"Chỉ 20 năm nữa, căn cứ quân sự
Trung Quốc sẽ rải khắp Biển Đông"
(GDVN) - Theo Vuving, Việt Nam có thể cho phép hải quân Ấn
Độ truy cập Cam Ranh và Mỹ truy cập căn cứ Đà Nẵng, 2 trong số các vị trí
chiến lược nhất.
Tờ Inquirer của Philippines ngày 25/12 đưa tin, một học giả
an ninh gốc Hoa toàn cầu đã "lột mặt nạ chiến lược" của Trung Quốc
giành quyền kiểm soát khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng cách theo thang
mở rộng, gặm nhấm dần dần hơn là tiến hành các trận đánh lớn. Tiến sĩ
ALexander L.Vuving, một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu an ninh Châu Á -
Thái Bình Dương tại Honolulu, Hawaii bình luận trên trang Commentators.com.
Tuyên bố chủ quyền (vô lý và phi pháp) của Bắc Kinh ở Biển
Đông dựa trên đường lưỡi bò (đã xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền
tài phán khi) đè lên vùng biển của các quốc gia ven Biển Đông, bao gồm Việt
Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei. Bắc Kinh tuyên bố (cái gọi là)
chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), Scarborough (Philippines), quần đảo Pulau và
Natuna trong vùng biển Indonesia.
Chiến lược gặm nhấm dần Biển Đông, không
đánh lớn
Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là giành quyền kiểm soát
khu vực. Các chiến dịch để đạt mục tiêu này đều dựa trên việc gặm nhấm dần
dần chứ không phải các trận đánh lớn, Vuving đã viết trong một bài bình luận
về chiến lược biến đá thành đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên Biển Đông.
Vuving chuyên nghiên cứu khoa học chính trị, kinh tế, xã hội học và kỹ thuật
điện tử tại đại học Cornell, đại học Johannes Gutenberg và đại học công nghệ
Theo Vuving, chiến thuật ưa thích của Bắc Kinh thường là
"lát cắt xúc xích" và sử dụng thủ đoạn "ngoại giao cây gậy
nhỏ" với các nước láng giềng nhỏ hơn. Ông nhấn mạnh chiến lược này sẽ
đòi hỏi 3 yêu cầu bắt buộc mà mỗi trong số đó sẽ được xây dựng nhằm vào một
đối tượng cụ thể.
Đầu tiên, Bắc Kinh sẽ tránh việc đụng độ có vũ trang càng
nhiều càng tốt. Cuộc đụng độ ở Biển Đông có thể được bắt đầu, nhưng Trung Nam
Hải chỉ khai thác nó trong một tình huống thuận lợi có thể. Thứ hai, Bắc Kinh
sẽ tìm cách chiếm các vị trí chiến lược nhất ở Biển Đông, nếu chưa chiếm được
các vị trí này cần phải được chiếm một cách lén lút nếu có thể, không thì
dùng một cuộc xung đột hạn chế nếu cần thiết. Thứ ba, Trung Quốc sẽ sử dụng
các vị trí này làm trung tâm hậu cần và căn cứ triển khai sức mạnh.
Vuving cho rằng, quan sát lịch sử Trung Quốc tham gia tranh
chấp (thực tế là đánh chiếm, thôn tính) Biển Đông đã được thực hiện gọn gàng
theo những yêu cầu nghiêm ngặt trên.
Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa, một phần
Trường Sa và lựa chọn chiến lược
Vuving dẫn chứng thực tế là trong số rất nhiều lần Bắc Kinh
nỗ lực "cướp tài sản mới trong 6 thập kỷ" chỉ có 2 cuộc xung đột vũ
trang, đó là việc Bắc Kinh cất quân thôn tính nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng
Sa năm 1974 (của Việt Nam). Cuộc thôn tính thứ 2 xảy ra tháng 3 năm 1988,
Trung Quốc cất quân đánh chiếm 6 bãi đá trong quần đảo Trường Sa (của Việt
Nam).
"Điều đáng lưu ý trong 2 cuộc đối đầu này là Trung
Quốc đều cất quân tiến đánh trong thời điểm khoảng trống quyền lực đã mở rộng
trong khu vực. Trận Hoàng Sa, Hoa Kỳ đã rút khỏi khu vực. Trận Gạc Ma, Liên
Xô cũng rút khỏi Đông Nam Á", Vuving lưu ý.
"Trong cả hai sự kiện này, Bắc Kinh cũng rất thích sự
đồng ý của Hoa Kỳ, quốc gia mạnh nhất ở Thái Bình Dương rộng lớn. Kết quả là
các cuộc đụng độ quân sự (thôn tính trên Biển Đông) gây ra hậu quả ngoại giao
rất ít", Vuving bình luận.
Yêu cầu bắt buộc thứ 3 đã được phản ánh rõ trong việc Bắc
Kinh lựa chọn các vị trí chiến lược để thôn tính. Vuving lưu ý, trong cuộc
chiến (thôn tính) ở Trường Sa năm 1988, Trung Quốc đã lựa chọn "chất
lượng thay cho số lượng", chỉ chiếm 6 bãi đá, 5 trong số đó giữ vị trí
chiến lược nhất của quần đảo Trường Sa.
Lựa chọn số một khi Trung Quốc cất quân tiến đánh Trường Sa
là đá Chữ Thập, một trong những vị trí tốt nhất của quần đảo về khả năng cải
tạo đất. 5 bãi đá có vị trí lý tưởng tại cửa ngõ phía Tây quần đảo Trường Sa
và là một trong số ít các vị trí được tiếp xúc nhiều nhất với các tuyến đường
vận tải hàng hải chủ chốt đi qua Biển Đông.
Ngày nay đá Chữ Thập là trọng tâm của hoạt động cải tạo
(bất hợp pháp) không ngừng nghỉ mà Bắc Kinh tiến hành và đã được thể hiện rõ
bằng hỉnh ảnh tuần san quốc phòng IHS Jane công bố tháng trước. Trung Quốc
đang xây dựng 1 đường băng và bãi đỗ máy bay trên diện tích cải tạo đo được
độ dài 3000 mét, rộng 200-300 mét.
Vị trí của đá Chữ Thập không quá xa và cũng không quá gần
các nhóm đảo khác làm giảm tính dễ tổn thương và mở rộng phạm vi ảnh hưởng.
Kết hợp với các căn cứ tại đá Su Bi, Ga Ven, Gạc Ma và Châu Viên, từ đó Trung
Quốc có thể kiểm soát một vùng biển rộng lớn và các tuyến hàng hải quan trọng
vào quần đảo Trường Sa.
Còn đá Vành Khăn phía Đông quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc
lén lút đánh chiếm năm 1994 hoặc tháng 1/1995 lại nằm gần tuyến hàng hải chạy
dọc phía Đông của Biển Đông. Năm 2012 Trung Quốc tiếp tục chiếm quyền kiểm
soát bãi cạn Scarborough, một ngư trường truyền thống của
Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong về
khả năng kiểm soát Biển Đông
Với sự kiểm soát (bất hợp pháp) quần đảo Hoàng Sa,
Scarborough và một số vùng chiến lược trong quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã
chiếm thế thượng phong, thuận lợi hơn bất kỳ bên nào để kiểm soát các tuyến
hàng hải chiến lược. Vuving giải thích, đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa,
đá Chữ Thập, đá Vành Khăn ở Trường Sa cùng vớ Scarborough tạo thành
"chòm sao 4 điểm" với bán kính chỉ 250 hải lý có thể theo dõi toàn
bộ Biển Đông.
Điều này có nghĩa rằng Trung Quốc có thể trở thành chúa tể
ở Biển Đông trong việc cung cấp cơ sở hậu cần cho vô số tàu cá và các tàu
chính phủ, tàu ngầm và máy bay để thống trị bầu trời và mặt biển, một số cơ
sở tạo ra các khu kinh tế và an ninh lớn", Vuving nhấn mạnh.
Đó là cách Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm và biến nó thành
một pháo đài quân sự với ít nhất 1000 quân và "dân thường" đồn trú.
Bắc Kinh đã xây dựng đường băng 2700 mét trên đảo có khả năng chứa 8 hoặc nhiều
máy bay thế hệ 4 như Su-30MKK, máy bay ném bom JH-7 trong khi cầu cảng đảo
Phú Lâm có thể tiếp tàu 5000 tấn trở lên.
Ở Trường Sa, Trung Quốc tiến hành các dự án xây dựng khổng
lồ đế biến các bãi đá họ đã chiếm được thành nhữn hòn đảo. Dẫn nguồn tình báo
Đài Loan, Vuving nhắc lại rằng chính ông Tập Cận Bình đã trực tiếp phê duyệt
kế hoạch biến đá thành đảo (bất hợp pháp) ở Trường Sa, xây dựng căn cứ quân
sự không chỉ ở Chữ Thập mà còn ở Tư Nghĩa, Gạc Ma, Ga Ven và Châu Viên.
Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi Bắc Kinh xây dựng căn cứ
quân sự như sân bay hay cầu cảng nước sâu tại Su Bi, Vành Khăn và
Mặc dù Bắc Kinh vẫn còn một chặng đường dài để đi tiếp,
nhưng không phải không thể tưởng tượng rằng chỉ 20 năm nữa Biển Đông sẽ xuất
hiện rải rác các căn cứ quân sự mạnh mẽ của Trung Quốc, trải dài từ quần đảo
Hoàng Sa ở mé Tây Bắc qua Vành Khăn ở Đông Nam, từ Scarborough ở Đông Bắc đến
Chữ Thập ở Tây Nam.
Giải pháp ngăn chặn Trung Quốc biến Biển
Đông thành ao nhà
Đối mặt với hoạt động gặm nhấm dần Biển Đông, Vuving cho
rằng ASEAN có thể gửi các quan sát viên quốc tế theo dõi việc thực hiện Tuyên
bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông mà khối ký với Trung Quốc năm 2002 để
xác minh các công trình xây dựng, gây áp lực ngoại giao buộc Bắc Kinh ngừng
tay.
Một cách khác để đối phó Trung Quốc theo Vuving, Việt
Cuối cùng, nếu Trung Quốc vẫn quyết tâm biến Biển Đông
thành ao nhà của họ, Vuving cho rằng cần phải hình thành một liên minh vững
chắc giữa Việt
|
Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét