Phải ép doanh nghiệp vận tải giảm giá cước
Cập nhật lúc 08:53
Theo các
chuyên gia vận tải, mức giảm giá cước vận tải chưa thực sự tương xứng với
nhịp giảm giá xăng
Theo
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong cơ cấu giá thành vận tải thì chi phí
nhiên liệu chiếm khoảng 25%-35% (xe chạy xăng) và 35%-45% (xe chạy dầu).
Giảm
cho có!
Ông
Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, nhận xét nếu cố định các chi phí
đầu vào khác và chỉ tính riêng tác động giảm giá của nhiên liệu thì mức giảm
giá hiện nay của các hãng vận tải là tương đối hợp lý.
Giá xăng giảm nhưng
niềm vui người tiêu dùng chưa trọn vẹn. Trong ảnh: Một điểm bán xăng tại TP
HCM Ảnh: Tấn Thạnh
Thực
tế tại Hà Nội, trong tháng 11 có 20 doanh nghiệp (DN) vận tải thuộc Bến xe
Giáp Bát giảm giá cước từ 6%-16%; 30 DN thuộc Bến xe Mỹ Đình giảm cước trung
bình 7%. Tại TP Hải Phòng, Công ty Vận tải hành khách Đất Cảng từ đầu tháng
12 đã giảm giá 6%-7%. Dự kiến đầu tuần sau, DN này tiếp tục giảm giá vận tải
khoảng 5% nữa.
Tại
TP HCM, báo cáo của Sở Tài chính cho thấy ngày 17-11, nhiều DN taxi kê khai
giảm giá cước từ 2,7%-9% tùy cự ly vận chuyển; vận tải hành khách tuyến cố
định đã kê khai giảm giá cước với tỉ lệ 2%-11,33%.
Tuy
nhiên theo các chuyên gia vận tải, mức giảm giá cước vận tải chưa thực sự
tương xứng với nhịp giảm giá xăng. Cụ thể, giá xăng RON 92 kể từ thời điểm
bắt đầu chu kỳ giảm giá liên tiếp (ngày 28-7) niêm yết ở mức 25.310 đồng/lít.
Đến nay sau 12 lần giảm giá, xăng RON 92 bán lẻ ra thị trường với giá 17.880
đồng/lít. Như vậy tính chung, giá xăng tại thị trường trong nước đã giảm được
khoảng 29,4%.
Trong
khi đó, theo ông Thân Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam,
chi phí nhiên liệu đối với xe chạy xăng chiếm khoảng 42%-45% tổng chi phí. Do
đó, giá cước vận tải đối với xe phải giảm tương ứng khoảng 12,35%-13,25%. Đối
với mức trung bình giá cước taxi khoảng 12.000 đồng/km thì mức giảm giá ít
nhất phải đạt khoảng 1.500 đồng/km.
Tuy
nhiên, ông Thanh cho biết qua theo dõi thực tế, nhiều DN giảm giá cước vận
tải ở mức rất thấp, chỉ 3%-6%; thậm chí chưa có động thái điều chỉnh cước.
Tại Hà Nội, chỉ mới khoảng 70%-80% DN vận tải giảm giá cước.
Chưa
kể có trường hợp DN áp dụng thủ đoạn để bảo đảm lợi nhuận. Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phản ánh: “Tôi đi taxi Group trước
đây giá mở cửa là 14.000 đồng cho 600 m đầu tiên. Gần đây, hãng tuyên bố giảm
giá còn 12.000 đồng nhưng tính cho 300 m đầu tiên. Như vậy về bản chất thì
giá ở 1 km đầu tăng chứ không giảm. Cụ thể, với 1 km đầu, giá cũ là 20.100
đồng nhưng giá mới là 21.800 đồng”. Theo ông Kiên, cơ quan quản lý giá cần có
biện pháp kiểm soát, với hành vi như vậy có thể rút giấy phép kinh doanh vì
không khác gì lừa đảo.
Chỉ
dừng ở kiểm tra, báo cáo
Theo
ông Nguyễn Anh Tuấn, Bộ Tài chính quản lý chung trong lĩnh vực giá; Bộ Giao
thông Vận tải (GTVT) quản lý chuyên môn về kinh doanh vận tải; UBND tỉnh,
thành phố chịu trách nhiệm quản lý các DN vận tải và giá cước vận tải trên
địa bàn.
Thời
gian qua, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ GTVT chỉ đạo UBND các tỉnh quyết
liệt đối với các cơ quan chức năng, DN vận tải trong việc kê khai giảm giá
cước vận tải. Hiện các địa phương vẫn tiếp tục thanh, kiểm tra, rà soát yêu
cầu DN kê khai giảm giá cước phù hợp với tình hình thị trường và điều kiện
kinh doanh của DN.
Đại
diện Bộ GTVT cho biết giá cước vận tải được quyết định bởi thị trường nên về
nguyên tắc, nhà nước không can thiệp vào giá cước vận tải. Tuy nhiên với chức
năng quản lý, Bộ GTVT đã có những văn bản phối hợp với ngành tài chính, các
địa phương nhằm đôn đốc việc rà soát, kê khai giá nhưng cũng chỉ có thể dừng
ở nhắc nhở, tuyên truyền với DN còn phần định giá là quyền của họ, nếu niêm
yết giá cao thì tự họ sẽ mất khách hàng.
Cần mạnh tay
chế tài
Trước
tình hình giá xăng dầu trên thị trường thế giới và trong nước giảm sâu nhưng
cước vận tải giảm chưa tương xứng, Bộ GTVT từng có ý kiến đề nghị Bộ Tài
chính đưa cước vận tải vào danh mục thuộc diện bình ổn giá và Bộ Tài chính
đang xem xét đề xuất này. Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc này phải
xem xét đến tác động của nó lên đời sống từng thời kỳ cũng như việc quản lý,
rà soát, kê khai giá sẽ phải thực hiện ra sao.
“Có
thể cân nhắc đưa cước vận tải vào diện bình ổn giá. Sau một thời gian, nếu
giá ổn định hơn thì có thể xem xét đưa ra ngoài danh mục” - ông Long đề xuất.
Ngoài
ra, một giải pháp khác nhằm thúc đẩy giảm cước vận tải là phải tạo được môi
trường cạnh tranh thực sự bởi chỉ khi có nhiều đối thủ cạnh tranh với giá rẻ
hơn thì DN mới buộc giảm giá. Cũng theo ông Long, nếu không áp dụng các giải
pháp như đã đề xuất thì bắt buộc cơ quan quản lý nhà nước phải có những chế
tài mạnh tay đối với DN cố tình không giảm giá cước.
Sẽ
xem xét giá hàng bình ổn
Tại
các chợ đầu mối, giá cả hàng hóa về chợ vẫn chưa có dấu hiệu giảm theo giá
xăng. Hầu hết các siêu thị tại TP HCM đều cho biết đang xem xét lại chính
sách giá, trước mắt sẽ đẩy mạnh hoạt động khuyến mãi.
Ban
Vật giá Sở Tài chính TP HCM cho biết giá hàng bình ổn đã được chốt trong thời
điểm từ nay đến Tết Nguyên đán nhưng trước diễn biến mới của giá xăng, sở này
sẽ làm việc lại với các DN để tính toán xem có thể tiếp tục giảm giá hàng
bình ổn hay không.
Th.Nhân
Còn
dòm ngó để cạnh tranh
Tại
TP HCM, ông Thượng Thanh Hải - Phó Giám đốc Bến xe Miền Đông - cho biết tính
từ các đợt giảm giá xăng dầu trước ngày 22-12 đến nay đã có 80/220 DN của bến
xe giảm giá cước. Trong đó có 34 DN do TP HCM quản lý, mức giảm trung bình từ
5%-10%, một vài tuyến giảm sâu hơn 20% nhưng chỉ trong đợt khuyến mãi. Theo
ông Hải, đợt giảm giá xăng mới đây chắc chắn nhiều DN phải giảm thêm giá cước
nhưng ít nhất phải 10-15 ngày, họ mới niêm yết giá mới vì còn dòm ngó để cạnh
tranh nhau. Chưa kể, do Tết Nguyên đến cận kề, khó tránh khỏi việc các DN
chần chừ không muốn giảm giá.
61/130
DN tại Bến xe Miền Tây đã giảm giá cước. Trong đó có 19 đơn vị của TP HCM
giảm từ 5%-10% tùy tuyến. Theo Hiệp hội Taxi TP HCM, giá cước taxi có thể
giảm 500 đồng/km trong thời gian tới, tương đương mức giảm lần trước.
Th.Hồng
SỔ
Không
sòng phẳng!
Ngay
đầu tuần, giá xăng dầu tiếp tục giảm tới 2.050 đồng/lít. Đây là đợt giảm giá
xăng dầu lần thứ 12 liên tiếp và là lần giảm mạnh nhất. Xăng dầu giảm nhanh
nhưng DN vận tải phản ứng khá chậm, nếu không nói là “bình chân như vại”.
Ngành điện lực, sau những đợt tăng giá xăng dầu, đều liên tục đòi tăng giá,
lần này cũng... im re! Cơ quan quản lý nhà nước thì trông chờ vào sự tự giác
của DN hơn là vào cuộc một cách quyết liệt. Một cách ứng xử thiếu sòng phẳng
với thị trường và người tiêu dùng.
Giá
xăng giảm sâu ngoài sự trông đợi nhưng thống kê sơ bộ mới có một số DN kinh
doanh vận tải giảm cước, trong khi cách đây hơn 3 tháng, giá cước vận tải
hàng hóa đã tăng đến 50%. Một số DN, trước sức ép dư luận, cũng chỉ đang
trong giai đoạn... tính toán chi phí, lợi nhuận, báo cáo cấp trên rồi mới có
mức giảm cụ thể sau 15 ngày. Điều ngạc nhiên, với mức giảm nhỏ giọt mang tính
đối phó, đại diện Bộ Tài chính vẫn cho rằng “ tương đối hợp lý”. Trong khi
nhiều DN xuất nhập khẩu cho rằng giá cước vận tải tính đến thời điểm hiện tại
cần giảm từ 15%-20% mới hợp lý và công bằng.
Xăng
dầu luôn là mặt hàng nhạy cảm. Ngay hồi đầu năm, khi giá xăng tăng gần 6%,
dầu tăng từ 1,6%-4,5%, phần lớn các DN vận tải đã yêu cầu điều chỉnh tăng giá
8%-9%. Yếu tố xăng dầu chiếm khoảng 30% giá thành trong hoạt động vận tải và
chi phí vận tải chiếm từ 5%-10% trong chi phí giá thành của nhiều DN. Riêng
ngành dệt may, chi phí nhiên liệu chiếm gần 50% giá thành sản phẩm.
Không lạ khi mỗi lần xăng dầu tăng giá,
hàng loạt các sản phẩm dịch vụ khác cũng đòi tăng theo. Do vậy, có thể nói
giá xăng dầu tác động không nhỏ đến giá tiêu dùng. Nhưng điều lạ là đến nay,
giá cước vận tải vẫn không nằm trong danh mục nhà nước bình ổn giá. Sự bất
cập của luật và sự thiếu nhạy bén của cơ quan quản lý nhà nước tất yếu sẽ dẫn
đến sự thiếu sòng phẳng, sự độc quyền giá của các DN kinh doanh vận tải.
Minh Hà
(Theo
Người LĐ) Phương Nhung - Tô Hà
|
Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét