Doanh nghiệp taxi chưa giảm giá cước chỉ vì thủ tục rườm
rà?!
Cập
nhật lúc 10:47
(GDVN)
- Lãnh đạo một doanh nghiệp taxi Việt lý giải chuyện chưa giảm giá cước bất
chấp giá xăng đã giảm ở mức kỷ lục.
Là một trong số các doanh nghiệp taxi chưa
giảm giá cước sau nhiều đợt xăng giảm giá, ông Phạm Hồng Chấn – Phó Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dương đã lên tiếng giải thích về
việc này.
- Giá xăng dầu trong nước đã
giảm liên tiếp 11 lần trong năm. Có thể nói hiện tại giá xăng đã giảm ở mức
kỷ lục. Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều hãng taxi vẫn chưa có sự thay đổi
nhiều về giá cước trong đó có hãng taxi Dầu khí. Vì sao Công ty Cổ phần Vận
tải Dầu khí Đông Dương đến thời điểm này vẫn chưa giảm giá cước?
Mỗi hãng taxi đều có chính sách của họ. Tôi nghĩ rằng, ý
kiến đó và thậm chí cả chỉ thị của Bộ Giao thông vận tải về việc yêu cầu giảm
giá cước là hợp lý, nhưng cũng phải nói thêm trong suốt thời gian khi giá
xăng dầu liên tục tăng chúng tôi cũng không hề tăng giá cước. So sánh với mặt
bằng chung hiện nay giá cước của hãng taxi Dầu khí cũng không cao hơn.
Về mặt quyền lợi, các hãng taxi không ai muốn giảm giá cước
bởi vì mỗi lần giảm giá cước là đồng nghĩa với việc mất tiền, nhưng theo xu
hướng chung thì giảm giá là việc cần thiết. Cái quan trọng nhất là các cơ
quan quản lý hành chính nhà nước cần giảm bớt các thủ tục hành chính để mỗi
lần giảm giá cước taxi sẽ dễ dàng, nhanh gọn hơn.
Mỗi khi điều chỉnh giá cước, các hãng taxi sẽ phải dừng
hoạt động kinh doanh một vài ngày, mà chỉ cần một ngày dừng hoạt động thôi
thiệt hại đã là rất lớn. Các hãng taxi sẽ mất đi một lượng khách hàng thường
xuyên đáng kể, cũng như là mất đi thu nhập của doanh nghiệp, thu nhập của lái
xe.
- Ông nghĩ sao khi mà giá
xăng dầu biến động theo từng ngày hay từng giờ theo xu hướng của thế giới?
Mỗi lần giá xăng dầu thế giới tăng hay giảm, việc bắt nhịp
của chúng ta cũng chưa phải thật sự là nhanh nhất. Cho nên, việc điều chỉnh
giá xăng dầu trước nay của chúng ta chưa bao giờ là kịp thời. Điều này làm
cho các doanh nghiệp taxi án binh bất động, luôn nghe ngóng, né tránh các thủ
tục hành chính rườm rà mỗi khi phải thay đổi giá cước theo giá xăng dầu.
- Nói đến những thủ tục hành chính rườm rà và khi thay đổi bảng
giá cước cũng đòi hỏi doanh nghiệp taxi phải bỏ ra một khoản chi phí không hề
nhỏ. Vậy ông có đề xuất gì cho việc quản lý bảng giá cước taxi để các doanh
nghiệp taxi có thể thay đổi linh động hơn về giá cước với những biến động của
thị trường?
Mới đây, tại một cuộc họp, với sự tham gia của lãnh đạo đại
diện Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố và Hiệp
hội taxi Hà Nội, chúng tôi đã có nhiều ý kiến, yêu cầu giảm bớt các thủ tục
hành chính làm mất thời gian, gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh dịch vụ taxi.
Sở Giao thông vận tải cũng cần lắng nghe ý kiến của các
doanh nghiệp taxi và cũng nên có những chỉ đạo, chính sách sao cho phù hợp để
đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Hơn nữa,
làm như vậy cũng sẽ góp phần đảm bảo được thu nhập cho các doanh nghiệp taxi
cũng như thu nhập của lái xe. Làm sao để dịch vụ taxi có thể phục vụ người
dân một cách tốt nhất.
- Trong dịp tết dương lịch và
âm lịch sắp tới, mặt bằng giá cước của các hãng taxi nói chung cũng như taxi
Dầu khí nói riêng có sự biến đổi gì không thưa ông?
Đây là chính sách của từng doanh nghiệp taxi Việt.
Đã có những doanh nghiệp giảm giá cước, bên cạnh đó cũng có những
doanh nghiệp chưa giảm giá cước hoặc doanh nghiệp đã đăng ký giảm giá cước
nhưng chưa thực hiện được. Với sự cạnh tranh bình đẳng, các hãng cũng sẽ đưa
giá cước về mức mặt sàn chung.
Trong quá trình đầu tư, có những hãng đầu tư xe mới, nhưng
cũng có những hãng đầu tư xe cũ nên khấu hao có sự khác nhau. Nếu không có sự
thống nhất thông qua Hiệp hội taxi, cũng như sự thống nhất của Sở Giao thông
vận tải sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
- Xin cảm ơn ông!
Ngày 25/11 vừa qua, theo công bố của Bộ Tài chính tại TP Hà
Nội, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi đã kê khai giảm giá cước với tỷ
lệ giảm giá trung bình từ 2-10%; kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định
đã kê khai giảm giá cước với tỷ lệ giảm giá trung bình từ 5,8-10% và vận tải
hàng hóa kê khai giảm giá 3,4-3,9% .
Còn tại TP HCM, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi
đã kê khai giảm giá cước từ 2,7-9%, vận tải hành khách tuyến cố định đã kê
khai giảm giá cước với tỷ lệ giảm giá 2-11,33%.
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi tại Đà Nẵng kê
khai giảm giá từ 3-32%, các tuyến vận tải cố định Đà Nẵng tới các tỉnh cũng
sẽ tính toán kê khai giảm (giá cước xe tuyến Đà Nẵng – Huế chắc chắn sẽ giảm
khoảng 8,3%), các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đã kê khai giảm từ 3,2-6,7%
so với giá liền kề.
(Theo Giáo dục
VN) PHONG
NGUYÊN
|
Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét