10:10
“Mệt
mỏi” vì giá xăng
Theo Bộ Tài
chính, việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng gián tiếp đến giá cả các hàng hóa,
dịch vụ khác thường gấp 3 lần tác động trực tiếp lên cước vận tải, chi phí đi
lại… Với mức tăng khoảng 15% của giá xăng dầu trong 4 lần gần đây, tác động
đến lạm phát chắc chắn sẽ rất lớn.
Không theo được xăng...
Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội tỏ ra khá
bức xúc khi đề cập đến chuyện tăng giá xăng dầu liên tiếp trong thời gian gần
đây. Trong chưa đầy một tháng rưỡi, tính từ 20/7 đến 28/8, giá mặt hàng có
ảnh hưởng rất lớn đến chi phí cước vận tải đường bộ này đã liên tiếp tăng đến
4 lần với chênh lệch tổng cộng là trên 3 nghìn đồng, tương đương tăng khoảng
15%. “Nhiều hãng taxi đã cố gắng kìm giá sau mấy lần xăng dầu tăng giá trong
tháng trước. Nhưng cứ tăng liên tiếp thế này thì họ buộc phải tăng giá cước
chứ không thì sẽ lỗ sâu quá”, ông Liên cho biết.
Theo tính toán của cơ quan thống kê, chi phí xăng dầu chiếm tỷ
trọng khoảng 20% trong giá thành vận tải đường bộ. Cho nên, việc tăng giá
liên tiếp như vừa qua đã làm tăng chi phí đầu vào lĩnh vực dịch vụ này khoảng
3%, tác động không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu các hãng taxi
không tăng giá cước, lái xe sẽ là người chịu thiệt thòi vì cơ chế hiện nay là
khoán trắng cả doanh thu và chi phí. Đã có trường hợp tài xế đình công vì
nguyên nhân này và chủ doanh nghiệp phải bù chi phí xăng dầu cho lái xe mỗi tháng
200 nghìn đồng. Hay nghiêm trọng hơn, không cho tăng giá thì dễ nảy sinh tiêu
cực như hiện tượng lái xe taxi “kích” đồng hồ đã từng bị phát giác.
Giá xăng dầu tăng thì cước vận tải không thể “án binh bất động”.
Nhưng, cái khó của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi nằm ở chỗ, mỗi lần
điều chỉnh giá cước là một lần tốn kém. Chỉ tính chi phí để thay đổi biểu phí
cước trên xe, bao gồm cả việc kiểm định lại đồng hồ, thay đổi toàn bộ hệ
thống công bố giá... phải mất 5-7 trăm nghìn đồng cho một chiếc xe. Đó là
chưa kể chi phí thời gian làm ảnh hưởng đến doanh thu khoán cho lái xe. “Theo
giá xăng dầu thì mệt lắm”, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nói. “Tình hình
vừa qua đối với doanh nghiệp vận tải taxi là rất khó khăn, phải tăng giá
nhưng cạnh tranh nhau nên nhiều doanh nghiệp vẫn cố gắng kìm giá chưa tăng.
Tuy nhiên, điều này sẽ tác động đến túi tiền của lái xe trong thời gian tới. Cho
nên, chủ doanh nghiệp và lái xe đều mệt mỏi”, ông bức xúc.
…Và vòng xoáy tăng giá
Đến mức không thể chịu đựng được với chi phí đầu vào tăng quá
cao, không ít doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi cũng buộc phải điều chỉnh
giá cước. “Nếu cứ cạnh tranh mà không tăng giá thì doanh nghiệp đóng cửa”,
ông Liên cho hay. Nhưng, tăng thì không thể cứ 10 ngày một lần. “Nên với các
doanh nghiệp ở những đợt tăng giá xăng dầu lần trước còn chưa tăng cước vận
tải thì lần này sẽ tăng giá. Riêng với cước vận tải taxi thì tăng khoảng 7%”.
Mức tăng giá như kể trên của dịch vụ taxi xem ra là khá lớn nếu
xét ở chi phí đầu vào vận tải đường bộ chỉ tăng khoảng 3% do chênh lệch giá
xăng dầu. Với doanh nghiệp, sẽ chẳng có lợi lộc gì vì mức chênh lệch giữa tốc
độ tăng chi phí đầu vào và giá dịch vụ đầu ra là khoảng dự trù cho các lần
tăng giá tới của xăng dầu, và nhằm tiết giảm chi phí điều chỉnh hệ thống công
bố giá mới. Nhưng với toàn xã hội, ảnh hưởng lớn hơn nhiều từ hệ lụy liên đới
đến giá cả các mặt hàng khác, cả từ ảnh hưởng trực tiếp lẫn ảnh hưởng tâm lý.
Theo Bộ Tài chính, việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng gián tiếp đến
giá cả các hàng hóa, dịch vụ khác thường gấp 3 lần tác động trực tiếp lên
cước vận tải, chi phí đi lại… Với mức tăng khoảng 15% của giá xăng dầu trong
4 lần gần đây, tác động đến lạm phát chắc chắn sẽ rất lớn. Nếu tính từ đầu
năm đến nay, mức đóng góp vào tăng chỉ số giá tiêu dùng của hai nhóm hàng
hóa, dịch vụ liên quan đến xăng dầu là giao thông và nhà ở, vật liệu xây dựng
là lớn nhất.
Đơn cử, chỉ số giá nhóm giao thông trong tháng 8 đã tăng 1,07% so
với tháng 7. Tuy nhiên, mức tăng này chưa thể hiện hết xu hướng tác động của
giá xăng dầu, do nhiều dịch vụ vận tải sẽ tiếp tục được điều chỉnh giá cước trong
thời gian tới. Chưa kể đến không ít mặt hàng quan trọng trong rổ hàng hóa
tiêu dùng của người dân có độ nhạy rất lớn với việc tăng giá xăng dầu.
Trong khi đó, nhiều dự báo cho rằng vẫn còn khả năng giá xăng dầu
sẽ lại được điều chỉnh tăng trong thời gian tới. Một lộ trình tác động với
nhiều vòng ảnh hưởng sẽ lại tiếp nối, đi từ tăng giá dịch vụ vận tải đến giá
bán các sản phẩm, dịch vụ khác. Đó là vòng xoáy tăng giá cố hữu lâu nay và sẽ
không bao giờ chấm dứt, với quy định hiện hành là cứ khoảng 10 ngày sẽ “có
biến” một lần.
(Theo Thời báo Ngân hàng) Anh Quân
Bộ Tài chính và Bộ Công Thương xưa nay hình như mới chỉ tính
tới cái được về thu ngân sách thông qua thuế và bảo đảm lãi cho Doanh nghiệp
xăng dầu. Đối với các Doanh nghiệp khác và người dân, họ chỉ gắng điều chỉnh
sao cho không dẫn đến quá bức xúc, để mọi người chấp nhận được. Cái lớn nhất
là thiệt hại cho cả nền kinh tế, ảnh hưởng lớn tới an sinh xã hội và niềm tin
của người dân có vẻ ít được quan tâm. Vô hình chung ta đang đánh đổi cái lớn
lao cho quyền lợi một số rất ít. Từ cách hành xử như vậy, người dân có quyền
nghi ngờ về sự công bằng, minh bạch về chính sách do các cơ quan chức năng
trên tham mưu cho Nhà nước khi ban hành.
Thương Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét