EU loay hoay như gà mắc tóc trong cuộc đối đầu Nga-Mỹ
Cập nhật lúc 07:39
(Quan
hệ quốc tế) - Ngoại trưởng Nga cảnh báo EU sẽ tiếp tục mắc sai lầm
khi nghe theo Mỹ để gia tăng các biện pháp trừng phạt lên kinh tế Nga.
Nga nói
thẳng
Ngày
25/12/2014, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có cuộc phỏng vấn với tờ báo
Kommersant về vấn đề những lệnh trừng phạt có thể được gia tăng vào kinh tế
Nga trong năm mới 2015.
Trong
cuộc phỏng vấn này, ông Lavrov đã nêu lại một lời nói của Phó Tổng thống Mỹ
Joe Biden tại một trường đại học ở Mỹ rằng "Cứ nói thẳng, không
phải ngần ngại." Và Ngoại trưởng Nga nói thẳng: Người Mỹ đang tạo sức ép
để buộc EU phải trừng phạt Nga.
"Nhiều
quốc gia châu Âu thậm chí tỏ ra dè dặt ngay từ lần trừng phạt đầu tiên. Tuy
nhiên, sự thật không thể giấu diếm rằng người Mỹ đứng sau toàn bộ hoạt động
trừng phạt mà EU chống lại Nga." - Ông Sergei Lavrov tuyên bố.
Ngoại
trưởng Nga không đưa ra dự đoán về khả năng EU sẽ trừng phạt Nga hay không
trong năm 2015, chỉ có điều ông khẳng định nước Nga đã, đang và sẽ đứng vững
trên đôi chân của mình.
Ngoại
trưởng Nga lý giải: "Nếu như nước Mỹ trông chờ vào EU để các biện pháp
trừng phạt Nga có hiệu quả thì họ đã sai lầm. Nga có thể vực dậy nền kinh tế
bằng những mối quan hệ mà chúng tôi có, đặc biệt là sự hợp tác với phương
Đông, Mỹ Latinh, châu Phi. Những sự hợp tác này hoàn toàn có thể giúp Nga
khôi phục kinh tế một cách nhanh chóng."
Ngoại
trưởng Nga cũng tin tưởng rằng EU sẽ gặp thêm nhiều vấn đề rất đáng lo khi họ
theo chân Mỹ và gia tăng trừng phạt với Nga. Ông Lavrov chỉ ra EU không phải
một quốc gia thống nhất, đây là tổ chức của nhiều nước thành viên hợp thành,
và mỗi thành viên trong đó có những đặc điểm kinh tế riêng biệt.
Vị
trí địa lý, cơ cấu nền kinh tế khiến cho nhiều thành viên trong đó gắn chặt
lợi ích vào nền kinh tế Nga. Có thể thấy rằng chỉ một vấn đề đồng ruble mất
giá cũng khiến cho nhiều nước châu Âu gặp phải hệ lụy không nhỏ. Điều này lý
giải vì sao khi EU tuyên bố sẽ trừng phạt Nga vào tháng 6/2014, đã có rất
nhiều quốc gia thành viên phân vân.
Chỉ
riêng kế hoạch trừng phạt hồi tháng Sáu đã khiến EU có những rạn nứt nội bộ,
và nếu tiếp tục theo sức ép của Mỹ để trừng phạt Nga, vết nứt sẽ ngày càng
lớn khi lợi ích kinh tế của các thành viên bị đụng chạm.
Sergei
Lavrov đã phân tích đúng vào điểm yếu mà Mỹ hay EU lo ngại. Bản thân Tổng
thống Mỹ Barack Obama đã từng phải kêu gọi rằng sự đoàn kết giữa EU và Mỹ là
vũ khí hiệu quả nhất mà nước Nga e ngại.
Theo
những gì Ngoại trưởng Sergei Lavrov phân tích, và những gì Tổng thống Mỹ đã
thừa nhận, có thể thấy rằng, những thiệt hại mà EU phải gánh chịu chính là
nguyên nhân để xuất hiện vết nứt trong nội bộ EU và trong lòng tin châu Âu -
Mỹ.
EU
tiến thoái lưỡng nan
Ông
Sergei Lavrov đã chỉ thẳng vấn đề trong mối quan hệ địa chính trị, kinh tế
trên thế giới. Hiện tại Nga không có đồng minh quân sự như khối NATO của Mỹ,
nhưng họ có những đồng minh kinh tế mà trong đó, Trung Quốc nổi lên như cứu
cánh của những thị trường khát tiền mặt.
Mối
quan hệ giữa Nga-Trung Quốc đang dừng ở vị trí đôi bên cùng có lợi. Cả hai
cường quốc này đều mâu thuẫn với Mỹ, và hai quốc gia đều sở hữu những thứ mà
bên kia muốn, Trung Quốc có tiền, Nga có vũ khí, năng lượng, địa vị quốc tế...
Ngoài
ra, trong đường lối ngoại giao của Nga đang xuất hiện một khái niệm mới mang
tên "cào bằng quan hệ". Nó cho phép Nga hợp tác với tất cả các nước
dựa trên việc đôi bên cùng có lợi, nhưng được định hướng theo cách Nga sẽ là
người làm chủ cục diện.
Đồng
thời, Nga khéo léo khai thác những mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại của
Mỹ để mang lợi cho mình. Ví dụ như lợi dụng vào sự bất mãn của một số quốc
gia Mỹ Latinh như
Nga
cho thấy họ đang có những bước đi chủ động nhằm cân bằng vị thế với Mỹ và
đồng minh. Trong khi đó, EU thực sự đang rất chênh vênh giữa hai dòng nước.
Hội
nghị thượng đỉnh mùa Đông kết thúc hôm 19/12/2014 vừa rồi đã cho thấy EU phải
thông qua một quỹ tài chính nhằm kích thích sự phát triển của nền kinh tế
liên minh này, trong bối cảnh vài năm trở lại đây, sự tăng trưởng của EU gần
bằng con số 0.
Tiếp
đến, EU thừa nhận họ chỉ còn hơn 15 tỷ euro để đối phó những bất ổn của năm
2015, trong khi Ukraine cần gần đúng số tiền đó để tái thiết đất nước và cứu
quốc gia này khỏi cảnh phá sản. Và tất nhiên, EU đã từ chối cứu trợ kinh tế
Thảm
cảnh của EU dù không được công bố rộng rãi như tình cảnh của kinh tế Nga hiện
tại, nhưng phải nhìn nhận khách quan rằng EU cũng đang gặp khó với sự suy
thoái của chính mình.
Thêm
trừng phạt với nước Nga, đồng nghĩa với thêm thiệt hại, và không bao giờ các
quốc gia thành viên của châu Âu chấp nhận. Điều này cho thấy tiến lên theo
đuổi trừng phạt Nga, họ gặp thiệt hại về lợi ích kinh tế. Nhưng lùi lại và
duy trì những biện pháp trừng phạt hiện tại, thì sức ép của Mỹ đang ngày càng
siết ở đằng sau.
Tiến
lên mắc núi, trở lại mắc sông, EU đang phân vân với vai trò con át chủ bài
trong cuộc đối đầu Nga - Mỹ và họ thực sự không thoải mái với vai trò này.
(Theo
Đất Việt) Đỗ Minh Tú
|
Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét