Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Tình tiết mới vụ MH17: Nga nêu hàng loạt nghi vấn khó chối cãi

Cập nhật lúc 08:29

(Quan hệ quốc tế) - Ủy ban Điều tra Nga đã thu thập được những lời khai hết sức quan trọng từ nhân chứng người Ukraine và quyết truy đến cùng thủ phạm bắn hạ MH17.

Truyền thống Nga đưa ra chứng cơ quan trọng trong vụ MH17
Kể từ khi chuyến bay mang số hiệu MH17 bị bắn rơi đến nay, đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra ví dụ như MH17 bị Su-25 bắn nhầm do âm mưu ám sát Tổng thống Nga Putin, MH17 bị tên lửa phòng không S-125 hay Buk của quân đội Ukraine bắn hạ hoặc quân ly khai dùng tên lửa Buk của Nga bắn rơi…. Tuy nhiên chưa bên nào đưa ra được bằng chứng xác thực.
Trước đó, vào hồi tháng 7, Trung tướng Không quân Nga Andrey Kartopolov tuyên bố, các hệ thống radar Nga đã phát hiện một chiến đấu cơ Su-25 của Ukraine bay gần máy bay MH17 của Malaysia với khoảng cách 3 km đến 5km vào sát thời điểm xảy ra thảm họa.
Ngày 22-12 vừa qua, tờ Komsomolskaya Pravda của Nga công bố nắm trong tay những thông tin rất quan trọng về việc công dân Ukraine cáo buộc một chiến đấu cơ Su-25 của Kiev bắn hạ chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines ở khu vực Donetsk - miền đông nước này.
Nhân chứng giấu tên mang biệt danh “Alexander” nói với tờ Komsomolskaya Pravda rằng, các máy bay chiến đấu của Ukraine thường xuyên cất cánh từ Dnepropetrovsk để đánh phá các khu vực thuộc quyền kiểm soát của phe ly khai nhưng trong đó chỉ có một vài máy bay được trang bị tên lửa không đối không, bao gồm cả Su-25.
Nhân chứng cho biết, trong số 8 máy bay có mặt ở đó, chỉ có hai máy bay được trang bị tên lửa không đối không. Các máy bay đã quần thảo khu vực đó cả buổi sáng hôm 17-7. Vào buổi trưa, trước khi MH17 gặp nạn, 3 máy bay chiến đấu đã xuất kích (“Alexander” không nhớ chính xác thời gian), 1 trong 3 chiếc này được trang bị tên lửa là chiếc Su-25.
Sau khi chiếc Su-25 trở về, tất cả vũ khí của nó đã biến mất, khi phi công ra khỏi chiếc máy bay, nhân chứng mô tả là nhìn anh ta “rất lo lắng”. Những lời đầu tiên của phi công khi đó là: “Nhầm máy bay rồi, nó có mặt ở đó không đúng nơi và đúng lúc” (ám chỉ chiếc Boeing 777/MH17).
Những cáo buộc trên của nhân chứng mang biệt danh “Alexander” có liên quan đến Voloshin - nguyên là phi công thuộc căn cứ Nikolaev, được thuyên chuyển tới Dnepropetrovsk tham gia hoạt động “chống khủng bố” của Kiev ở miền đông Ukraine.


Su-25 Ukraine đã trở thành nghi can lớn nhất trong vụ MH17
Trong khi KP chưa thể ngay lập tức kiểm chứng những thông tin của nhân chứng trên thì ngay sau khi bài báo được đăng tải, các độc giả Ukraine đã nhanh chóng tìm ra viên phi công mà nhân chứng “Alexander” nhắc trong bài là đại úy Vladislav Voloshin.
Anh này đã từng được khen thưởng bởi các thành tích trong chiến dịch chống khủng bố ở miền đông Ukraine và được coi là một trong số những phi công lão luyện của không lực Ukraine.
Ủy ban điều tra Nga vào cuộc
Với những lời khai của nhân chứng Ukraine mới đây, luận điểm được nhiều người cho là hợp lý nhất là máy bay cường kích Su-25 của Ukraine đã bắn rơi MH17, đã có thêm những bằng chứng rất quan trọng và khách quan để trở thành đầu mối điều tra trọng yếu của Nga. Ngay sau đó, Ủy ban điều tra quốc gia Nga đã vào cuộc.
“Các nhà điều tra đã nói chuyện với Tổng Biên tập và các nhà báo của tờ Komsomolskaya Pravda (KP), đồng thởi thu thập những chi tiết liên lạc của công dân Ukraine giấu tên, mang biệt danh “Alexander” được đăng tải trong bài báo.
Người phát ngôn của Ủy ban Điều tra Nga, ông Vladimir Markin nói, các nhân chứng người Ukraine đã được phỏng vấn trong một phần của cuộc điều tra của Nga về việc sử dụng vũ khí và những phương tiện chiến tranh bị cấm ở Ukraine. Các thông tin mà nhân chứng này chia sẻ sẽ được ủy ban kiểm tra kỹ lưỡng.
Theo thông tin mới nhất, Ủy ban Điều tra quốc gia Nga (TFR) đã nhận được những bằng chứng về việc máy bay quân sự Ukraine liên quan đến vụ rơi máy bay Boeing 777 thuộc chuyến bay MH17 của Malaysia - RIA Novosti dẫn nguồn TFR cho biết.
Các nhà điều tra của TFR đã gặp quân nhân Ukraine, người khẳng định đã tự nguyện rời khỏi đơn vị quân đội và chuyển vào lãnh thổ Liên bang Nga. Quân nhân này nói với các nhà điều tra về những ngày cuối cùng phục vụ tại một trong các đơn vị thuộc lực lượng không quân UkraineDnepropetrovsk.


Đã có những thông tin xác thực về viên phi công đã bắn hạ MH17
Nhân chứng xác nhận đã phục vụ tại chính sân bay đó và theo lời khai của người này, anh ta đã tận mắt thấy trước khi cất cánh máy bay Voloshin được gắn tên lửa loại "không đối không" R-60 mà trong hoàn cảnh bình thường không được trang bị cho Su-25.
Anh ta đặc biệt nhớ chi tiết này bởi vì lực lượng ly khai không có không quân nên máy bay chiến đấu của Ukraine hầu như không bao giờ lắp tên lửa không đối không.
"Các dữ kiện và thông tin mà nhân chứng cho biết là rất rõ ràng, không nhầm lẫn nên đã thuyết phục các nhà điều tra rằng lời khai của anh ta là sự thật, và những nghiên cứu về nói dối cũng khẳng định lời khai là sự thật," - phát ngôn viên TFR Vladimir Markin cho biết.
Trước đó, tướng Kartopolov cũng cho biết rằng, sự hiện diện của máy bay quân sự Ukraine gần máy bay chở khách của Malaysia có thể được xác nhận bởi các video mà trung tâm giám sát Rostov ghi lại được, cùng với những số liệu mà lực lượng radar và trinh sát kỹ thuật của Nga phát hiện.
Những câu hỏi không lời đáp
Máy bay của hãng hàng không Malaysia ngày 17-7 thực hiện chuyến bay từ Amsterdam về Kuala Lumpur, hành lang vận tải quốc tế đi qua không phận Ukraine. Bỗng nhiên, chiếc Boeing điều chỉnh chỉ số đường bay, đi sâu vào khu vực chiến sự tích cực và giảm độ cao và bị bắn rơi xuống lãnh thổ do dân quân tự vệ Donbass kiểm soát.
Tại sao tổ lái xê dịch tuyến bay? Kết quả giải mã các thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay được bàn giao cho Anh có thể giải đáp câu hỏi này. Các ghi âm đàm thoại của nhân viên không lưu điều hành hoạt động bay trên bầu trời Ukraine trong ngày cũng sẽ góp phần làm rõ tình huống. Rồi bản thân các nhân viên không lưu Ukraine cũng có thể giúp làm sáng tỏ nguyên nhân của thảm kịch.
Tuy nhiên, toàn bộ dữ liệu đã bị bưng bít. Tại sao nội dung các cuộc trao đổi với nhân viên không lưu bị giữ kín? Tại sao kết quả giải mã dữ liệu "hộp đen" không được công bố? Chủ đề MH17 vắng mặt trên các bản tin truyền thông của phương Tây và cũng không được đưa ra thảo luận tại cuộc họp của các tổ chức quốc tế. 


Nga cũng đã từng chất vấn Ukraine 10 vấn đề trong vụ MH17 bị bắn rơi
Komsomolskaya Pravda đặt ra nghi vấn là tại sao Trung tá Dmitro Yakatsuts thuộc Lữ đoàn 299 - Không quân Ukraine - người lái một trong số những chiếc máy bay Su-25 theo sát chiếc MH17 đã ngay lập tức được “đi nghỉ” ở Dubai ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ngay sau khi thảm họa xảy ra?
Còn kiểm soát viên hàng không Anna Petrenko làm việc tại Trung tâm kiểm soát không lưu Dnepropetrovsk - người chịu trách nhiệm đối với chuyến bay của Malaysia Airlines vào thời điểm xảy ra thảm họa, cũng biến mất và sau đó cũng bị phát hiện thấy đang có mặt ở ở Dubai - một sự trùng hợp có ngẫu nhiên?
Nga cũng đã từng chất vấn Ukraine 10 vấn đề trong vụ MH17 bị bắn hạ nhưng không hề nhận được câu trả lời. Thân nhân các nạn nhân cũng như dư luận các nước bị ảnh hưởng thì im lặng và kiên nhẫn chờ đợi đến một lúc nào đó sẽ có người “hạ cố” chia sẻ với họ thông tin về thủ phạm đã giết chết 298 người.
Người Malaysia cho rằng, điều ngược đời là Ukraine đang là một đối tượng nghi vấn thì lại nghiễm nhiên trở thành “người điều tra” kiêm “kẻ phán xét”, còn các chuyên gia của họ - nước sở hữu chiếc Boeing bị bắn rơi và nhiều hành khách bị nạn là người Malaysia - lại không được mời vào thành phần nhóm chuyên gia điều tra quốc tế.
Điều này cho thấy sự mập mờ và có ý đồ che dấu thông tin trong quá trình điều tra được coi là “không công bằng và vô tư”.
Và “kẻ bị hại” Malaysia chỉ có việc ngồi chờ phán xét của phương Tây mà không biết là nó có bao nhiêu phần trăm sự thật, còn “kẻ tội đồ” là Nga và lực lượng ly khai Donetsk thì nghiễm nhiên phải nhận cái thòng lọng do phương Tây chụp vào cổ.
Những khuất tất trong quá trình điều tra vụ MH17 bị bắn rơi
Sự quyết liệt của Nga trong việc tìm ra thủ phạm đã bắn hạ chuyến bay xấu số của Malaysia trái ngược với động thái hết sức khó hiểu của Hà Lan, khi trong mới gần đây, Hà Lan đã không chấp thuận để phía cơ quan Liên Hợp Quốc nắm giữ vai trò chỉ đạo trong cuộc điều tra thảm kịch MH17.


Thân nhân của hành khách trên chuyến bay MH17 vẫn chưa được biết kết quả điều tra
Vào ngày 5-12, hãng thông tấn Reuters đưa tin, một công ty luật đại diện cho 20 thân nhân hành khách MH17 tới từ Bỉ, Đức, Hà Lan và Mỹ đã gửi thư ủy nhiệm của thân nhân hành khách kiến nghị Liên Hợp Quốc “cử một phái đoàn đặc biệt để đảm nhiệm vụ điều tra này”.
Tuy nhiên, phía Hà Lan đã từ chối bằng những lời lẽ “hết sức tế nhị”. “Trong cuộc điều tra của Ủy ban An toàn Giao thông Hà Lan, ngoài Hà Lan còn có những chuyên gia từ những quốc gia khác”, quan chức cao cấp thuộc Bộ Tư pháp Hà Lan, ông Dick School viết trong thư hồi đáp công ty luật trên.
Các thân nhân này cáo buộc Hà Lan “hoàn toàn phá hoại” cuộc điều tra. Họ còn đưa ra luận cứ rằng, các chuyên gia Hà Lan đã không thể tiếp cận hiện trường vụ tai nạn ở miền đông Ukraine, nơi chiến trường chứng kiến cuộc xung đột nội bộ giữa quân đội và phe ly khai thân Nga.
Bức thư còn nêu rằng, các thanh tra viên Hà Lan không đáp ứng được những yêu cầu quốc tế trong việc bảo vệ các chứng cứ cũng như khó lòng hình thành khung pháp lý để truy tố những người có trách nhiệm. Hơn nữa, họ còn ủy thác cho lực lượng an ninh Ukraine thu thập chứng cứ, điều này là không khách quan.
Những mảnh vỡ của máy bay phải được cất giữ cẩn mật và sau đó lắp ghép lại đúng mô hình máy bay để xác định cách nó bị phá hủy trên không như thế nào. Và thêm nữa là tất cả các bằng chứng khác phải tập trung ở nơi khác và được bảo vệ nghiêm ngặt để tránh tình trạng phá hủy hoặc tráo đổi chứng cứ.
Chuyên gia Sergey Melnichenko, thành viên Quỹ quốc tế An toàn bay cho rằng, việc các chuyên gia quốc tế không đến điều tra hiện trường mà ủy thác thu thập chứng cứ cho một bên hiện cũng đang là nghi can của vụ án (Ukraine) là hành động vi phạm tất cả các quy tắc điều tra của bất cứ vụ án nào, không riêng là của cuộc điều tra MH17.
Các chuyên gia Malaysia cũng đã từng đề nghị Nga tiến hành một cuộc điều tra độc lập nhưng bất thành, họ cũng định mở cuộc điều tra riêng. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng không thành bởi Kuala Lampur biết sẽ chả tìm được gì trong mớ “đồ đồng nát” đó (chỉ các mảnh xác MH17 do an ninh Ukraine thu gom và bị chuyên gia Hà Lan bỏ lại).
(Theo Đất Việt) Thiên Nam

Xem ra vì động cơ chính trị Hà Lan không muốn mang lại công bằng cho những nạn nhân-công dân của chính họ.
Thương Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét