Giật mình với lắm kiểu viết tắt của
giới trẻ
Cập nhật lúc 08:22
TTO - Bà Trần Kim Huệ (Q.11, TP.HCM) chia sẻ: “Mình thật sự
tá hỏa khi vào Facebook của con, chẳng hiểu nó viết cái gì, sau mới biết nó…
nói bậy”.
Không chỉ bà Huệ, rất
nhiều bà mẹ khác nói rằng xuất hiện nhan nhản trên Internet ngôn ngữ tắt
của nhiều bạn trẻ khiến họ phải đỏ mặt, giật mình.
Nửa Tây nửa ta
Hàng loạt trang cộng
đồng, diễn đàn liên tục cập nhật các bài đăng tổng hợp về những từ viết tắt
mà bạn trẻ thường sử dụng để những thành viên mới… kịp thời nhận biết và hiểu
nghĩa.
Đa số từ viết
tắt xuất hiện dưới hình thức là chuỗi những ký tự đầu trong cụm từ muốn
viết như: KLQ (không liên quan), QTQĐ (quá trời quá đất)…
Một kiểu khác lại
xuất hiện dưới hình thức là viết tắt của từ tiếng Anh như: LOL (Laugh out
loud - cười to), BTW (By the way - nhân tiện)…
Có những kiểu viết
tắt bắt nguồn từ một từ với cấu trúc nửa Tây nửa ta như: OMC (Oh my chuối -
phiên bản tự chế của Oh my God).
Song, nhiều từ viết
tắt như câu chửi lại được dùng vô tội vạ, ngay cả từ những status nghiêm
túc trên Facbook, đặc biệt trong các comment, như "Đậu xanh rau má"
(nói lóng một tiếng chửi thề), CLGT: Cần lời giải thích (cũng có nghĩa là:
Cái l... gì thế?), Oh Shit (tiếng Anh có nghĩa là chất thải, phân,
bạn trẻ dùng thay tiếng chửi), CMNR: Con mẹ nó rồi…
Chữ viết tắt kiểu
teen không những xuất hiện tràn lan trên Internet mà còn đang “mon men” bước
vào môi trường học đường và có mặt ngay trong những bài làm văn của học sinh,
thậm chí là học sinh ở những vùng sâu, vùng xa.
Cô Trương Kim Nguyệt
Linh (giáo viên ngữ văn Trường THPT Lấp Vò 3, Đồng Tháp) chia sẻ: “Thỉnh
thoảng khi chấm bài, tôi vẫn gặp những trường hợp viết tắt rất khó hiểu. Sau
này tham gia Facebook thì tôi mới biết đó là do các em bị ảnh hưởng bởi thói
quen sử dụng chữ viết tắt trên mạng xã hội”.
Vì sao lại thế?
Lê Ngọc Nga (ĐH Luật
TP.HCM) nói: “Có lần lên Facebook mình nhìn thấy một người bạn, bình thường ở
ngoài thì bạn ấy là cán bộ lớp, rất lịch sự nhưng không hiểu sao khi lên
Facebook lại viết như vậy. Thật là mất hình ảnh!”.
Ngô Tuấn Anh (ĐH Bách
khoa - ĐHQG TP.HCM) cho biết: “Trong lúc nhắn tin hay bình luận trên mạng xã
hội phải dùng từ viết tắt thì mới gõ nhanh được, chứ viết như bình thường sẽ
rất lâu và khi nhấn gửi thì người khác đã chuyển sang nói về một chủ
đề khác nên nội dung mình gõ trở nên lạc lõng, không ai quan tâm”.
Còn N.M.T. (ĐH Nông
lâm TP.HCM) giải thích: “Viết tắt nhanh và tiện. Mấy từ nào nhạy cảm, thô tục
thì tụi mình viết tắt còn đỡ hơn là nói huỵch toẹt ra”.
Riêng Trần Anh Toàn
(ĐH Kinh tế TP.HCM) thì nói: “Muốn gõ nhanh nên mình dùng những từ viết tắt.
Mình thấy bây giờ mấy từ đó phổ biến rồi, ai cũng biết hết mà!”.
Bạn Kiều Vũ Hương
Giang (nữ sinh cấp III ở Gò Vấp) lý giải: “Thật ra tụi
mình tạo “cõi riêng”, ngoài đời cũng như trên mạng, nơi đó chỉ có bạn bè hiểu
nhau, nói ra hay nói tắt đều hiểu. Tốt nhất, người lớn không hiểu cũng được”.
Theo ThS tâm lý
Đào Lê Hòa An (Hội Tâm lý học xã hội Việt
“Hãy thừa nhận trẻ
trước rồi mới điều chỉnh sau”, ThS An nói.
“Phụ huynh đừng quá
theo sát con mình, hãy quan tâm và chia sẻ để các con có không gian tự do và
thoải mái nói lên suy nghĩ của mình. Đừng quá gay gắt mà từ từ định hướng”,
ThS An chia sẻ.
Cũng theo
ThS An, do hình thức giao tiếp trên mạng xã hội hay trong các ứng dụng
nhắn tin, chat mang tính đối thoại trực tiếp, mang đặc trưng ngôn ngữ nói
nhiều hơn viết nên các bạn trẻ có thể thoải mái trong cách sử dụng ngôn từ.
Điều đó cũng thể hiện
sự sáng tạo, tiếp cận cái mới và nhất là yêu cầu truyền đạt nhanh của các bạn
trẻ trong thời đại ngày nay.
Tuy vậy, ThS An
cho rằng nếu không biết hạn chế sẽ dễ hình thành thói quen không tốt. “Gieo
suy nghĩ, gặt hành động, vì vậy cần hạn chế sử dụng ngôn ngữ viết tắt,
kiểu thô tục để tránh ảnh hưởng về lâu dài tới nhận thức và hành động” -
ThS An chia sẻ.
(Theo Tuổi trẻ) MẠNH KHANG
|
Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét