trường, lâu nay tự do nhảy múa đã bị áp trần
hoặc kiểm soát chặt trong năm 2014. Gần đây nhất là giá vé máy bay, giá trần bị
buộc giảm 15% theo giá xăng dầu, giá cước vận tải giảm 2-33% sau các cuộc
kiểm soát của liên ngành tài chính - giao thông.
Đầu tiên là câu
chuyện áp trần phải là giá sữa cho trẻ em.
Ngay từ tháng 2, giá sữa đã gây bức xúc
lớn trong dư luận khi 4 ông lớn là Vinamilk, Mead Johnson, Nestle, Friesland
Campina đều đồng loạt tăng giá từ 5-10%.
Càng bức xúc hơn khi cơ quan quản lý
chuyên ngành - Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính - dường như chậm trễ trong theo
dõi xử lý. estle tăng giá tới 10 ngày mà Cục này không hay biết và chỉ gửi
văn bản chờ doanh nghiệp giải trình rồi là yên.
Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Nguyễn Thiện Nhân đã phải đặt dấu hỏi, liệu ở đây có dấu hiệu liên kết làm
giá, vi phạm Luật Cạnh tranh hay không?
Thủ tướng đã phải "lên tiếng"
can thiệp, yêu cầu các Bộ kiểm tra xử lý. Kết quả, cả 5 doanh nghiệp sữa lớn
nhất Việt Nam đều có vi phạm và dù bằng mặt không bằng lòng, các “ông lớn”
này phải nhún mình tuân thủ giá trần từ tháng 6.
Giá trần là biện pháp cứng rắn nhất từ
trước tới nay đối với thị trường sữa. Trước đó, ngay cả Bộ Công Thương cũng
không tin khả năng áp trần này có thể thành công, vì các biến số đầu vào của
sữa quá phức tạp.
Quyết định này đã bảo vệ quyền lợi cho
cho hàng triệu trẻ em và bà mẹ. Mức giảm giá khoảng từ 50.000-70.000
đồng/hộp, tỷ lệ giảm từ 14-22% so với trước. Đến nay, đã có hơn 500 mặt hàng
sữa đăng ký giá trần.
Tuy nhiên, thách thức phía trước của
các cơ quan quản lý ngành sữa vẫn còn rất lớn khi thời hiệu giá trần chỉ còn
6 tháng nữa là kết thúc.
Xăng dầu xuống thấp nhất trong 5 năm
Mặt hàng gây bất ngờ nhất, nằm ngoài
mọi dự báo cho tất cả các nhà hoạch định chính sách là giá xăng dầu. Giá dầu
thô đã giảm mạnh trong 3 tháng cuối năm.
Dầu thô giao dịch trên các sàn của Hoa
Kỳ và Anh đều đã có lúc xuống dưới 60 USD/thùng, giảm tới 30% so với đỉnh cao
giữa năm nay. Trên thị trường
Lãnh Bộ Tài chính ước tính, giảm 1
USD/thùng dầu thô thì ngân sách giảm thu 1.000 tỷ đồng.
Thế nhưng, với các doanh nghiệp sản
xuất và người tiêu dùng, giảm giá luôn là điều tốt lành được mong đợi nhất.Có
thể thấy một bức tranh tương phản rõ rệt giữa nửa đầu năm và nửa cuối năm của
mặt hàng này.
Từ ngày 7/8 trở về trước, giá xăng bán
lẻ luôn dao động từ 24.000-25.000 đồng/lít.
Đỉnh
cao nhất giá xăng dầu trong nước là mức giá vọt lên tới 25.640 đồng/lít xăng
vào ngày 28/7. Sau đó, giá xăng từng bước hạ nhiệt, có lúc chỉ giảm 200 đồng
nhưng càng về cuối năm càng giảm mạnh. Kỷ lục nhất của đợt giảm là ngày 23/12 mới đây,
mức giảm rất sâu tới 2.050 đồng/lít.
Người dân đang được hưởng mức giá xăng
dầu chỉ bằng thời kỳ tháng 7-8/2008.
Sau đợt giảm giá lần thứ 13 liên tiếp,
nếu so với giá đỉnh cao hồi tháng 7, tổng mức giảm của xăng đã là 7.760
đồng/lít, dầu diezen là 5.830 đồng/lít, dầu hoả giảm tới 5.550 đồng/lít và
dầu madut đã giảm tổng cộng 5.560 đồng/kg.
Bình yên giá điện
Giá điện năm nay bình yên - điều hoàn
toàn khác biệt so với 7 năm trước. Kể từ 2007, khi ngành điện bắt đầu thực
hiện lộ trình thị trường hoá theo Quyết định 26 của Thủ tướng ban hành năm
2006, năm nào giá điện cũng tăng.
Trong 7 năm, giá điện tăng 9 lần, riêng
năm 2011 và 2012, giá điện tăng hai lần/năm. Tổng mức tăng giá điện là 79% so
với năm 2007, với mức tăng kỷ lục vào ngày 1/3/2011.
Tính đến 23/12 năm nay, giá điện bình
quân theo phê duyệt của Bộ Công Thương là 1.509 đồng/kWh và dự kiến, giá điện
thực hiện được của EVN là gần 1.550 đồng/kWh, cao hơn 41 đồng. Mức giá này đã
được xác lập từ 1/8 năm ngoái, cách đây 16 tháng.
Tuy nhiên, bình yên của giá điện cũng
chỉ là tạm thời. Một lộ trình đã định sẵn thì khó thay đổi việc tăng giá.
Theo Quyết định 69 của Thủ tướng: tới năm 2015, giá điện được phép kịch trần
lên 1.835 đồng/kWh, tịnh tiến thêm 21,6% so với hiện nay.
Vì thế, nếu không phải trong năm 2014
thì giá điện năm 2015 cũng nghiễm nhiên được phép tăng hai lần, mỗi lần
khoảng 10% và cách nhau 6 tháng.
Vì thế, thông tin có thể tăng giá điện
năm 2015 vừa được hé lộ mới đây khiến người dân ít nhiều bức xúc.Có thể có 3
phương án và cao nhất là mức tăng 9,5%. Nếu được duyệt, giá điện bình quân
mới sẽ hơn 1.652 đồng/kWh, tăng 146,34 đồng/kWh so với hiện nay.
Lạm phát thấp nhất 10 năm
Đúng như dự báo
của nhiều chuyên gia kinh tế, lạm phát năm 2014 đã thấp chỉ dưới 3%. Trong khi đó,
GDP vẫn đảm bảo và còn vượt mục tiêu đề ra với con số khoảng trên 5,9%. Lạm
phát năm nay sẽ thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại.
Phải nói rằng, giá sữa, xăng dầu, cước
vận tải... đã nhanh chóng tan biến theo cơn hạ nhiệt bất ngờ của thế giới,
nhưng trong đó, phần lớn là nhờ có bàn tay điều phối của Nhà nước. Kể từ khi
Luật Giá được ban hành và có hiệu lực, các công cụ kiểm soát giá cả thị
trường bắt đầu phát huy tác dụng.
Hiện nay, ngoài thị trường từ chợ cóc
cho đến siêu thị, giá cả rau quả, thực phẩm tươi sống, hàng tiêu dùng khác
chưa hẳn đã thuận chiều theo giá xăng. Nhưng không thể phủ nhận rằng, giá thị
trường 2014 dễ chịu hơn rất nhiều so với mọi năm. Điều này báo hiệu cho một
cái Tết không phải nặng nề bình ổn giá như nhiều năm.
Dự báo năm 2015, mặt bằng giá có nhiều
tín hiệu tích cực hơn và lần đầu tiên sau nhiều năm, Chính phủ đặt mục tiêu
tăng lạm phát, với mức kiểm soát 5%.
(Theo Vef.vn) Phạm Huyền
|
Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét