Bộ trưởng Đinh La Thăng:
Còn nhiều DNNN thì còn đau đầu
Cập nhật lúc 12:01
VOV.VN -Theo ông Thăng, khi CPH sẽ có sự
giám sát của các cổ đông và Nhà nước chỉ tập trung quản lý, tạo thể chế,
chính sách... cho các DN
Sáng nay (18/2), Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước
(DNNN) năm 2014-2015. Tại đây, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã có những chia
sẻ thẳng thắn để công cuộc tái cơ cấu, sắp xếp, CPH DNNN thực sự hiệu quả.
Bởi theo vị Tư lệnh ngành GTVT: “Khi thực hiện cổ phần hóa
(CPH) rồi thì quản lý Nhà nước cũng đỡ đau đầu hơn. Còn nhiều DNNN thì còn
nhiều đau đầu vì không biết ở dưới các DN làm ăn thế nào.”.
Phải tìm được nhà đầu tư
chiến lược
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong điều kiện thị trường khó
khăn, để để CPH thành công thì phải tìm được nhà đầu tư chiến lược, thỏa
thuận bán cổ phần cho họ trước khi thực hiện IPO. Đây là mấu chốt rất quan
trọng.
Kinh nghiệm từ Bộ GTVT được ông Thăng đưa ra cho thấy, trong 11
TCT mà Bộ này cổ phần hóa, trong đó có Vietnam Airlines, thì chỉ có 2 TCT
chưa chọn được nhà đầu tư chiến lược là TCT ô tô và TCT xây dựng công trình
giao thông 6, còn lại tất cả các TCT đều có nhà đầu tư chiến lược, thậm chí
là có những DN có nhiều nhà đầu tư chiến lược phải lựa chọn.
“Khi chọn được cổ đông chiến lược thì đã quyết định được 99% CPH
thành công” – Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Một vấn đề nữa, theo ông Thăng, những DNNN mà NN không cần giữ cổ
phần chi phối thì dứt khoát không giữ chi phối. Vì nếu giữ chi phối sẽ không
hấp dẫn. Quan điểm của ông Thăng cho rằng, CPH vẫn giữ chi phối chỉ là thực
hiện sắp xếp, CPH đổi mới nửa vời, vì nó vẫn là DNNN, Nhà nước vẫn chi phối.
Theo quan sát của Bộ trưởng Đinh La Thăng, những DN vẫn muốn NN
chi phối là vì những ông Chủ tịch, TGĐ sợ sẽ mất chức. Vì nếu NN không chi
phối, khi Đại hội cổ đông thì cổ đông sẽ quyết định, phụ thuộc vào năng lực
của nhà lãnh đạo.
“Doanh nghiệp nào làm tốt thì sẵn sàng thực hiện CPH, rất mong
muốn Nhà nước không giữ chi phối và đồng ý giữ dưới 36%. Những doanh nghiệp
nào có vẻ bấp bênh, không chắc chắn là cứ đề nghị trên 51%. Cho nên việc các
DNNN không cần giữ chi phối, nhất là những DN xây lắp, trong đó có các DN của
Bộ GTVT không nhất thiết, thậm chí có thể là 0%. Tiền ấy thu về để tiếp tục
đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, tạo tiếp ra thị trường cho các DN xây
lắp, DN giao thông có việc làm thì càng tốt” – ông Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Một trong những lý do khiến công tác CPH DNNN của Bộ GTVT được
thúc đẩy nhanh hơn là do Ban cán sự Đảng Bộ GTVT đã chỉ đạo quyết liệt, ban
hành Nghị quyết về TCC, CPH DNNN, trong đó tập trung chỉ đạo quyết liệt, xác
định rõ trách nhiệm cá nhân. Bộ phân công từng Thứ trưởng phụ trách một số DN
thực hiện TCC, CPH. Nếu không hoàn thành thì đồng chí Thứ trưởng đó phải chịu
trách nhiệm. Các DN không thực hiện TCC, CPH theo đúng mục tiêu đề ra thì sẽ
bị cách chức.
“Thực tế, tại TCT xây dựng công trình giao thông 8 chúng tôi đã
cách chức cả Chủ tịch, TGĐ. Cách chức không phải do năng lực kém mà do không
hoàn thành mục tiêu CPH, chuyển sang làm việc khác” – ông Thăng cho biết.
Lãnh đạo Bộ GTVT xác định, cổ phần hóa là con đường tất yếu và
duy nhất để đổi mới quản trị DN và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
DN. Khi thực hiện CPH rồi thì quản lý Nhà nước cũng đỡ đau đầu hơn. Còn nhiều
DNNN thì còn nhiều đau đầu vì không biết ở dưới các DN làm ăn thế nào, xảy ra
chỗ nào là nguy hiểm chỗ đó. “Cho nên, khi có sự giám sát của các cổ đông và
NN không giữ cổ phần chi phối thì sự tập trung quản lý, tạo thể chế, chính
sách, tạo thị trường cho các DN thì tốt hơn”, vị Tư lệnh ngành GTVT nêu quan
điểm.
Sẽ CPH các bệnh viện của
ngành giao thông
Tại hội nghị này, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết kế hoạch sắp
xếp DNNN năm 2014-15 của Bộ GTVT. Theo đó, toàn bộ các TCT, DNNN còn lại sẽ
thực hiện CPH 100%, trừ 3 TCT công ích là đảm bảo an toàn hàng không và 2 TCT
đảm bảo an toàn hàng hải,. Dưới các TCT này, các cty hoa tiêu và một số tct
có thể CPH được thì cho CPH.
Trong quý 1 này sẽ hoàn thành CPH 10 TCT, riêng Vietnam Airlines
sẽ hoàn thành trong quý 2. CPH tiếp 25 DN, các đơn vị sự nghiệp, bao gồm 3 DN
thuộc bộ, trong đó có CPH công ty mẹ và Tổng công ty cảng hàng không Việt
CPH các DN hoa tiêu hàng hải, thực hiện tách quản lý vận tải
đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt thành lập một TCT quản lý hạ tầng
riêng do Nhà nước nắm giữ cổ phần 100% và cổ phần hóa 100% DN đường sắt.
“Việc này sẽ thu hút được các thành phần kinh tế khác vào kinh
doanh, thuê hạ tầng đường sắt. Để như hiện nay thì chỉ có 1 DN vận tải đường
sắt trên cơ sở hạ tầng đường sắt, dẫn đến lẫn lộn giữa quản lý nhà nước và
quản lý kinh doanh vận tải. Việc này, cũng giống như trước đây, TCT hàng
không cũng chỉ có 1 TCT cả bay, cảng, đảm bảo an toàn, quản lý nhà nước. Khi
tách bạch ra thì hoạt động rất mạnh. Đặc biệt với kinh doanh vận tải hàng
không, khi có các DN tư nhân vào như Jestar Pacific, Vietjetair… thì bản thân
TCT hàng không Việt Nam phải có sự thay đổi để có thể cạnh tranh và theo thị
trường. “Hiện có một số nhà đầu tư quan tâm và TCT hàng không đang lựa chọn
trên cơ sở có tiềm năng về tài chính và có khả năng về thị trường, công nghệ
quản lý để TCT hàng không phát triển” – Bộ trưởng nói.
Trong năm 2014-2015, Bộ GTVT tiếp tục đẩy mạnh CPH 9 DN cảng biển
còn lại. Năm 2013, Bộ đã CPH thành công cảng Quy Nhơn. Trong năm nay, tiếp tục
CPH các cảng biển còn lại.
Thực hiện thí điểm CPH một cảng hàng không thuộc TCT cảng hàng
không Việt
“Nhiều người có ý kiến là CPH hai đơn vị này là khó, nhưng tôi
nghĩ CPH hai cty này không khó, vấn đề là tổ chức như thế nào, bán với giá
nào đảm bảo hợp lý, hiệu quả…”- Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng cũng đề nghị Thủ tướng cho phép CPH Tổng công ty Cảng
hàng không VN để đổi mới cơ chế quản lý DN. Nếu cần thì dùng vốn đó vào kinh
doanh. Đặc biệt, khi cổ phần hóa DN cảng hàng không này thì sẽ dùng vốn đó
làm đối ứng để đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn đầu là 7
tỷ USD. Quy hoạch đến 2020, công suất cảng Tân Sơn Nhất là 20 triệu mà đến
năm vừa rồi đã đạt 21 triệu. “Nhu cầu đầu tư cảng quốc tế Long Thành rất cần
thiết và gấp rút. Vấn đề là tiền ở đâu và nếu trình QH thông qua chủ trương
này chắc chắn sẽ hỏi tiền đâu để đầu tư, có làm tăng nợ công không…. Cho nên
CPH TCT cảng hàng không, CPH một công ty con để lấy tiền làm đối ứng đầu tư
cảng Long Thành là cần thiết” – Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng đề nghị cho phép CPH các bệnh viện thuộc Bộ GTVT
(hiện có 10 BV). Theo quan niệm của Bộ trưởng Thăng, y đức phụ thuộc sở hữu.
“Hiện nay, xã hội hóa trong bệnh viện rất nửa vời, góp tiền mua
máy nọ máy kia, vừa không công khai, không minh bạch, nghi ngờ lẫn nhau, ăn
chia không biết có đều không, rồi sinh ra kiện cáo. Cứ cổ phần hóa 100% thì
chắc chắn sẽ công khai, minh bạch và chắc chắn người được lợi là nhân dân,
người bệnh” – Bộ trưởng Thăng khẳng định.
Đề công tác CPH DNNN hiệu quả hơn, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng
đề nghị Chính phủ sớm bổ sung, sửa đổi Luật phá sản cho phù hợp thực tiễn.
Nhiều DN không cổ phần hóa được, không làm việc khác được, thì chỉ phá sản
thôi… Bộ trưởng cho rằng, điều kiện để DN phá sản hiện nay rất khó khăn, DN
không thể làm được.
Cùng với đó, Bộ trưởng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành
liên quan nghiên cứu sửa đổi bổ sung các các qui định để tiếp tục tạo thuận
lợi cho việc sắp xếp, CPH DN. Ví dụ, qui định về mức chi phí phục vụ công tác
CPH, mua bán giao dịch DN… cần cụ thể hơn và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hơn.
Từng Bộ rà soát lại các văn bản qui định pháp luật. Lâu nay, thủ tướng Chính
phủ đã cho phép bằng các văn bản cá biệt thì bây giờ cần khái quát lại thành
các thể chế chính sách, tiếp tục thúc đẩy công tác TCC sắp xếp DN, CPH.
“Nếu Thủ tướng, Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành và đặc biệt là
lãnh đạo các DN quyết tâm thì chắc chắn công cuộc TCC, sắp xếp DN, CPH chắc
chắn thành công” – ông Đinh La Thăng bày tỏ sự tin tưởng, quyết tâm./.
Vũ Hạnh/VOV
online
|
Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét